Công tác sử dụng vốn

Một phần của tài liệu tiểu luận phong cách lãnh đạo trong tập đoàn toyota (Trang 33 - 58)

Song song với nghiệp vụ huy động vốn thì nghiệp vụ sử dụng vốn có vai trò quyết định trong quá trịnh hoạt động kinh doanh của một ngân hàng, những sai lầm trong việc thực hiện nghiệp vụ sử dụng vốn sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường, thậm chí có thể dẫn đến phá sản của một ngân hàng. Nhận thức đúng đắn vấn đề nay, Sacombank đã luôn coi trọng nghiệp vụ sử dụng vốn, thực hiện đúng các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, quán triệt nghiêm túc sự chỉ đạo của NHNN về việc nâng cao chất lượng tăng trưởng đi đôi với kiểm soát chặt chẽ vốn vay.

Trong bối cảnh biến động mạnh của tình hình kinh tế-xã hội, thị trường vốn và thị trường tiền tệ trong nước, Sacombank đã không ngừng nâng cao năng lực, tái cơ cấu và chấn chỉnh lại bộ máy hoạt động, sửa đổi và hoàn thiện hệ thống quy chế, quy trình nghiệp vụ cho vay thích ứng với từng địa bàn và hoàn cảnh cho vay, đưa ra các sản phẩm và dịch vụ cho vay hấp dẫn, linh hoạt, hoàn thiện chính sách tín dụng, các mô hình đánh giá xếp hạng và các biện pháp kiểm soát tín dụng hiệu quả như: chọn lọc dự án đầu tư, sàng lọc khách hàng, kiểm soát tín dụng tập trung đầu tư nguồn vốn trên cơ sở an toàn. Nhờ đó, hoạt động tín dụng của Sacombank đã đạt được sự tăng trưởng ổn định và bền vững.

==================================================================== Cuối năm 2007, tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng đạt 34317tỷ đồng tăng 136% so với năm 2006,tăng 147% so với kế hoạch đề ra. Còn cuối năm 2006, tổng sư nợ đạt 14539 tỷ đồng tăng 72,57% so với 2005, trong đó dư nợ bằng VNĐ tăng 24,7% và bằng ngoại tệ tăng 120,8%. Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng bình quân trong giai đoạn 2001-2005 đạt 42,5%/năm.

Đơn vị:triệu đồng

Khoản mục Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Số dư %tăng Số dư % tăng Số dư %tăng Tổng dư nợ tín dụng 8.425.238 40,74% 14.539.10 0 72,57% 34.317.167 136% - Tổ chức tín dụng - - 1.350 - Khách hàng 8.425.238 14.539.10 0 34.315.81 7

Bảng 2.7 Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng

Nguồn: Bản cáo bạch chào bán cổ phiếu ra công chúng của Sacombank

Cơ cấu danh mục cho vay khách hàng của toàn hệ thống Sacombank không ngừng được cải thiện theo hướng đa dạng hoá các sản phẩm tín dụng và mở rộng địa bàn cho vay, ngành nghề cho vay và đối tượng cho vay vốn. Qua đó nhằm phân tán rủi ro tín dụng và phù hợp với định hướng phát triển Sacombank là một ngân hàng bán lẻ-đa năng-hiện đại-tốt nhất Việt Nam.

Cùng với sự khởi sắc của nền kinh tế trong quá trình hội nhập, thị trường chứng khoán phát triển sôi động và chính sách cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước được đẩy mạnh, đây là cơ hội tiềm năng để phát triển hoạt động đầu tư. Bên cạnh tăng nhanh vốn điều lệ, liên doanh liên kết, góp vốn mua cổ phần vào các tổ chức kinh tế, Sacombank đã và đang thực hiện chính sách đa hoá danh mục đầu tư nhằm dự trữ thanh khoản thứ cấp, phân tán rủi ro và tối ưu hoá lợi nhuận.

