3.2.2.4. Xây dựng bộ dữ liệu thực nghiệm
a. Đo vận tốc xung siêu âm UPV
Theo TCVN 9357-2012 [13], có 3 cách để đặt đầu dò: hai đầu dò đặt trên 2 mặt đối diện nhau (truyền trực tiếp), hai đầu dị đặt trên hai mặt vng góc (truyền bán trực tiếp) và hai đầu dò đặt trên cùng một bề mặt (truyền gián tiếp) (Hình 3.5a). Vận tốc xung siêu âm trong nghiên cứu được đo theo cách truyền trực tiếp (Hình 3.5b) và kết quả giá trị UPV ở tuổi 28 ngày được trình bày trong Phụ lục 5.3.
a) Phương pháp đo UPV b) Đo đạc UPV
Hình 3.5. Đo vận tốc xung siêu âm UPV
b. Xác định tỉ lệ suy giảm biên độ sóng siêu âm
Để thu nhận tín hiệu dạng sóng của sóng siêu âm, thiết bị được kết nối với máy tính thơng qua phần mềm Latis-Pro (Được trình bày chi tiết ở Mục 2.3.4, Chương 2). Tín hiệu sóng được thu nhận theo hai phương vng góc với nhau và vng góc với phương thẳng đứng. Kết quả biên độ sóng qua mẫu sẽ được lấy là giá trị trung bình của hai phương.
Đối với cấp phối 5 (Phụ lục 5.1): Từ tín hiệu dạng sóng thu được từ nguồn phát (Hình 3.6), gọi biên độ của sóng phát là A1 và xác định được A1=20volt; Tín hiệu dạng sóng thu theo phương 1 và phương 2 (Hình 3.7), xác định được biên độ A2- P1 của sóng thu theo phương 1 là 6,32volt và biên độ A2-P2 theo phương 2 là 7,56volt, từ đó giá trị trung bình biên độ dạng sóng qua mẫu theo hai phương là 6,94volt. Tỉ lệ suy giảm biên độ sóng siêu âm qua khi mẫu sẽ là: 2
1
A 6,94
0,347
A 20 . Bằng cách
tương tự, xác định được tỉ lệ suy giảm biên độ sóng siêu âm ứng với 72 cấp phối bê tông và kết quả được thể hiện ở Phụ lục 5.4.