Những giải pháp cụ thể tại chi nhánh NHNo & PTNT

Một phần của tài liệu kth[2009] 4053598 nguyen thi vinh an (www.kinhtehoc.net) (Trang 83 - 87)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

5.2. Những giải pháp cụ thể nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả

5.2.1. Những giải pháp cụ thể tại chi nhánh NHNo & PTNT

5.2.1.1. Cạnh tranh với các ngân hàng đối thủ

Sắp tới đây khi Vĩnh Long chuyển thành thành phố loại 3 các ngân hàng đối thủ sẽ càng tập trung đầu tư hơn nữa. Thế nên để tồn tại bền vững và tăng trưởng ổn định, phía chi nhánh ngân hàng Long Hồ cần có chính sách cạnh tranh phù hợp.

Từng cán bộ tín dụng phải linh hoạt, nhạy bén và nắm bắt địa bàn phụ trách để kịp thời đưa ra giải pháp hữu hiệu đầu tư cho từng đối tượng vay, tiếp cận nhiều thành phần kinh tế để có cơ hội đầu tư, hạn chế việc xâm nhập của các ngân hàng thương mại khác. Cần đơn giản, cụ thể hóa các thủ tục và quy trình cho vay sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác.

Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại chi nhánh NHNo & PTNT Long Hồ

Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng tín dụng cũng như đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và phong phú của người dân, chi nhánh NHNo & PTNT Long Hồ cần phải da dạng hóa sản phẩm. Điều này giúp ngân hàng phân tán và giảm bớt rủi ro. Hoạt động tín dụng là lĩnh vực chứa đựng nhiều rủi ro, bất trắc nhất là cho vay để sản xuất nơng nghiệp thì càng chịu rủi ro do khách quan thiên nhiên. Hơn nữa thị xã Vĩnh Long hiện nay đang từng bước hoàn thiện bộ mặt để trở thành thành phố loại 3 thì nhu cầu vốn đâu chỉ bó hẹp ở lĩnh vực nơng nghiệp. Thành phần kinh tế phi nông nghiệp mà đặc biệt là thương mại, dịch vụ sẽ phát triển rất nhanh, nếu ngân hàng khơng bắt kịp nhịp độ phát triển này thì sẽ bỏ qua một thị trường đầy tiềm năng.

5.2.1.2 Tăng tỷ lệ đầu tư vốn trung hạn và dài hạn

Hiện nay trong cơ cấu cho vay hộ sản xuất thì cho vay trung hạn chỉ chiếm khoảng 3,88% tổng doanh số cho vay. Ngân hàng chưa đầu tư cho vay dài hạn trong lĩnh vực này. Vì thế trong tương lai ngân hàng nên đầu tư nhiều hơn vào cho vay trung và dài hạn để đáp ứng tốt hơn nhu cầu vốn của người dân.

5.2.1.3 Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên

Đội ngũ nhân viên quyết định chất lượng dịch vụ của ngân hàng. Đây là đội ngũ thường xuyên tiếp xúc với khách hàng, là bộ mặt của ngân hàng nên cần có kiến thức tổng quát về ngân hàng để có thể giải thích, tư vấn cho khách hàng những thủ tục, hình thức thanh tốn sao cho có lợi nhất. Vì thế, chi nhánh NHNo & PTNT Long Hồ cần tiến hành các biện pháp nhằm nâng cao kiến thức nghiệp vụ, trình độ tin học, ngoại ngữ và cách giao tiếp với khách hàng. Ngân hàng có thể tự mở lớp đào tạo hoặc khuyến khích, tạo điều kiện hỗ trợ chi phí học tập và có những hình thức khen thưởng đối với những cán bộ có kết quả học tập tốt.

Chủ tịch Hồ Chí Minh có câu nói: “Có tài mà khơng có đức là người vô dụng”. Trong khi các cán bộ ngân hàng thường xuyên tiếp xúc với “Tiền” dễ đưa đến vi phạm đạo đức. Do đó cần có đội ngũ nhân viên có đạo đức nghề nghiệp. Nên bên cạnh việc nâng cao kiến thức, nghiệp vụ cho các nhân viên ngân hàng cần mở lớp giảng dạy về đạo đức, nêu những tấm gương đạo đức tốt để mọi người noi theo và có hình thức khen thưởng để khuyến khích, đối với những cán bộ vi phạm đạo đức cần xử phạt thích đáng.

Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nơng nghiệp tại chi nhánh NHNo & PTNT Long Hồ

Tóm lại: đội ngũ nhân viên phải vừa có trình độ chun mơn, đạo đức chuẩn mực, hiểu biết tâm lý khách hàng, có thái độ lịch sự, nhã nhặn, có kiến thức về văn hóa, kinh tế, pháp luật,..nói chung để khách hàng tin tưởng vào ngân hàng, giúp uy tín ngân hàng ngày càng nâng cao.

5.2.1.4. Giảm tỷ lệ nợ quá hạn, xử lý thu hồi nợ

- Đa số những hộ nơng dân đều có trình độ thấp nên họ ít khi đọc những gì

ghi trong hợp đồng tín dụng. Vì vậy khi cán bộ tín dụng nói thời hạn trả nợ th ì họ cứ nghĩ là đến thời hạn trả nợ thì mới trả nợ được. Vì lúc họ làm xong một vụ mùa thì chưa tới thời hạn trả, họ sẽ sử dụng số tiền v ào việc khác nên khi đến hạn trả nợ thì họ lại hết tiền không trả được nợ cho Ngân hàng. Việc hiểu sai quy định này ảnh hưởng rất lớn đến công tác thu nợ của Ngân hàng. Do đó cán bộ tín dụng cần phổ biến cho họ hiểu cặn kẽ về thời hạn trả nợ để họ trả nợ đúng hạn v à giải thích sau khi khách trả hết nợ hồn tồn thì làm hồ sơ vay lại khơng phải mất uy tín với Ngân hàng.

- Để hạn chế nợ quá hạn thì cán bộ tín dụng phải theo dõi vốn vay của nơng dân có đúng mục đích như đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng vì nơng dân ít khi vay tiền về mà họ sử dụng hết vào sản xuất, họ sẽ trích một phần vào tiêu dùng vì vậy cán bộ tín dụng cần chia nhiều lần nhận nợ để đảm bảo vốn vay sử dụng đúng mục đích.

- Phân loại nợ quá hạn theo nguyên nhân, cần nghiêm túc làm rõ nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan dẫn đến nợ quá hạn để có hướng xử lý thích hợp cho từng món. Trong thu hồi nợ quá hạn cán bộ tin dụng phải biết khuyến khích, động viên khách hàng tìm nguồnthu khác để trả nợ.

- Cán bộ tín dụng cần phải bám sát địa bàn để biết được những hộ có khả

năng trả nợ mà cố tình dây dưa khơng trả nợ, thì Ngân hàng nên khởi kiện khách hàng này. Đồng thời phân tích cho họ hiểu là khi đưa ra khởi kiện thì họ tốn rất nhiều chi phí và thiệt hại sẽ về họ. Có như vậy cơng tác thu nợ của Ngân hàng sẽ được thuận lợi hơn.

5.2.1.5. Chú trọng cơng tác chăm sóc khách hàng

- Ngày nay với sự ra đời của nhiều ngân hàng thì sự cạnh tranh là điều tất yếu, nhu cầu của “thượng đế” ngày càng cao đòi hỏi các ngân hàng càng phải hồn thiện hơn. Vì thế chăm sóc khách hàng phải được NHNo & PTNT Huyện

Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nơng nghiệp tại chi nhánh NHNo & PTNT Long Hồ

Long Hồ đặt lên hàng đầu nhằm giữ chân và thu hút khách hàng. Chăm sóc khách hàng tốt phải thể hiện được 3 yếu tố: Sản phẩm tốt, phong cách phục vụ chuyên nghiệp, khả năng tư vấn tốt.

- Về sản phẩm: phải khơng ngừng tìm cách để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng bằng cách đa dạng hóa sản phẩm tiện ích để khách hàng lựa chọn. Sản phẩm tốt phải luôn được thay đổi để phù hợp với khả năng và nhu cầu của khách hàng. Đó là một trong những yếu tố giúp cho Ngân hàng giữ gìn và phát huy tối đa mối quan hệ với hệ khách hàng cá nhân sẵn có vốn rất trung thành với Ngân hàng, đồng thời phát triển hệ khách hàng mới.

