Phương pháp keo tụ (đông tụ tủa bông)

Một phần của tài liệu Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm Xuân Hương công suất 1000m3 ngày.đêm khu công nghiệp Tân Tạo (Trang 26 - 95)

Đông tụ và tủa bông là một công đoạn của quá trình xử lý nước thải, mặc dù chúng là hai quá trình riêng biệt nhưng chúng không thể tách rời nhau.

Vai trò của quá trình đông tụ và kết bông nhằm loại bỏ huyền phù, chất keo có trong nước thải.

Đông tụ: Là phá vỡ tính bền vững của các hạt keo, bằng cách đưa thêm chất phản ứng gọi là chất đông tụ.

Kết bông: Là tích tụ các hạt “ đã phá vỡ độ bền” thành các cụm nhỏ sau đó kết thành các cụm lớn hơn và có thể lắng được gọi là quá trình kết bông. Quá trình kết bông có thể cải thiện bằng cách đưa thêm vào các chất phản ứng gọi là chất trợ kết bông. Tuy nhiên quá trình kết bông chịu sự chi phối của hai hiện tượng: kết bông động học và kết bông Orthocinetique.

Bảng 3 : Các giai đoạn keo tụ tạo bông.

Giai đoạn Hiện tượng Thuật ngữ

Cho thêm chất đông tụ

Phản ứng với nước, ion hoá, thuỷ phân, polymer hoá. Thuỷ phân Đặc tính hút ion làm đông lạnh bề măt các phân tử Đông tụ

Phá huỷ tính bền Đặc tính liên quan đến ion hoặc trường hợp bề mặt của phân tử.

Bao gồm cả chất keo kết tủa.

Liên quan đến bên trong các phân tử, trương hợp đông hợp chất

Vận chuyển Chuyển động Brao Kết bông ngoại vi Năng lượng tiêu tán

(gradian tốc độ)

Kết bông trục giao

Các chất làm đông tụ, kết bông

Để tăng quá trình lắng các chất lơ lửng hay một số tạp chất khác người ta thường dùng các chất làm đông tụ, kết bông như nhôm sunfat, sắt sunfat, sắt clorua hay một số polyme nhôm, PCBA, polyacrylamit (CH2CHCONH2)n, natrisilicat hoạt tính và nhiều chất khác.

Hiệu suất của quá trình đông tụ cao nhất khi pH = 4 – 8,5. Để bông tạo thành dễ lắng hơn thì người ta thường dùng chất trợ đông. Đó là những chất cao phân tử tan được trong nước và dễ phân ly thành ion. Tuỳ thuộc vào từng nhóm ion khi phân ly mà các chất trợ đông tụ có điện tích âm hay dương (các chất đông tụ là anion hay cation). Đa số chất bẩn hữu cơ, vô cơ dạng keo có trong nước thải chúng tồn tại ở điện tích âm. Vì vậy các chất trợ đông cation không cần keo tu sơ bộ trước đó. Việc lựa chọn hoá chất, liều lượng tối ưu của chúng, thứ tự cho vào nước cần phải tính bằng thực nghiệm. Thông thường liều lượng chất trợ đông tụ là từ 1 – 5 mg/l.

Để phản ứng diễn ra hoàn toàn và tiết kiệm hoá chất thì phải khuấy trộn đều với nước thải, liều lượng hoá chất cho vào phải cần tính bằng Grotamet. Thời gian lưu nước trong bể trộn là 1 – 15 phút. Thời gian để nước thải tiếp xúc với hoá chất tới khi bắt đầu lắng là từ 20 – 60 phút, trong khoảng thời gian này các chất hoá học tác dụng với các chất trong nước thải và quá trình động tụ diễn ra.

3.1.2.2 Phương pháp trung hoà

Phương pháp trung hoà củ yếu được dùng trong nước thải công nghiệp có chứa kiềm hay axit. Để hiện tương nước thải gây ô nhiễm môi trường xung quanh thì người ta phải trung hoà nước thải, với mục đích là làm lắng các muối của kim loại nặng xuống và tách chúng ra khỏi nước thải.

