Điểm mạnh và điểm yếu cũng như cơ hội cũng như thách thức của công ty cổ phần thương mai và phát triển doanh nghiệp FBS

Một phần của tài liệu 205 Hoàn thiện hoạt động Marketing tại Công ty TNHH thương mại Thành Nguyên (Trang 39 - 42)

công ty cổ phần thương mai và phát triển doanh nghiệp FBS

Điểm mạnh:

- Là Công ty thành viên thuộc tập đoàn GAMI- tập đoàn kinh tế tư nhân kinh doanh đa ngành hàng đầu Việt Nam.

- Có khả năng huy động vốn dựa trên quan hệ nội bộ tập đoàn và mối quan hệ chiến lược với hệ thống các Ngân hàng.

- Các dự án hiện nay của FBS đều có vị trí hấp dẫn, thuận lợi.

- Công ty quản lý nguồn lực tập trung về con người, kỹ thuật và tài chính. - Hệ thống Quy chế - Chính sách - Quy trình đồng bộ, đầy đủ.

- Hệ thống lý thuyết quản trị tiên tiến, hiện đại.

- Môi trường làm việc tốt, có sự hỗ trợ của các đơn vị trong hệ thống. - Môi trường đào tạo hai chiều lấy con người làm trung tâm.

- Chú trọng môi trường văn hóa mạnh trong doanh nghiệp.

Điểm yếu:

- Công ty có vốn không đủ lớn để thực hiện các dự án lớn có tầm cỡ

- Công ty chưa có phòng Marketing, để nghiên cứu thị trường một cách có hệ thống

- Chưa đủ nhân lực lành nghề trong lĩnh vực xây dựng và thiết kế.

- Tham gia thị trường BĐS muộn nên doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận thị trường lớn như : Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh..

Cơ hội:

- Môi trường cạnh tranh loại bỏ các đối thủ yếu, tạo cơ hội cho các nhà đầu tư lớn và chuyên nghiệp.

- Thị trường: Đang trong giai đoạn ấm dần chuẩn bị cho sự sôi động vốn có của thị trường BĐS.

- Xu hướng đô thị hoá tăng, nhu cầu bất động sản tăng theo rất nhanh. - Tài chính: Các ngân hàng đã vào cuộc mở rộng nhiều loại hình sản phẩm tạo điều kiện cho khách hàng có khả năng mua nhà. Mặt khác các ngân hàng cũng xem xét rất kỹ tính khả thi của dự án trong việc cho vay vốn đầu tư nên đã loại bỏ các nhà đầu tư nhỏ lẻ, không đủ tiềm lực.

- Kinh tế: Các tiền đề và tốc độ phát triển kinh tế VN rất có triển vọng, đặc biệt là các khu vực trung tâm và lân cận thuận lợi cho phát triển đô thị, công nghiệp & thương mại.

- Hội nhập kinh kế thế giới: Việt Nam ra nhập tổ chức WTO là cơ hội để phát triển ngành BĐS chuyên nghiệp.

Thách thức:

- Thị trường: Đòi hỏi nhà đầu tư phải tăng hiệu quả, sức chịu đựng. Các đối thủ cạnh tranh ngày càng lớn mạnh và chuyên nghiệp, đặc biệt các nhà đầu tư nước ngoài có tiềm năng lớn về tài chính, kinh nghiệm, tính chuyên nghiệp cao.

- Môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày càng gay gắt.

- Tài Chính: Các chuẩn mực thẩm định ngày càng khắt khe dẫn hệ thống tài chính kế toán của doanh nghiệp phải minh bạch rõ ràng. Lãi suất ngân hàng ngày càng tăng, thủ tục cho vay ngày càng chặt chẽ.

Chương III : Đề xuất một số giải pháp nâng cao Marketing của công ty I. Chiến lược phát triển FBS

Tình hình thị trường: Thị trường BĐS nói chung trải qua 5 giai đoạn phát

triển, hiện tại thị trường BĐS nước ta chỉ có TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải phòng đang cuối giai đoạn tập trung hoá và bước đầu giai đoạn tiền tệ hoá. Các tỉnh khác thị trường BĐS đang ở cuối giai đoạn sơ khởi và đầu giai đoạn tập trung hóa.

Các nhân tố bên trong

Năng lực của công ty trong việc triển khai các dự án bất động sản, công nghiệp chuyên nghiệp và có bản sắc.

Công ty đã thiết lập được mạng lưới hoạt động rộng khắp, mạng lưới khách hàng mạnh.

Đội ngũ cán bộ công nhân viên có năng lực và trình độ chuyên môn cao, tốt nghiệp đại học, trên đại học trong và ngoài nước.

Sự thống nhất cao trong nội bộ, tinh thần phát triển vì sự nghiệp chung của Ban lãnh đạo cũng như toàn thể cán bộ công nhân viên.

Kế hoạch các năm tiếp theo

Công ty sẽ nỗ lực hết mình để phát triển thương hiệu của Công ty, góp phần vào thành công chung của Tập đoàn GAMI.

Đơn vị: Tỷ đồng

KHOẢN MỤC 2010 2011

Doanh thu 252.0 500.680

Lợi nhuận trước thuế 37.6 55.77

Thuế TNDN 10.3 13.94

Một phần của tài liệu 205 Hoàn thiện hoạt động Marketing tại Công ty TNHH thương mại Thành Nguyên (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w