7. Kết cấu của luận văn
2.2. Các giải pháp chủ yếu bồi dưỡng ý thức pháp luật cho thanh niên Thành phố Đà Nẵng
2.2.2. Tăng cường giáo dục pháp luật, kết hợp giữa giáo dục pháp luật với giáo dục đạo
với giáo dục đạo đức và kỹ năng sống cho thanh niên
Giáo dục pháp luật có vị trí, ý nghĩa rất quan trọng. Vai trò của giáo dục pháp luật bắt nguồn từ giá trị xã hội của pháp luật, từ sự hiểu biết và thực hiện nghiêm túc của các chủ thể pháp luật. Nếu là pháp luật là công cụ rất quan trọng để Nhà nước quản lý đất nước, quản lý xã hội, là phương tiện để công dân thực hiện nghĩa vụ và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì giáo dục pháp luật giúp cho Nhà nước và cơng dân biết sử dụng đúng đắn phương tiện đó. Đại hội Đảng lần thứ IX đã khẳng định: “phát huy dân chủ đi đôi với giữ vững kỷ luật, kỷ cương, tăng cường pháp chế quản lý xã hội bằng pháp luật, tuyên truyền giáo dục toàn dân nâng cao ý thức chấp hành pháp luật” [17, tr.135].
Thực tế cho thấy, một trong những nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật là trình độ hiểu biết pháp luật, ý thức pháp luật, sự tôn trọng pháp luật của một bộ phận thanh niên còn hết sức hạn chế. Trong thời gian qua, việc tuyên truyền pháp luật thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và các phương tiện khác đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, so với yêu cầu nâng cao trình độ, ý thức pháp luật cho thanh niên thì những kết quả đó vẫn chưa tương xứng. Chính vì vậy, việc nâng cao kiến thức pháp luật cho thanh niên theo yêu cầu quản lý nhà nước bằng pháp luật hiện nay là vấn đề cấp thiết.
* Nâng cao năng lực hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến,
giáo dục pháp luật các cấp
-Tăng cường sự lãnh đạo, quản lý của cấp ủy Đảng, chính quyền đối với hoạt động của Hội đồng, đặc biệt là giao nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể trong từng năm và cung cấp kinh phí đầy đủ, đảm bảo cho Hội đồng triển khai và hồn thành nhiệm vụ của mình.
- Số lượng các văn bản do Trung ương và địa phương ban hành quá nhiều, do vậy Hội đồng các cấp cần phải căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương tổ chức hoạt động thường xuyên để chuyển tải kịp thời các văn bản đến với thanh niên. Việc
xây dựng tổ chuyên viên có đầy đủ năng lực về pháp luật để tham mưu cho Hội đồng và trực tiếp triển khai các nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến đặt ra là hết sức cần thiết.
* Tổ chức điều tra, khảo sát để biết được tình hình trong thực tế về trình độ
hiểu biết pháp luật của thanh niên
Sự hiểu biết pháp luật của mỗi cá nhân khác nhau, sự hiểu biết đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nghề nghiệp, khu vực sống, trình độ văn hóa, giới tính... Vì vậy, khảo sát, điều tra thực trạng trình độ hiểu biết pháp luật căn cứ vào các yếu tố như vậy mới có thể xác định được nhu cầu cụ thể của từng nhóm đối tượng thanh niên, từ đó đề ra cách thức, mức độ tuyên truyền như thế nào là phù hợp và nâng dần trình độ hiểu biết pháp luật của họ. Kết quả điều tra, khảo sát là cơ sở thực tế để Hội đồng phối hợp công tác phổ biến pháp luật các cấp lập kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật phù hợp và đảm bảo đạt được kết quả cao.