Quá trình trung hoà trước hết là phải tính đến khả năng trung hoà lẫn nhau giữa các loại nước thải chứa axit hay kiềm hay khả năng dự trữ kiềm của nước thải. Trong thực tế hỗn hợp nước thải có pH = 6,5 – 8,5 thì nước đó được coi là đã trung hoà.

Nước thải thường có những giá trị pH khác nhau. Muốn nước thải được sử lý tốt bằng phương pháp sinh học thì phải tiến hành trung hòa và điều chỉnh pH.

Trung hó bằng cách dùng các dung dịch acid hoặc muối acid, các dung dịch kiềm hoặc oxit kiềm để trung hòa nước thải.

3.1.2.3. Phương pháp hấp phụ

Phương pháp hấp phụ dùng để loại hết các chất bẩn hoà tan vào nước mà phương pháp xử lý sinh học cùng các phương pháp khác không

thể loại bỏ được với hàm lượng rất nhỏ. Thông thường đây là các hợp chất hoà tan có độc tính cao hoặc các chất có mùi, vị và màu rất khó chịu.

Các chất hấp phụ thường dùng là: than hoạt tính, đất sét hoạt tính, silicagen, keo nhôm, một số chất tổng hợp khác và một số chất thải trong sản

xuất như xỉ tro, xi mạ săt.. trong số này, than hoạt tính thường được dùng phổ biến nhất. Các chất hữu cơ, kim loại nặng và các chất màu dễ bị than hấp phụ. Lượng chất hấp phụ tuỳ thuộc vào khả năng của từng loại chất hấp phụ và hàm lượng chất bẩn có trong nước. Phương pháp này có thể hấp phụ 58 – 95% các chất hưu cơ màu. Các chất hưu cơ có thể bị hấp phụ là phenol, Alkylbenzen, sunfonic axit, thuốc nhộm và các chất thơm.

3.1.2.4. Phương pháp tuyển nổi

Phương pháp tuyển nổi dựa trên nguyên tắc : các phần tử phân tán trong nước có khả năng tự lắng kém, nhưng có khả năng kết dính và tạo bọt khí nổi lên trên bề mặt nước. Sau đó tách các bọt khí cùng các phần tử dính ra khỏi nước.

Quá trình này được thực hiện nhờ thổi khí tành bọt nhỏ vào trong nước thải. Các bọt khí dính các hạt lơ lửng lắng kém và nổi lên mặt nước. Khi nổi lên các bọt khí tập hợp thành bông hạt đủ lớn rồi tạo thành một lớp bọt chứa nhiều các hạt bẩn.

Tuyển nổi nhằm tách các chất lơ lửng không tan và một số chất keo hoặc chất hòa tan ra khỏi pha lỏng. Kỹ thuật này có thể dùng cho xử lý nước đô thị và công nghiệp.

Tuyển nổi có thể đặt ở giai đoạn xử lý sở bộ trước khi xử lý cơ bản thì bể tuyển nổi có thể thay thế cho bể lắng, trong dây chuyền công nghệ nó đứng trước hoặc sau bể lắng, đồng thời cũng có thể ở giai đoạn xử lý bổ sung sau xử lý cơ bản.

Có hai hình thức tuyển nổi :

- Sụt khí ở áp lực khí quyển gọi tuyển nổi bằng không khí.

- Bão hòa không khí ở áp suất khí quyển sau đo thoát khí ra khỏi nước ở áp suất chân không gọi là tuyển bằng chân không.

3.1.2.5. Phương pháp oxi hóa khử

Oxi hoá bằng không khí : dựa vào khả năng hoà tan của oxi vào nước. Phương pháp thường dùng để oxi hoá Fe2+ thành Fe3+. Ngopài ra phương pháp còn dùng để loại bỏ một số hợp chất như: H2S, CO2 tuy nhiên cần phải chú ý hàm lượng khí sục vào vì nếu sucï khí qua mạnh sẽ làm tăng pH của nước.

