ỨNG DỤNG CỦA LECITHIN TRONG LĨNH VỰC MỸ PHẨM

Một phần của tài liệu LECITHIN và ỨNG DỤNG TRONG LĨNH vực THỰC PHẨM mỹ PHẨM (Trang 31 - 35)

Lợi ích của lecithin cũng đã được cơng nhận bởi ngành cơng nghiệp mỹ phẩm (Wittcoff, 1951). Lecithin có một lịch sử lâu đời khi được đưa vào các công thức mỹ phẩm thuộc một số loại sản phẩm. Trong số này có chất tẩy rửa, trang điểm dạng lỏng dưỡng ẩm, kem dưỡng da làm đẹp, son môi, chất tăng cường độ thẩm thấu qua da (Fazwi, 1988). Các chức năng của lecithin trong mỹ phẩm bao gồm cải thiện tính dễ sử dụng và độ mềm mại của son môi, bảo vệ tóc trong các chế phẩm uốn nhiệt, sản xuất máy tạo bọt trong kem cạo râu. Trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân, lecithin có chức năng như một chất làm mềm, chất nhũ hóa và chất tăng cường sự thâm nhập, chất ổn định nền, chất tạo đặc và chất bảo quản cho nhiều dòng sản phẩm làm đẹp khác nhau. Cùng với đó là những đặc tính hỗ trợ điều trị và dưỡng dành cho da khiến lecithin trở thành một thành phần mang lại nhiều giá trị cho ngành sản xuất mỹ phẩm.

Mặc dù được FDA dán nhãn là an toàn cho con người. Tuy nhiên, nếu xét một số trường hợp khác thì lecithin xâm nhập vào da sẽ có thể gây ung thư. Mặc dù giúp da dễ dàng hấp thụ các chất là một trong những ký do khiến nó trở thành thành phần ỹ phẩm tuyệt vời, nhưng nếu kết hợp sử dụng các thành phần độc hại với nó sẽ gây ra những hậu quar khơn lường khác. Vì vậy, khuyến nghị các bạn nên sử dụng lecithin ở nồng độ an toàn là 15%. Hydrogenated Lecithin là sản phẩm thu được từ hydro hóa lecithin. Lecithin và Hydrogenated Lecithin có chức năng như chất dưỡng da — các chất khác và như chất hoạt động bề mặt — chất tạo nhũ. Lecithin có thể hoạt động như một chất phân tán các sắc tố và như một chất chống oxy hóa (Wilkinson và Moore 1982). Dữ liệu công thức sản phẩm được đệ trình lên Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) vào năm 1997 báo cáo rằng Lecithin đã được sử dụng trong 674 công thức mỹ phẩm, hai trong số đó được chỉ định là Lecithin, Đậu nành (FDA 1997). Hydrogenated Lecithin được sử dụng trong 29 công thức mỹ phẩm [24]

4.1 Chất tăng cường thâm nhập:

Lecithin cũng được phân loại là chất tăng cường thâm nhập. Điều này có nghĩa là lecithin có khả năng thâm nhập sâu qua các lớp da, tăng cường sự thâm nhập cả các hoạt chất khác.

28

Trong dung dịch nước, phospholipid của lecithin có thể tạo thành liposome. Kể từ khi được phát hiện vào năm 1961 (Bangham và Home, 1964), liposome là những phân tử có dạng hình cầu, những phân tử này bao gồm một hoặc nhiều phospholipid bao bọc xung quanh lõi nước.Điểm đặc biệt của liposome là có kích thước siêu nhỏ để có thể xâm nhập vào da và tế bào. Một số báo cáo đã được công bố về việc sử dụng lecithin để hình thành liposome các hợp chất có nguồn gốc từ các nguồn tự nhiên khác nhau; tuy nhiên, sử dụng phospholipid tinh khiết được ưu tiên trong lĩnh vực mỹ phẩm.

Hình 16. Liposome

Mỹ phẩm đầu tiên được bán trên thị trường là CAPTURE®, một sản phẩm chống lão hóa của Dior, nơi nó được tuyên bố rằng việc sử dụng liposome cho phép điều chỉnh sự thâm nhập vào da, cũng như giải phóng dầu argan có kiểm sốt [7].

29

Ngồi ra cịn có một số sản phẩm sử dụng liposome như:

Hình 18. Các dịng sản phẩm sử dụng Liposome 4.2 Chất làm mềm:

Với chức năng là một chất làm mềm da thì lecithin bơi tại chỗ có khả năng làm mềm và làm dịu da. Lecithin có nồng độ axit béo cao đã tạo ra một rào cản trên da giúp da giữ ẩm hiệu quả khi ở ngồi mơi trường khơng khí và các điều kiện mơi trường khác. Nhờ vào đặc tính này mà nó trở thành một phần tuyệt vời của các loại kem phục hồi hoặc các sản phẩm được thiết kế cho da có dấu hiệu lão hóa, da khơ.

Hình 19. Ứng dụng của lecithin trong các loại kem dưỡng

Ngoài ra, lecithin thường được sử dụng trong các loại dầu dưỡng tóc và các sản phẩm chăm sóc tóc khác do có đặc tính làm mềm.

30

31

Một phần của tài liệu LECITHIN và ỨNG DỤNG TRONG LĨNH vực THỰC PHẨM mỹ PHẨM (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)