nói riêng. Chẳng hạn như Nhà nước vẫn chưa có những chính sách để quản lý chặt chẽ việc sử dụng thuốc trừ sâu. Cho tới nay, những loại thuốc trừ sâu bị cấm vẫn được sử dụng tràn lan trong nông dân. Nếu dư lượng thuốc trừ sâu trong sản phẩm chè cịn lớn sẽ khó có thể được chấp nhận ở các thị trường đòi hỏi cao như Châu Âu, Châu Mỹ, Nhật Bản và Đài Loan, đồng thời việc sử dụng thuốc trừ sâu khơng đúng quy định cịn gây ô nhiễm đất và môi trường sinh thái.
Bên cạnh đó, tình trạng tranh mua tranh bán và cạnh tranh không lành mạnh giữa các thành phần kinh tế sản xuất - kinh doanh chè trong nước đang diễn ra rất phổ biến, mặc dù có sự can thiệp của Hiệp hội chè Việt Nam đã giảm được phần nào, nhưng cũng đang là yếu tố gây khó khăn và thiệt hại cho ngành chè trên đường phát triển, tiến tới hội nhập thị trường khu vực và quốc tế.
Luật pháp và cơ chế điều hành của Nhà nước là những yếu tố thuộc về mơi trường vĩ mơ, chính vì thế các doanh nghiệp phải thích nghi theo chứ khơng phải là điều chỉnh chúng. Do đó, để có được những điều kiện phát triển thuận lợi, ngành chè Việt Nam rất cần tới sự quan tâm, hỗ trợ của Đảng và Nhà nước.
2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại của Tổng công ty chè Việt Nam. Việt Nam.
2.1. Tình hình vốn của Tổng cơng ty chè Việt Nam.
Là một doanh nghiệp Nhà nước có quy mơ hoạt động sản xuất lớn, do vậy cũng như bất kỳ doanh nghiệp Nhà nước nào khác, Tổng công ty chè Việt Nam cũng được Nhà nước cấp ngân sách để hoạt động.
Tính đến ngày 29/12/1995, Tổng cơng ty có số vốn ngân sách cấp và vốn tự bổ sung đăng ký trong đơn thành lập doanh nghiệp là 101876 triệu đồng, trong
- Vốn cố định : 68.168 triệu đồng - Vốn lưu động : 27.256 triệu đồng - Vốn xây dựng cơ bản : 5.601 triệu đồng - Quỹ : 842 triệu đồng
Trong quá trình phát triển, nhu cầu về vốn của Tổng công ty là rất lớn mà nguồn vốn tự có bằng việc bổ sung lợi nhuận hoạt động qua các năm lại rất nhỏ, do đó Tổng cơng ty đã thực hiện chính sách thu hút nguồn vốn từ bên ngồi, vay ngân hàng và liên doanh.
Hiện nay, nguồn vốn của Tổng công ty tương đối ổn định, đó là cơ sở vững chắc để các hoạt động kinh doanh của Tổng công ty được tiến hành một cách có hiệu quả trong đó có hoạt động marketing.
2.2. Tình hình sử dụng lao động của Tổng cơng ty chè Việt Nam.
Tổng số lao động chính thức của Tổng cơng ty là 13750 người (tính tới ngày 31/12/2000), trong đó:
- Sản xuất nông nghiệp : 8200 người - Sản xuất công nghiệp : 4650 người - Thương mại : 560 người
Để theo kịp với sự vận động của cơ chế thị trường, đồng thời để xây dựng đội ngũ kế cận có trình độ văn hóa, nghiệp vụ cao, Tổng cơng ty ln có những chính sách quản lý, sử dụng và bồi dưỡng lao động hợp lý. Chính sách lao động của Tổng công ty chủ yếu tập trung vào việc nâng cao chất lượng trình độ văn hóa, nghiệp vụ cho người lao động.
