III. XÂY DỰNG CHUỖI GIÁ TRỊ CÁ TẦM TẠI XÃ KHÁNH PHÚ
6. Một số biện pháp cải tiến chuỗi giá trị cá tầm tại xã Khánh Phú
- Áp dụng mơ hình VietGAP
Áp dụng mơ hình VietGAP nhằm nâng cao năng suất, hạn chế ơ nhiễm môi trường và lây nhiễm dịch bệnh, tạo sản phẩm thân thiện với môi trường và phát triển nghề nuôi cá tầm theo hướng bền vững.
Đối với xã hội: Đây chính là bằng chứng để khẳng định tên tuổi của các sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi của Việt Nam, tăng kim ngạch xuất khẩu do vượt qua được các rào cản kỹ thuật, không vi phạm các quy định, yêu cầu của các nước nhập khẩu. Áp dụng VietGAP làm thay đổi tập quán sản xuất hiện nay, xã hội giảm bớt được chi phí y tế, người dân được sử dụng sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm nghĩa là đã nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng và đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội.
Đối với nhà sản xuất: Giúp nhà sản xuất phản ứng kịp thời hơn với các vấn đề trong sản xuất liên quan đến an tồn, vệ sinh thực phẩm thơng qua việc kiểm soát sản xuất trong các khâu làm đất, chăn nuôi cho đến khi thu hoạch, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, ổn định. Những cơ sở sản xuất áp dụng quy trình và được cấp chứng chỉ VietGAP sẽ mang lại lòng tin cho nhà phân phối, người tiêu dùng và cơ quan quản lý. Chứng chỉ VietGAP giúp người sản xuất xây dựng thương hiệu sản phẩm và tạo thị trường tiêu thụ ổn định.
Đối với doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu: Nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng nên sẽ bảo đảm chất lượng đầu ra của sản phẩm, vì thế giữ được uy tín với khách hàng và nâng cao doanh thu. Do nguồn nguyên liệu đầu vào đã được bảo
29
đảm, các doanh nghiệp có thể giảm bớt chi phí và thời gian cho việc kiểm tra mẫu thủy sản đầu vào. Giảm nguy cơ sản phẩm bị cấm nhập khẩu hoặc bị kiểm tra 100% khi nhập do không đảm bảo yêu cầu về dư lượng hóa chất.
Đối với người tiêu dùng: Người tiêu dùng sẽ được sử dụng những sản phẩm có chất lượng an tồn vệ sinh thực phẩm, đó cũng là mục tiêu chính và lợi ích lớn nhất mà VietGAP mang lại. Với việc đề ra các nguy cơ và quy định thực hiện, VietGAP sẽ tạo nên quyền được đòi hỏi của người tiêu dùng, từ đó góp phần tạo lên một thế hệ những người tiêu dùng dễ dàng nhận biết được sản phẩm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên thị trường khi thấy có chứng nhận hoặc dấu chứng nhận sản phẩm VietGAP, đây cũng là động lực chính thúc đẩy người dân và các nhà sản xuất phải cải tiến để sản xuất và cung ứng các sản phẩm tốt từ nơng nghiệp cho xã hội.
Chính vì lý do trên khi Áp dụng tiêu chuẩn VietGAP vào ni cá tầm sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho các doanh nghiệp và hộ nuôi, phân phối sản phẩm:
- Tạo ra sản phẩm cá tầm an tồn và chất lượng.
- Được hưởng những chính sách hỗ trợ theo Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 09/01/2012.
- Giảm thiểu được rủi ro, dịch bệnh trong q trình ni và tăng năng suất nuôi.
- Sản phẩm cá tầm được công nhận theo tiêu chuẩn của VietGAP sẽ được đánh giá cao, rất dễ dàng lưu thông trên thị trường Việt Nam và Quốc tế.
- Làm tăng sự tin tưởng của các thị trường khó tính về thực phẩm an tồn; đồng thời bảo vệ người tiêu dùng trước nguy cơ thực phẩm mất khơng an tồn, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.