Oxi hoá bằng phương pháp hoá học

Clo là một trong những chất dùng để khử trùng nước, clo không dùng dưới dạng khí mà chúng phải cần phải hoà tan trong nước để trở thành HClO chất này có tác dụng diệt khuẩn. Tuy nhiên clo có khả năng giữ lại trong nước lâu. Ngoài ra ta còn sử dụng hợp chất của clo như cloramin, chúng cũng có khả năng khử trùng nước nhưng hiệu quả không cao nhưng chúng có khả năng giữ lại trong nước lâu ở nhiệt độ cao.

Ozone là một chất oxi hoá mạnh được dùng để xử lý nước uống, nhưng chúng không có khả năng giữ lại trong nước.

Pedroxit hydro: cũng dùng khử trùng nước tuy nhiên giá thành cao. Nó có thể dùng khử trùng đường ống. Ngoài ra còn dùng để xử lý hợp chất chứa lưu huỳnh trong nước thải gây ra mùi hôi khó chịu. Ưu điểm dùng chất này là không tạo thành hợp chất halogen.

3.1.2.6. Phương pháp trao đổi ion

Phương pháp oxi hoá điện hoá được dùng để xử lý nước thải sinh hoạt, với mục đích khử các chất có trong nước thải để thu hồi cặn quý (kim loại) trên các điện cực anot.

3.1.2.7. Phương pháp khử khuẩn

Nước thải sau khi xử lý bằng phương pháp sinh học còn chứa khoảng 105- 106 vi khuẩn trong 1 ml. Hầu hết các loại vi khuẩn có trong nước thải không phải là vi trùng gây bệnh, nhưng không loại trừ khả năng tồn tại một vài loài vi khuẩn gây bệnh nào trong nước thải ra nguồn cấp nước, hồ bơi, hồ nuôi cá thì

khả năng lan truyền bệnh sẽ rất cao, do đó phải có biện pháp tiệt trùng nước thải trước khi xả ra nguồn tiếp nhận. Các biện pháp tiệt trùng nước thải phổ biến hiện nay là:

- Dùng Clo hơi qua thiết bị định lượng Clo.

- Dùng Hypoclorit – canxi dạng bột – Ca(ClO)2 – hoà tan trong thùng dung dịch 3 – 5% rồi định lượng vào bể tiếp xúc.

- Dùng Hydroclorit – natri, NaClO.

- Dùng Ozon, Ozon được sản xuất từ không khí do máy tạo Ozon đặt trong nhà máy xử lý nước thải. Ozon sản xuất ra được dẫn ngay vào bể hoà tan và tiếp xúc.

- Dùng tia cực tiếp (UV) do đèn thủy ngân áp lực thấp sản ra. Đèn phát tia cực tím đặt ngập trong mương có nước thải chảy qua.

Từ trước đến nay, khi tiệt trùng nước thải hay dùng Clo hơi và các hợp chất của Clo vì Clo là hoá chất được các ngành công nghiệp dùng nhiều,có sẵn trên thị trường, giá thành chấp nhận được, hiệu quả tiệt trùng cao. Nhưng những năm gần đây các nhà khoa học đưa ra khuyến cáo hạn chế dùng Clo để tiệt trùng nước thải vì:

- Lượng Clo dư 0.5mg/l trong nước thải để đảm bảo sự an toàn và ổn định cho quá trình tiệt trùng sẽ gây hại đến cá và các sinh vật nước có ích khác.

- Clo kết hợp với Hydrocacbon thành hợp chất có hại cho môi trường sống. Trong quá trình xử lý nước thải, công đoạn khử khuẩn thường được đặt ở cuối quá trình, trước khi làm sạch nước triệt để và chuẩn bị đổ ra nguồn.

3.1.3. Phương pháp sinh học:

XLNT bằng phương pháp sinh học là dựa trên hoạt động sống của vi sinh vật, chủ yếu là vi khuẩn dị dưỡng hoại sinh có trong nước thải. Quá trình hoạt động của chúng cho kết quả là các chất hữu cơ gây nhiễm bẩn được khoáng hoá và trở thành chất vô cơ, các chất khí đơn giản và nước.

Các quá trình sinh học có thể diễn ra trong các khu vực tự nhiên, hoặc các bể được thiết kế và xây dựng để phục vụ cho việc xử lý một loại nước thải nào đó.

Dạng thứ nhất : gồm các loại như cánh đồng tưới, cánh đồng lọc, hồ sinh

vật…Trong điều kiện xử lý nước ta, các công trình xử lý sinh học tự nhiên có một ý nghĩa lớn. Thứ nhất nó giải quyết vấn đề làm sạch nước thải đến mức độ cần thiết, thứ hai nó phục vụ tưới ruộng làm màu mỡ đất đai và nuôi cá. Điều kiện quan trọng là cần nghiên cứu tìm cho được các thông số tính toán thích hợp với điều kiện nước ta và trên cơ sở đó tìm phương pháp xử lý tối ưu nhất. Tuy nhiên, việc vận chuyển hay lắp đặt các hệ thống ống dẫn nước thải sau xử lý đến nơi cần tưới tiêu có thể là một giới hạn cho ứng dụng này do chi phí đầu tư rất cao.

Dạng thứ hai : gồm các công trình như bể bùn hoạt tính, bể lọc sinh học

nhỏ giọt( tritkling filter), bể lọc sinh học cao tải, hầm ủ Biogas…

Giai đoạn xử lý sinh học được tiến hành sau giai đoạn xử lý lý học. Bể lắng ở trước giai đoạn xử lý sinh học được gọi là bể lắng sơ cấp. Sau giai đoạn xử lý sinh học bằng Biofilm hoặc bùn hoạt tính, để loại màng vi sinh vật và bùn hoạt tính ra khỏi nước thải người ta thường dùng bể lắng thứ cấp. Sau bể lắng thứ cấp thường là quá trình khử trùng để loại bỏ các vi sinh vật gây bệnh.

Xử lý cặn của nước thải: các cặn của nước thải ở các bể lắng cũnh cần phải xử lý. Thường người ta xử dụng một phần lượng cặn ở bể lắng thứ cấp để bơm hoàn lưu vào bể Aeroten nhằm mục đích bổ sung lượng vi khuẩn hoạt động cho

công trình này. Phần còn lại cộng với cặn lắng của bể lắng sơ cấp được đưa vào bể tự hoại, để phân huỷ bùn ( thực chất là hầm ủ Biogas), sân phơi bùn, ủ phân compost, thiết bị lắng bùn để xử lý tiếp.

Bảng 4: Các quá trình sinh học dùng trong xử lý nước thải

Loại Tên chung Aùp dụng

Quá trình hiếu khí

Sinh trưởng lơ lửng

Quá trình bùn hoạt tính Thông thường( dòng đẩy) Xáo trộn hoàn toàn Làm thoáng theo bậc Oxi nguyên chất

Bể phản ứng hoạt động gián đoạn

Ổn định tiếp xúc Làm thoáng kéo dài Kênh oxy hoá Bể sâu

Bể rộng- sâu

Nitrat hoá sinh trưởng lơ lửng

Hồ làm thoáng Phân huỷ hiếu khí Không khí thông thường Oxi nguyên chất

Khử BOD chứa cacbon (nitrat hoá)

Nitrat hoá

Khử BOD –chứa cacbon (nitrat hoá) Ổn định, khử BOD – chứa cacbon Sinh trưởng gắn kết Bể lọc sinh học Tháp tải- nhỏ giọt Cao tải Khử BOD chứa cacbon- nitrat hoá Khử BOD chứa

Kết hợp quá trình sinh trưởng lơ lửng và gắn kết

Lọc trên bề mặt xù xì Đĩa tiếp xúc sinh học quay. Bể phản ứng với khối vật liệu Quá trình lọc sinh học hoạt tính Lọc nhỏ giọt- vật liệu rắn tiếp xúc Quá trình bùn hoạt tính- lọc sinh học Quá trình lọc sinh học- bùn hoạt tính nối tiếp nhiều bậc

cacbon

Khử BOD chứa cacbon- nitrat hoá

Khử BOD chứa cacbon- nitrat hoá

Quá trình trung gian Anoxic

Sinh trưởng lơ lửng

Sinh trưởng gắn kết

Sinh trưởng lơ lửng khử nitrat hoá. Màng cố định khử nitrat hoá

Khử nitrat hoá

Quá trình kị khí

Sinh trưởng lơ lửng

Lên men phân huỷ kị khí Tác động tiêu chuẩn một bậc Cao tải một bậc Hai bậc Quá trình tiếp xúc kị khí Quá trình lọc kị khí Ổn định, khử BOD chứa cacbon Khử BOD chứa cacbon Khử BOD chứa cacbon Ổn định chất thải và khử nitrat hoá

Sinh trưởng gắn kết Ổn định chất thải – khử nitrat hoá Quá trình kết hợp hiếu khí- trung gian Anoxic- kị khí Sinh trưởng lơ lửng Kết hợp sinh trưởng lơ lửng, sinh trưởng gắn kết Quá trình một bậc hoặc nhiều bậc, các quá trình có tính chất khác nhau Quá trình một bậc hoặc nhiều bậc Khử BOD chứa cacbon- nitrat hoá, khử nitrat hoá, khử phosphor

Khử BOD chứa cacbon- nitrat hoá, khử nitrat hoá, khử phospho Quá trình ở hồ Hồ hiếu khí Hồ bậc ba Hồ tuỳ tiện Hồ kị khí Khử BOD chứa cacbon Khử BOD chứa cacbon – nitrat hoá Khử BOD chứa cacbon

Khử BOD chứa cacbon (ổn định chất thải- bùn

CHƯƠNG 4

ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA NHAØ MÁY CHẾ BIẾN THỦY HẢI SẢN ĐÔNG LẠNH CÔNG TY

TNHH CP.VIỆT NAM VAØ TÍNH TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ

4.1 Sự cần thiết của việc xử lý nước thải của nhà máy

Nước thải công nghiệp của ngành chế biến thủy hải sản đông lạnh thường có các thành phần ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn cho phép gấp nhiều lần. Trong khi đó, lưu lượng nước thải tính trên một đơn vị sản phẩm cũng khá lớn, thường khoảng 40 – 90m3 nước thải cho một lần sản phẩm thành phẩm. Đây là một trong những ngành công nghiệp có tải trọng ô nhiễm cao, cần phải có các biện pháp thích hợp để kiểm soát ô nhiễm về nước thải.

4.2. Đề xuất phương án xử lý nước thải của nhà máy

4.2.1. Cơ sở đưa ra phương án xử lý nước thải

Cơ sở để đưa ra phương án xử lý nước thải cho nhà máy chế biến thủy hải sản đông lạnh – Công ty TNHH CP.Việt Nam là dựa vào các thành phần ô nhiễm có trong nước thải, lưu lượng nước thải, điện tích mặt bằng, tính khả thi của phương án và yêu cầu của nguồn tiếp nhận.

Bảng 5 : Các thông số đầu vào nước thải của nhà máy

SST Thông số Đơn vị Giá trị

1 Q m3/ngày.đêm 500 2 pH mg/l 7.5 3 COD mg/l 1350 4 BOD mg/l 1200 5 SS mg/l 188 6 N – NH3 mg/l 55,5 7 Độ màu mg/l 493

Bảng 6 : Yêu cầu nguồn tiếp nhận

SST Thông số Đơn vị TCVN 5945 – 1995

Một phần của tài liệu Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm Xuân Hương công suất 1000m3 ngày.đêm khu công nghiệp Tân Tạo (Trang 26 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)