- Về phong cách phục vụ: phong cách phục vụ trước hết là con người, là cầu nối để chuyển sản phẩm ngân hàng đến với khách hàng. Phong cách phục vụ được thể hiện từ những biểu hiện nhỏ như: một lời chào trân trọng, một lời cảm ơn hay xin lỗi chân thành, một thái độ làm việc tích cực,…tất cả những yếu tố đó tạo nên phong cách làm việc chuyên nghiệp, để lại cho khách hàng nhiều ấn tượng đẹp về Ngân hàng.

- Khả năng tư vấn khách hàng (một bước nâng cao của phong cách phục vụ chuyên nghiệp). Tư vấn để hướng khách hàng sử dụng các sản phẩm ngân hàng phù hợp, tư vấn để đạt được lợi ích hài hịa giữa khách hàng và ngân hàng, tư vấn nhằm tăng lợi ích cho khách hàng và hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Để làm được điều này, bản thân mỗi nhân viên ngân hàng phải có một trình độ kiến thức nhất định, biết tất cả các sản phẩm ngân hàng và thông thạo nghiệp vụ trong lĩnh vực được phân cơng. Bên cạnh đó nhân viên ngân hàng phải nắm bắt được nhu cầu của khách hàng. Họ là ai? Họ cần gì? Khả năng của họ như thế nào? Khả năng phục vụ của Ngân hàng đến đâu? Từ đó sẽ đưa ra được các giải pháp tốt nhất đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

5.2.1.6 Các biện pháp khác

Để việc đầu tư tín dụng đạt hiệu quả kinh tế- xã hội, chi nhánh NHNo & PTNT Long Hồ cần liên kết chặt chẽ với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn để hợp tác giúp đỡ lẫn nhau. Các ngân hàng nên phối hợp cung cấp thơng tin về khách hàng để phịng tránh rủi ro nợ quá hạn xảy ra.

Ngân hàng cần phải củng cố và tăng cường mới quan hệ tốt đẹp đã có với các cấp chính quyền, quan trọng là hệ thống chính quyền cơ sở như: trưởng ấp,

Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nơng nghiệp tại chi nhánh NHNo & PTNT Long Hồ

công an ấp bên cạnh các tổ trưởng liên doanh bởi vì chính những người này là nguồn cung cấp thông tin chính về khách hàng. Thực tế trong thời gian qua, những người này rất năng nổ nhiệt tình giúp cán bộ tín dụng trong khâu kiểm tra, thẩm định. Cán bộ tín dụng rất khó khăn hồn thành hết cơng việc và trở nên quá tải nếu như khơng có sự hậu thuẫn của lực lượng này.

Chi nhánh nên kết hợp với Phịng nơng nghiệp hướng dẫn nông dân các kiến thức về chăm sóc cây trồng, vật ni; áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và khâu xử lý sau khi thu hoạch nhằm tăng năng suất, giảm thất thoát, tăng chất lượng nơng phẩm giúp nơng hộ làm ăn có hiệu quả để trả vốn vay ngân hàng và tăng thu nhập cho gia đình.

Ví dụ: thu hoạch lúa ngay mùa mưa bão, do phơi không được nên giảm chất lượng hạt lúa, nông dân đành bán với giá rẻ do đó thu nhập khơng cao, có khi lỗ vốn lấy gì trả nợ vay ngân hàng. Vì thế, ngân hàng cần kết hợp với Phịng nơng nghiệp của tỉnh trình diễn các loại máy sấy gia đình, tư vấn kỹ thuật sử dụng máy cho bà con và ngân hàng sẽ giúp vốn để họ mua máy sử dụng. Làm được như thế sẽ giảm thất thoát, tăng chất lượng hạt lúa nên tăng giá bán, giúp tăng thu nhập cho nông hộ và tăng khả năng trả nợ vay ngân hàng.

Một phần của tài liệu kth[2009] 4053598 nguyen thi vinh an (www.kinhtehoc.net) (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)