- Giá cả của sản phẩm cá tầm luôn ổn định.
- Tạo lợi thế cạnh tranh cho chuỗi giá trị cá tầm, nâng cao thương hiệu của doanh nghiệp sản xuất, phân phối không chỉ trong tỉnh mà còn cả nước.
- Tạo lập một ngành nuôi cá tầm bền vững với việc giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường và đảm bảo lợi ích xã hội.
- Góp phần thay đổi thói quen sản xuất, cách suy nghĩ của hộ nuôi cá tầm cũng như doanh nghiệp nuôi về sản xuất bền vững.
Như vậy, ngoài những hiệu quả kinh tế lâu dài, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP cịn góp phần tạo sự chuyển biến tích cực cả về nhận thức, tư tưởng, hành động của trang trại nuôi, giúp doanh nghiệp nuôi hiểu được rằng: trong sản xuất, kinh doanh, chất lượng sản phẩm mới là điều kiện tiên quyết và sống cịn để duy trì và phát triển. Khơng những thế, ni trồng thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP cịn thúc đẩy sự kết nối giữa sản xuất với thị trường tăng lợi thế cạnh tranh chuỗi giá trị sản phẩm cá tầm, từ đó mang lại lợi ích, thu nhập cao hơn cho doanh nghiệp nuôi cá
30
tầm, từng bước xây dựng thương hiệu cho ngành nuôi cá tầm tại xã Khánh Phú đạt an toàn và bền vững.
- Tăng cường liên kết trong chuỗi giá trị
Giải pháp lâu dài nhằm tạo lập vị thế cạnh tranh cho chuỗi giá trị cá tầm, ngoài việc đáp ứng nguồn cung ứng đầu vào thì cịn phải thiết lập được mối liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi, đặc biệt là sự liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ thành một chuỗi khép kín.
- Các doanh nghiệp trong chuỗi tăng cường công tác hợp tác nghề nghiệp, trao đổi kinh nghiệm với các đơn vị, doanh nghiệp phát triển cá tầm trên cả nước, đặc biệt là các doanh nghiệp cá tầm Lâm Đồng, Sapa – Lào Cai, Lai Châu, các doanh nghiệp sản xuất thức ăn trong nước, để cùng nhau giải quyết từng vấn đề trong quá trình hoạt động sản xuất. Hợp đồng Hợp đồng thương mại thương mại
Hiệp hội cá nước lạnh, Ngân hàng
NN&PTNN
Doanh nghiệp thu mua cá tầm
Doanh nghiệp nuôi cá tầm
Các cơ sở cung cấp đầu vào
Chính sách hỗ trợ của Nhà nước
31
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dương Ngọc Dũng (2008), Chiến lược cạnh tranh theo lý thuyết Michael Porter, Nhà xuất bản Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh, Trang 19-40
2. Nguyễn Ngọc Duy, Nguyễn Thị Kim Anh & Nguyễn Thị Trâm Anh (2012a), “Hài hịa lợi ích giữa ngư dân và các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm thuỷ sản khai thác - trường hợp mặt hàng cá ngừ sọc dưa tại Khánh Hịa”, Tạp chí Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn, Số 6, Kỳ 2- Tháng 3/2012, tr. 11-19
3. GTZ (2009), “Phát triển chuỗi giá trị - công cụ gia tăng giá trị cho sản xuất nông nghiệp”, Biên tập: Doris Becker, Phạm Ngọc Trâm và Hồng Đình Tú, Tháng 3/2009
4. Phan Lê Diễm Hằng (2012), “Chuỗi giá trị sản phẩm cá ngừ sọc dưa tại Nha Trang”, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Nha Trang, 94 trang 5. Michael, E. Porter (2008), Lợi thế cạnh tranh của các quốc gia, Chương
trình giảng dạy kinh tế Fulbright niên khóa 2011-2013, chương 6.
6. Cao Lệ Quyên (2017), “Đánh giá hiệu quả chuỗi giá trị cá ngừ đại dương khai thác tại tỉnh Bình Định”, Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản.