Nội dung nghiên cứu thứ ba: Chọn lọc cải thiện tính trạng số con sơ

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Chọn lọc nâng cao năng suất lợn Duroc, Landrace và Yorkshire thuần nuôi tại Công ty lợn giống hạt nhân Dabaco (Trang 58 - 61)

Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

2.4.3. Nội dung nghiên cứu thứ ba: Chọn lọc cải thiện tính trạng số con sơ

sng/ ca ln nái L và Y thun nuôi ti Công ty Dabaco

2.4.3.1. Vật liệu

Vật liệu nghiên cứu là các tính trạng số con/ổ của đàn nái cụ kỵ L và Y nuôi tại Công ty Dabaco từ năm 2015 đến 2021. Các lợn nái được đánh giá, chọn lọc qua

2 giai đoạn với số lượng lợn nái và số lứa đẻ theo sơ đồ trong hình 2.2.

Chọn 40% nái Chọn 40% nái

có GTG cao nhất có GTG cao nhất

Hình 2.2. Sơ đồcác giai đoạn chn lc ln nái sinh sn

Trong giai đoạn 1, chọn 40% số lợn nái có giá trị giống cao nhất về sốcon sơ sinh sống/ổ. Trong giai đoạn 2, theo dõi và đánh giá các tính trạng số con/ổ của các nái này, chọn ra 40% các nái có giá trị giống cao nhất về số con sơ sinh sống/ổ.

2.4.3.2. Phương pháp nghiên cứu

- Điều kiện chăn nuôi lợn nái:

Điều kiện chăn nuôi lợn nái đã được mô tả trong nội dung nghiên cứu thứ nhất.

- Phương pháp chọn lc ln nái:

Các số liệu về các tính trạng số con/ổ ở các ổ đẻ của từng lợn nái được nhập vào phần mềm Excel 2010, loại trừ các giá trị ngoài phạm vi giá trị trung bình cộng trừ 3 lần độ lệch tiêu chuẩn.

Mơ hình thống kê đánh giá các tính trạng số con/ổ của từng giai đoạn chọn lọc: Yijk = µ + Li + YSj + eijk

Trong đó, Yijk: giá trị kiểu hình của tính trạng; µ: trung bình quần thể;

Li: ảnh hưởng của lứa đẻ (i = 5: 1, 2, 3, 4 và 5);

YSj: ảnh hưởng của năm - vụ (j = 6: 3 năm x 2 vụ đông xuân và hè thu/năm); eijk: sai số ngẫu nhiên.

Căn cứ hệ phổ (bố mẹ), dữ liệu của các tính trạng số con/ổ và các yếu tốảnh hưởng có ý nghĩa thống kê (P<0,05) đã xác định bởi SAS, lập file hệ phổ và file dữ liệu. Sử dụng phần mềm PEST (Groeneveld và cs., 2002) để mã hóa dữ liệu.

Sử dụng phần mềm VCE version 6.0.2 (Groeneveld và cs., 2008) để ước tính hệ số di truyền, hệ số lặp lại, hệ số tương quan di truyềnvà tương quan kiểu hình.

Trên cơ sở các tham số di truyền ước tính được, sử dụng mơ hình lặp lại và

Giai đoạn 1 6/2015-5/2017 Lợn Landrace 222 lợn nái, 667 lứa đẻ Lợn Yorkshire 342 lợn nái, 1055 lứa đẻ Giai đoạn 2 6/2017-2/2021 Lợn Landrace

phần mềm PEST (Groeneveld cs., 2002) để dự đoán giá trị giống về tính trạng số con sơ sinh sống/ổ của từng cá thể.

Mơ hình thống kê dự đoán giá trị giống số con sơ sinh sống/ổ: Yijkl = µ + SDi + CDj+ PEk + eijkl

Trong đó, Yijkl: giá trị kiểu hình của tính trạng; µ: trung bình quần thể;

SDi: ảnh hưởng của yếu tố ngẫu nhiên (bố, mẹ trong hệ phổ);

CDj: ảnh hưởng của các yếu tố cố định (giống như trong mơ hình đánh giá các tính trạng năng suất sinh sản);

PEk: ảnh hưởng của môi trường thường xuyên; eijkl: sai số ngẫu nhiên.

Xếp hạng lợn nái theo giá trị giống về số con sơ sinh sống/ổ, chọn 40% cá thể lợn nái có giá trị giống cao nhất về tính trạng này.

- Đánh giá kết qu chn lc

Kết quả chọn lọc được đánh giá thơng qua giá trị kiểu hình, giá trị giống, khuynh hướng di truyền và độ chính xác của giá trị giống đối với tính trạng số con sơ sinh sống/ổ của các giai đoạn chọn lọc.

Mơ hình thống kê đánh giá các tính trạng số con/ổ qua các giai đoạn chọn lọc: Yijkl = µ + GĐi + Lj + YSk + eijkl

Trong đó, Yijkl: giá trị kiểu hình của tính trạng; µ: trung bình quần thể;

GĐi: ảnh hưởng giai đoạn chọn lọc (i = 2: 1 và 2); Lj: ảnh hưởng của lứa đẻ (l =5: 1, 2, 3, 4 và 5);

YSk: ảnh hưởng của năm - vụ (k = 6: 3 năm x 2 vụ đông xuân và hè thu/năm);

eijkl: sai số ngẫu nhiên.

Sử dụng thủ tục GLM của phần mềm SAS 9.1.3 để tính trung bình bình phương nhỏ nhất (LSM), sai số trung bình (SE), so sánh các giá trị LSM theo Tukey.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Chọn lọc nâng cao năng suất lợn Duroc, Landrace và Yorkshire thuần nuôi tại Công ty lợn giống hạt nhân Dabaco (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)