* Nội dung tuyên truyền pháp luật cần thiết thực, đơn giản, dễ hiểu
Nội dung tuyên truyền, phổ biến pháp luật hiện nay rất rộng: thông tin về pháp luật, thông tin về thực hiện pháp luật, về tình hình phạm pháp... Đối tượng tuyên truyền, phổ biến pháp luật là tồn bộ các thành phần thanh niên, trình độ hiểu biết pháp luật chưa cao và mục tiêu của tuyên truyền, phổ biến pháp luật là làm cho cá nhân thanh niên hiểu mình là ai, mình làm gì và làm như thế nào, thanh niên hiểu và nắm được các quy định của pháp luật để giải quyết công việc, để bảo vệ quyền lợi của mình trước các cơ quan Nhà nước. Do vậy nội dung tuyên truyền cần được giải thích bằng ngơn ngữ đơn giản, càng dễ hiểu bao nhiêu càng tốt để tiếp cận được mọi đối tượng một cách hiệu quả, đặc biệt là các nội dung liên quan đến kiến thức pháp luật cơ bản, các khái niệm, các quy phạm pháp luật...
*Triển khai đồng bộ các hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật
Hiện nay hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên trên địa bàn thành phố Đà Nẵng rất đa dạng: tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền thông qua các hội nghị, toạn đàm; tuyên truyền thơng qua cơng tác hồ giải ở cơ sở, qua cơng tác xét xử của Tịa án, qua tủ sách pháp luật, qua sinh hoạt Câu lạc bộ pháp luật, qua các hội thi... Bên cạnh việc phát
huy ngày càng hiệu quả các hình thức này, đối với các vùng ngoại ô, vùng huyện lỵ cần lựa chọn những hình thức thích hợp như: phát sách hướng dẫn thực hiện pháp luật; tổ chức tuyên truyền lưu động thường xuyên về pháp luật ở các tụ điểm dân cư; tăng cường các hình thức phát sóng đa dạng, liên tục, hấp dẫn trên hệ thống đài truyền thanh huyện và xã.... nhằm cung cấp cho người dân ở những vùng ven đô, những nơi mà phương tiện giao thông đi lại hạn chế. Trong đó, tập trung vào các quy định của pháp luật liên quan thiết thực đến quyền và lợi ích của người dân như: Một số quy định của Luật hơn nhân và gia đình; Luật phịng, chống bạo lực gia đình; Luật đất đai; Luật khiếu nại, tố cáo; Luật bình đẳng giới....
*Kết hợp hài hịa giữa việc giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức và kỹ năng cuộc sống
Ý thức pháp luật và ý thức đạo đức là hai trong số những hình thái của ý thức xã hội cho nên giữa chúng có mối liên hệ tác động qua lại với nhau. Bởi vì chúng cùng phản ánh và chịu sự quy định của tồn tại xã hội, nhất là sự chi phối của chế độ kinh tế. Ý thức pháp luật và ý thức đạo đức đều cùng hướng vào việc điều chỉnh hành vi con người nên chúng chịu ảnh hưởng và hỗ trợ nhau rất lớn, một ý thức pháp luật đúng đắn chỉ nảy sinh và tồn tại trên nền tảng những giá trị đạo đức tốt và ngược lại. Do đó, trong thực tiễn hiện nay, khi mà xã hội bị chi phối mạnh mẽ của nền KTTT, thì những giá trị đạo đức đang dần biến đổi theo đồng nghĩa với việc ý thức pháp luật cũng thay đổi, chính vì sự chi phối mạnh mẽ này mà trước những tác động xấu của cơ chế mới, buộc việc kết hợp song song giữa giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức cùng các kỹ năng xã hội là việc làm cần thiết để trang bị cho thanh niên những hành trang cần thiết trước ngưỡng cửa cuộc đời, điều chỉnh, ngăn chặn kịp thời những tệ nạn ẩn chứa có nguy cơ bùng phát trong cuộc sống của thanh niên. Nâng cao nhận thức của thanh, thiếu niên về pháp luật theo hướng cung cấp các kiến thức, rèn luyện các kỹ năng thực hiện các quyền cơ bản của công dân; về sự cần thiết và quyền được biết thông tin pháp luật. Giáo dục pháp luật gắn tuyên truyền với giải thích, giúp họ nhận thức được tính hợp lý cũng như bản chất tiến bộ và nhân đạo của luật pháp của chúng ta, tạo cơ sở cho họ chủ động, tự do và tự giác
trong mọi hoạt động. Điều này cần có sự phối hợp tốt giữa các cơ quan, ban ngành, đồn thể trong cơng tác phổ biến GDPL. Đưa công tác phổ biến GDPL vào trường học để có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của thanh niên.