Khống chế ô nhiễm nguồn nhiệt

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng môi trường khu công nghiệp bình chiểu quận thủ đức thành phố hồ chí minh và đề xuất hướng quy hoạch phát triển hợp lý đến năm 2015 (Trang 56 - 87)

Các khu vực có thiết bị lò nấu nguyên liệu cần phải bố trí riêng biệt với khu văn phòng, khu sản xuất tập trung và nên bố trí cuối hướng gió. Tốt nhất không nên dùng lò nấu thủ công, không nên dùng các chất đốt gây ô nhiễm như than, mùn

SVTH: Ngô Đỗ Thị Kim Vũ

MSSV : 207108043 Trang 49

cưa… Tại các khu vực này cần bố trí tường cách nhiệt, hệ thống nước giải nhiệt, hệ thống gió tự nhiên, hệ thống thông gió nhân tạo như quạt hút, quả cầu… Đối với phân xưởng sản xuất tốt nhất nên dung giải pháp kiến trúc để thông gió tự nhiên. Trên nóc các phân xưởng nên đặt các quả cầu hút gió. Trong các phân xưởng có mật độ công nhân cao nên bố trí thêm quạt trần ( nếu không ảnh hưởng đến sản xuất).

3.1.2 Khống chế ô nhiễm tiếng ồn, rung.

Tất cả máy móc thiết bị phải thường xuyên kiểm tra định kỳ và bôi trơn dầu mỡ. Các máy phát điện phải đặt xa khu vực văn phòng, khu sản xuất tập trung hoặc phải thiết kế hệ thống cách âm, hút âm. Các chân đế đặt máy phát điện, mô tơ, máy sản xuất gây rung… cần phải có hệ thống chống rung. Khớp nối giữa các máy với ống dẫn cần nối mềm để chống rung. Các máy có công suất lớn như máy phát điện dự phòng cần bố trí riêng để thiết kế tường cách âm, hút âm. 3.1.3 Các biện pháp phòng ngừa cháy nổ.

Để phòng ngừa cháy nổ tại các nhà máy và toàn KCN cần áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật, tổ chức huấn luyện, tuyên truyền giáo dục và pháp chế. Về biện pháp kỹ thuật, ngoài các biện pháp chung bao gồm:

- Cơ khí hóa, tự động hóa các khâu sản xuất gây nguy hiểm. - Đảm bảo các thiết bị không gây rò rỉ dầu mỡ.

- Cách ly các công đoạn dễ cháy ra xa khu vực sản xuất.

- Giảm tới mức tối thiểu lượng chất gây cháy nổ trong khu vực sản xuất. Khu vực đặt các thiết bị lò đốt

Biện pháp tốt nhất là cách nhiệt các bề mặt có nhiệt độ cao, cách ly lò và ống khói với các bộ phận dễ cháy của công trình. Phải thực hiện sự vận hành các thiết bị lò theo đúng quy phạm.

SVTH: Ngô Đỗ Thị Kim Vũ

MSSV : 207108043 Trang 50

Khu vực hóa chất, nguyên liệu, nhiên liệu dễ cháy

Để phục vụ cho quá trình sản xuất các nhà máy phải tồn trữ một lượng nguyên nhiên liệu rất lớn như: xăng dầu, axit sulfuric, giấy… Các vật phẩm này rất dễ gây ra cháy nổ vì vậy cần phải thực hiện các biện pháp cụ thể sau để phòng ngừa cháy nổ.

- Không được xếp cùng kho các loại hóa chất có thể phản ứng với nhau khi tiếp xúc hoặc có cách chữa cháy khác nhau.

- Các khâu bốc dỡ, cấp phát, vận chuyển phải cơ giới hóa cao.

- Cần tổ chức thông gió tốt cho các kho để tránh tích tụ nồng độ đến mức nguy hiểm.

- Chỉ được sử dụng ánh sáng tự nhiêm hoặc đèn phòng cháy nổ trong các kho dễ cháy nổ.

3.1.4 Các biện pháp kỹ thuật và công nghệ xử lý nguồn gây ô nhiễm không khí 3.1.4.1 Các thiết bị xử lý ô nhiễm không khí 3.1.4.1 Các thiết bị xử lý ô nhiễm không khí

Để xử lý các chất ô nhiễm dạng khí có thể sử dụng một trong các thiết bị sau:

Tháp hấp thụ

Nguyên lý cơ bản của phương pháp này là hấp thụ khí thải bằng nước, dung dịch xút hoặc axit trong tháp hấp thụ, sau đó tái sinh hoặc không tái sinh dung dịch đã hấp thụ. Để tăng diện tích và thời gian tiếp xúc giữa khí thải và dung dịch hấp thụ thường dùng tháp hấp thụ có đệm. Để tăng khả năng hấp thụ khi nhiệt độ khí thải cao cần làm lạnh đến nhiệt độ cần thiết trước khi đưa vào tháp hấp thụ. Với ưu điểm thiết kế khá đơn giả, hiệu quả xử lý tương đối cao, nguyên tắc vận hành không phức tạp. Nhưng sử dụng thiết bị này dẫn đến ô nhiễm nước thải, dung dịch hấp thụ một số khí tương đối đắt tiền và có tính ăn mòn do đó ảnh hưởng đến thiết bị xử lý.

SVTH: Ngô Đỗ Thị Kim Vũ

MSSV : 207108043 Trang 51

Thiết bị hấp phụ

Nguyên tắc cơ bản của phưng pháp này là khí thải có chứa trong hợp chất ô nhiễm được hấp thụ trong lớp vật liệu đệm như: than, bùn, xỉ sắt, phân rác hoặc đất xốp. Các khí được giữ lại trong lớp đệm sau đó được phân hủy bằng phương pháp sinh hóa, vật liệu đệm được tái sinh. Để quá trình xảy ra liên tục cần lắp đặt hai hệ thống hấp phụ song song, một tháp làm việc tháp kia tái sinh.

3.1.4.2 Sử dụng cây xanh để hạn chế ô nhiễm toàn khu

Cây xanh có tác dụng rất lớn trong việc hạn chế ô nhiễm không khí toàn khu công nghiệp như hút bụi và giữ bụi, lọc sạch không khí, hút và che chắn tiếng ồn, giảm nhiệt độ không khí, một số loại cây có thể hấp thụ kim loại nặng như chì, cadmium… Ngoài ra ,ột số cây xanh rất nhạy cảm với ô nhiễm không khí cho nên có thể dung cây xanh làm vật chỉ thị nhằm phát hiện chất ô nhiễm không khí. Đối với thiết bị giải nhiệt của nhà máy và toàn KCN để hạn chế tác động xấu do nó gây ra với môi trường, khó có thể sử dụng biện pháp kỹ thuật và thiết bị nào hữu hiệu . Biện pháp thích hợp và có tính khả thi nhất là trồng cây xanh vì các dãy cây xanh vừa có tác dụng chắn ồn vừa có khả năng hấp thụ nhiệt. Khu vực có nhiều cây có thể làm giảm nhiệt độ môi trường không khí xuống thấp hơn khu vực khác từ 1 – 20C .

Cây xanh nên trồng xung quanh theo chu vi từng nhà máy, cây trồng phải loại thân gỗ, tán nhỏ hơn 5m, trồng xen kẽ với loại cây bụi.

3.1.4.3 Biện pháp công nghệ sạch

Đây được coi là biện pháp cơ bản vì cho phép hạ thấp hoặc loại trừ chất ô nhiễm không khí có hiệu quả nhất. Nội dung chủ yếu của biện pháp này là hoàn thiện công nghệ sản xuất và sử dụng chu trình kín.

SVTH: Ngô Đỗ Thị Kim Vũ

MSSV : 207108043 Trang 52

Hướng giải quyết tối ưu nhất là nhập và thay thế toàn bộ bằng công nghệ mới, không hoặc có rất ít chất thải để đảm bảo an toàn vệ sinh lao động. Nguyên tắc xây dựng và phát triển công nghệ sạch là ngăn ngừa chất thải, giảm chất thải và sử dụng lại chất thải. trong thực tế với những công nghệ đang sử dụng có thể tiến hành phân tích nguyên nhân gây ô nhiễm. Trong những trường hợp cụ thể có thể lựa chọn một trong các phương án sau:

- Thay đổi nguyên liệu ban đầu hoặc tách những tạp chất có khả năng gây ô nhiễm ở nguyên liệu trước khi sử dụng, thay thế các nguyên liệu, nhiên liệu nhiều chất độc hại bằng nguyên liệu, nhiên liệu út độc hơn ( ví dụ thay thế nhiên liệu nhiều lưu huỳnh như than đá bằng nhiên liệu ít lưu huỳnh như khí đốt, than dầu bằng dầu có hàm lượng lưu huỳnh thấp … hay dung điện năng là hướng ngày càng phổ biến ).

- Sử dụng các phương pháp sản xuất không sinh bụi hoặc thay thế phương pháp gia công khô nhiểu bụi bằng phương pháp gia công ướt ít bụi.

- Sử dụng chu trình kín có tác dụng loại trừ các chất ô nhiểm không khí ngay trong quá trình sản xuất, bằng cách sử dụng tuần hoàn toàn bộ hoặc một phần các khí thải một lần nữa để sản phẩm ra ít độc hoặc không độc.

- Xây dựng lại điều kiện chế độ kỹ thuật tối ưu nhằm kết hợp hài hòa giữa yêu cầu kinh tế và sinh thái.

- Tăng cường và hiện đại hóa các thiết bị kiểm tra nhằm hạn chế tới mức tối thiểu các sự cố kỹ thuật.

3.1.4.4 Khống chế ô nhiễm bằng cách pha loãng

Các nguồn gây ô nhiễm không khí rất đa dạng như khí thải do đốt nhiên liệu, hơi dung môi, mùi hôi, bụi … để pha loãng tới tiêu chuẩn cho phép có hai cách là tăng chiều cao ống khói và đưa khí sạch vào pha loãng đối với các trường hợp chiều cao ống khói là cố định.

SVTH: Ngô Đỗ Thị Kim Vũ

MSSV : 207108043 Trang 53

3.1.4.5 Biện pháp giáo dục

Đây là một biện pháp quan trọng, cần giáo dục cho mọi người ý thức chống ô nhiễm. Đặt biệt đối với hang ngũ các giám đốc công ty, nhà máy, phải coi nhiệm vụ giảm bớt ô nhiễm không khí do đơn vị mình gây ra là lương tâm, trách nhiệm của người sản xuất. Hiệu quả sản xuất, tức hiệu quả thu được trong bản thân công ty, nhà máy, nhờ xây dựng các công trình lọc sạch, là ,ột bộ phận của hiệu quả kinh tế chung và có liên quan chủ yếu với việc tận dụng nguyên liệu và phế liệu với việc giảm độ rò rỉ của thiết bị, với việc nâng cao khả năng lao động của công nhân… Hiệu quả tính toán không chỉ gồm hiệu quả thu được trực tiếp trong việc bảo vệ sức khỏe, trong kinh tế, đời sống cộng đồng.

Ô nhiễm không khí của KCN là một vấn đề quan trọng và phức tạp. Chỉ có thể giải quyết vấn đề này , nếu có sự phối hợp đồng bộ các biện pháp với sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ sở sản xuất, cũng như của tùng công nhân trong KCN.

3.2 CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI

Nước thải xả từ các nhà máy bao gồm: - Nước thải sản xuất.

- Nước thải sinh hoạt. - Nước mưa.

- KCN đã có trạm xử lý tập trung công suất 1500 m 3/ngày đêm, hiện tại đã xử lý được lượng nước thải của toàn KCN, nhưng trong thời gian tới cần phải thường xuyên cập nhập đổi mới thiết bị, máy móc, công nghệ để đảm bảo nước thải đầu ra phải đạt tiêu chuẩn. Nước thải mặc dù đã được qua sử lý nhưng vẫn chứa một hàm lượng các chất thải nhất định nên dùng nước sông để pha loãng ở hồ chứa nước sau xử lý trước khi thải ra sông, hồ.Thường xuyên thu gom vớt sạch rác ở các hồ chứa để tránh tình trạng kẹt ống. Xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ, bảo dưỡng, thay thế, hoặc tìm hiểu những

SVTH: Ngô Đỗ Thị Kim Vũ

MSSV : 207108043 Trang 54

qui trình công nghệ mới để hệ thống xử lý nước thải luôn được vận hành tốt và nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn qui định.

Công nghệ xử lý nước thải của trạm xử lý nước thải tập trung KCN được xác định dựa vào các yếu tố sau:

- Quy định chất lượng nước thải xả ra từ các nhà máy sau khi đã xử lý cục bộ để loại bỏ các chất độc hại.

- Lưu lượng nước thải của toàn KCN.

- Thành phần nước thải, chủ yếu là chất hữu cơ. - Điều kiện vận hành và xây dựng TXLNTTT. - Điều kiện về vốn đầu tư.

- Kinh nghiệm trong công tác quản lý.

3.3 QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN.

Khối lượng chất thải rắn từ mỗi nhà máy là quá nhỏ để xây dựng nhà máy xử lý cục bộ tại từng nhà máy .

Khối lượng chất thải rắn của tất cả các nhà máy là quá nhỏ để xây dựng một nhà máy xử lý rác tập trung cho KCN, theo quan điểm kinh tế.

Vì vậy phải thường xuyên kiểm tra công tác ký kết, thực hiện thu gom xử lý CTR của từng công ty, nhà máy với công ty có trách nhiệm thu gom, vận chuyển, xử lý.

Phân loại là khâu quan trọng trong việc quản lý chất thải rắn, ảnh hưởng đến mức độ tái sử dụng và công nghệ xử lý.

Tại mỗi nhà máy phải phân loại chất thải rắn thành các loại: rác kim loại, rác thủy tinh, rác khó phân hủy, dễ phân hủy bởi các sinh vật, rác cháy được và không cháy được.

SVTH: Ngô Đỗ Thị Kim Vũ

MSSV : 207108043 Trang 55

Tái sử dụng chất thải rắn và các hóa chất độc hại làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp khác là phương pháp giảm thiểu chất thải và tận dụng nguyên liệu . VD: vụn sắt, nhôm… cho các lò nấu sắt nhôm, nhựa cho các ngành nấu nhựa thứ cấp khác.

Rác thải sinh hoạt là loại rác thải ra do hoạt động của công nhân và dịch vụ, xử lý rác thải sinh hoạt có thể xử lý theo các phương pháp xử lý rác bình thường hoặc thải bỏ theo đường thu gom thải bỏ của tổ chức quản lý chất thải sinh hoạt địa phương.

SVTH: Ngô Đỗ Thị Kim Vũ

MSSV : 207108043 Trang 56

Chương 4

ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG CHO KCN BÌNH CHIỂU

Giám sát chất lượng môi trường là một trong những chức năng quan trọng đầu tiên của việc quản lý hợp lý các vấn đề vê môi trường. Giám sát chất lượng môi trường có thể được định nghĩa như là quá trình quan sát, đo đạc lập đi lập lại định kì với một mục đích nhất định. Việc giám sát được thực hiện với một số các chỉ tiêu được chỉ thị về lý học, hóa học và sinh học. Kết quả của quá trình giám sát liên tục và lâu dài có ý nghĩa quan trọng đối với việc xem xét sự thay đổi về môi trường để đề xuất các biện pháp khống chế, xử lý ô nhiễm.

4.1 NHỮNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỂ KHẮC PHỤC Ô NHIỄM HIỆN NAY CHO KCN BÌNH CHIỂU: NAY CHO KCN BÌNH CHIỂU:

Biện pháp quản lý:

Định kỳ tổ chức các lớp huấn luyện và đào tạo về bảo vệ môi trường cho toàn thể CB – CNV của các nhà máy sản xuất trong KCN Bình Chiểu. Củng cố lại đội ngũ an toàn vệ sinh trong việc phòng chống và bảo vệ môi trường.

Ban hành qui chế bảo vệ môi trường tại các cơ sở và hướng dẫn việc thực hiện đến từng CB – CNV.

Thu dọn, bố trí lại các kho bãi còn tồn đọng trong các quá trình sửa chữa trước đây.

Thực hiện công tác vệ sinh mặt bằng của các cơ sở sản xuất để phòng chống bụi trên các tuyến đường giao thông nội bộ 24/24.

Bố trí, tăng cường các xe quét đường, hút bụi trên các tuyến đường của KCN. Triển khai một số dự án về chất thải như bãi chứa chất thải rắn.

SVTH: Ngô Đỗ Thị Kim Vũ

MSSV : 207108043 Trang 57

Trông thêm cây xanh cây xanh ở những khu đất trống phía sau các công ty, nhà máy để tăng diện tích cây xanh, thảm cỏ trên toàn bộ KCN cũng làm nên tường rào giảm thiểu ô nhiễm.

Phân loại rác thải từ các cơ sở sản xuất và khu làm việc của công nhân, tái sử dụng chất thải rắn là vô cùng cần thiết.

Mỗi cơ sở sản xuất phải có hệ thống thu gom, tránh hiện tượng rò rỉ ra trên mặt đường làm ô nhiễm môi trường và mỹ quan KCN.

Các nhà máy có lượng khí thải độc hại phải có hệ thống xử lý trước khi thải ra môi trường, chiều cao ống khói phù hợp để có khả năng pha loãng khí thải và không ảnh hưởng đến khu vực xung quanh.

4.2 CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG

Giám sát hoạt động của các nhà máy riêng biệt

Đối với KCN Bình Chiểu việc giám sát sự hoạt động của tùng nhà máy riêng biệt nhằm mục đích:

- Xác định và kiểm soát hiệu quả của các trạm xử lý khí thải cục bộ của từng nhà máy, đảm bảo chất lượng khí trước khi thải vào môi trường của KCN cũng như bên ngoải môi trường đạt tiêu chuẩn qui định.

- Xác định và kiểm soát hiệu quả của các trạm xử lý nước thải cục bộ của từng nhà máy phải đạt tiêu chuẩn đăng ký trước khi về trạm xử lý nước thải tập trung.

- Đo đạt lưu lượng thực tế của các nhà máy và chỉ số BOD để làm cơ sở tính toán cho việc thu phí vận hành hệ thống xử lý nước thải.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng môi trường khu công nghiệp bình chiểu quận thủ đức thành phố hồ chí minh và đề xuất hướng quy hoạch phát triển hợp lý đến năm 2015 (Trang 56 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)