PHẦN I I : TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.3.4. Một số nghiên cứu về ô nhiễm môi trường tại Việt Nam
Một vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận xã hội cả nước hiện nay là tình trạng ơ nhiễm môi trường sinh thái do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người gây ra. Vấn đề này ngày càng trầm trọng, đe doạ trực tiếp sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai. Ở Việt Nam, mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ mơi trường, nhưng tình trạng ơ nhiễm mơi trườnglà vấn đề rất đáng lo ngại. [16]
Nhìn chung, hầu hết các khu, cụm, điểm công nghiệp trên cả nước chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn về môi trường theo quy định. Thực trạng đó làm cho mơi trường sinh thái ở một số địa phương bị ô nhiễm nghiêm trọng. Cộng đồng dân cư, nhất là các cộng đồng dân cư lân cận với các khu công nghiệp, đang phải đối mặt với thảm hoạ về môi trường. Họ phải sống chung với khói bụi, uống nước từ nguồn ơ nhiễm chất thải cơng nghiệp... Từ đó, gây bất bình, dẫn đến những phản ứng, đấu tranh quyết liệt của người dân đối với những hoạt động gây ơ nhiễm mơi trường, có khi bùng phát thành các xung đột xã hội gay gắt. [3]
Bên cạnh các khu công nghiệp và các làng nghề gây ô nhiễm môi trường, tại các đơ thị lớn, tình trạng ơ nhiễm cũng ở mức báo động. Đó là các ơ nhiễm về nước thải, rác thải sinh hoạt, rác thải y tế, khơng khí, tiếng ồn... Những năm gần đây, dân số ở các đơ thị tăng nhanh khiến hệ thống cấp thốt nước khơng đáp ứng nổi và xuống cấp nhanh chóng. Nước thải, rác thải sinh hoạt (vô cơ và hữu cơ) ở đô thị hầu hết đều trực tiếp xả ra mơi trường mà khơng có bất kỳ một biện pháp xử lí mơi trường nào nào ngồi việc vận chuyển đến bãi chôn lấp. Theo thống kê của cơ quan chức năng, mỗi ngày người dân ở các thành phố lớn thải ra hàng nghìn tấn rác; các cơ sở sản xuất thải ra hàng trăm nghìn mét khối nước thải độc hại; các phương tiện giao
thông thải ra hàng trăm tấn bụi, khí độc. Trong tổng số khoảng 34 tấn rác thải rắn y tế mỗi ngày, thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chiếm đến 1/3; bầu khí quyển của thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có mức benzen và sunfua đioxit đáng báo động. Theo một kết quả nghiên cứu mới công bố năm 2008 của Ngân hàng Thế giới (WB), trên 10 tỉnh thành phố Việt Nam, xếp theo thứ hạng về ơ nhiễm đất, nước, khơng khí, thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là những địa bàn ô nhiễm đất nặng nhất. Theo báo cáo của Chương trình mơi trường của Liên hợp quốc, thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đứng đầu châu Á về mức độ ơ nhiễm bụi. [14].