Trong ba năm qua, thu nhập của người lao động ở Tổng công ty chè Việt Nam không ngừng tăng lên. Năm 2000 là năm mà người lao động có mức thu nhập bình quân đầu người cao nhất từ trước tới nay, tồn Tổng cơng ty đạt 550.000 đồng/ tháng. Với mức thu nhập ngày càng tăng, đời sống của người lao động ngày một nâng cao đã tạo động lực cho họ thực sự gắn bó với ngành,
say mê cơng tác và kiên trì phấn đấu cho mục tiêu chung của ngành chè Việt Nam.
2.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở Tổng công ty chè Việt Nam trong thời gian qua. trong thời gian qua.
Bảng 6 : Kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty chè Việt Nam.
Chỉ tiêu Đvị Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000
Tổng doanh thu trđ 441 992,8 518 347,5 651 680
Lợi nhuận trđ 6 919,5 7 430 9 469
Nộp ngân sách trđ 14 712,7 19 973 20 023 Kim ngạch XNK USD 32 308 447 33 340 000 34 500 000
Chè xuất khẩu tấn 16 240 16 775 19 850
(Nguồn: Tổng công ty chè Việt Nam)
Hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty chè Việt Nam sau một giai đoạn không dài đã đánh dấu một chặng đường phát triển.
Những tồn đọng của thời kỳ bao cấp và nhất là việc khủng hoảng của thị trường Đông Âu đã gây ra những khó khăn rất lớn cho Tổng công ty khi mới thành lập, đặc biệt là tình trạng kinh doanh thua lỗ của năm 1995. Trước thực trạng này, Tổng công ty đã nỗ lực trong việc nắm bắt thị trường, thực hiện nhiều biện pháp có hiệu quả về tổ chức cán bộ, tài chính và sản xuất kinh doanh, khắc phục được những mặt tồn đọng, tập trung đầu tư cho các đơn vị yếu kém nên đã hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch trong những năm qua, tiến tới hịa vốn và có tích luỹ, các đơn vị yếu kém bước đầu vươn lên, đời sống người lao động được cải thiện.
Hiện nay, Tổng công ty chè Việt Nam có thể nói là "con chim đầu đàn" của ngành chè Việt Nam. Sản phẩm chè của Tổng công ty chiếm đại bộ phận dành cho xuất khẩu, còn chè nội tiêu dành cho tiêu thụ trong nước chiếm tỷ trọng rất thấp. Chính vì vậy mà sản lượng chè xuất khẩu cũng như những biến
động ở các thị trường nhập khẩu chè của Tổng công ty ảnh hưởng quyết định tới doanh thu, lợi nhuận của Tổng công ty.
Năm 1998, Vinatea Corp xuất khẩu được 16240 tấn chè đạt kim ngạch 32308447 USD, doanh thu của tồn Tổng cơng ty là 441992,8 triệu đồng, làm cho lợi nhuận tăng 17,23% so với năm 1997. Lượng chè xuất khẩu năm 1999 chỉ tăng 535 tấn tương ứng tỷ lệ tăng 2,2% so với năm 1998 nên lợi nhuân trong năm này chỉ tăng 7,4% so với năm 1998. Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2000 thể hiện hiệu quả trong công tác xuất khẩu của Tổng công ty với số lượng chè xuất khẩu tăng 18,33% so với năm 1999. Mặc dù giá chè xuất khẩu năm 2000 có giảm so với năm 1999 nhưng kim ngạch vẫn tăng lên. Đặc biệt, lợi nhuận kinh doanh năm 2000 của Vinatea Corp tăng tới 27,44% so với năm 1999.
Trong những năm qua, Tổng công ty chè Việt Nam và các đơn vị thành viên luôn làm tốt nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước. Do khơng ngừng mở rộng diện tích đất canh tác, khoản thuế sử dụng đất mà Tổng công ty phải nộp cũng không ngừng tăng lên. Hoạt động chính của Tổng cơng ty là hoạt động xuất khẩu chè nhưng trong phương thức bán hàng, Tổng công ty bán theo giá FOB Hải Phịng, FOB Sài Gịn nên khơng phải nộp thuế xuất khẩu mà chỉ phải nộp lệ phí xuất khẩu. Bên cạnh đó Tổng cơng ty cịn phải nộp thuế lợi tức, thuế vốn ngân sách, thuế doanh thu, thuế môn bài và một số khoản nộp khác.