Ngoài hoạt động cho vay, đầu tư Sacombank còn mở rộng các hoạt động thanh toán và bảo lãnh với các ngân hàng trong nước và nước ngoài như các hoạt động thanh toán quốc tế, thanh toán nội địa, kinh doanh ngoại hối, phát hành thẻ Sacombank…Cụ thể trong năm 2006, Sacombank đã đặt quan hệ với 8900 đại lý của 222 ngân hàng tại 85 quốc gia trên thế giới, tổng doanh số thanh toán quốc tế quy đổi đạt 1917,89 triệu USD, tăng 26% so với năm 2005. Về thanh toán nội địa, doanh số chuyển tiền đi trong và ngoài hệ thống tăng trưởng ổn định và doanh số năm 2006 đạt 94415 tỷ đồng…

==================================================================== 2.3 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN

Ngân hàng là một đơn vị kinh doanh hạch toán độc lập, họ luôn tìm cho mình hướng đi, những giải pháp phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Ngân hàng đã sử dụng nhiều hình thức huy động vốn khác nhau, nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế. Ngân hàng đã thực sự đáp ứng được một phần nhu cầu về vốn của khách hàng, đặc biệt là khách hàng có quan hệ thường xuyên với ngân hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng còn có những biện pháp thu hút tìm đến những khách hàng mới, khách hàng tiềm năng.

Để tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh của mình được chủ động, ngân hàng phải đáp ứng được mọi yêu cầu của khách hàng đến vay vốn, do đó vấn đề đặt ra đối với ngân hàng là phải luôn đảm bảo cho mình nguồn vốn dồi dào. Tuy nhiên việc khai thác nguồn vốn phải dựa trên cơ sở xác định được thị trường đầu ra có mang lại hiệu quả hay không, cơ cấu như vậy đã hợp lý chưa, đó là câu hỏi ngân hàng phải quan tâm và giải quyết. Nhân thức sâu sắc được vị trí, vai trò của nguồn vốn huy động, Sacombank đã huy động vốn bằng nhiều hình thức:

- Tiền gửi tiết kiệm dân cư, tiền gửi của các tổ chức kinh tế với các sản phẩm như: Tiền gửi thanh toán cá nhân và doanh nghiệp, tiết kiệm có kỳ hạn, tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm có kỳ hạn dự thưởng, tiết kiệm trung hạn linh hoạt, tiết kiệm tích luỹ, tiết kiệm vàng và VNĐ đảm bảo theo giá trị vàng, tài khoản Âu Cơ

- Tiền vay: vay NHNN, vay các TCTD - Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu

Và một mảng nghiệp vụ không thể thiếu được trong công tác huy động vốn đó là nghiệp vụ kế toán huy động vốn nếu như không có nghiệp vụ này thì công tác huy động vốn sẽ khó hoàn thành được. Bài viết xin được đề cập tới thực trạng kế toán huy động vốn tại ngân hàng Sacombank để thấy được tầm quan trọng của nó đối với việc huy động vốn. Trước hết xin được đề cập tới mô hình giao dịch áp dụng tại ngân hàng, những quy định, nguyên tắc về kế toán huy động vốn sau đó phân tích và đánh giá tình hình nguồn vốn huy động và nghiệp vụ kế toán huy động vốn.

Trong thời điểm hiện tại khi mà khoa học công nghệ phát triển mạnh, các thiết bị hiện đại tạo ra điều kiện rút ngắn thời gian giao dịch giữa khách hàng và ngân hàng, Sacombank đã áp dụng mô hình giao dịch một cửa tiện lợi, nhanh gọn, giúp ngân hàng thực hiện được nhiều giao dịch hơn. Nhưng để đảm bảo cho việc hạch toán được nhanh chóng mà vẫn chính xác thì Sacombank còn ứmg dụng

==================================================================== phần mềm T24 của công ty Temenos ( Thụy Sỹ) cung cấp bao gồm phần mềm quản lý thông tin khách hàng, quản lý các chi nhánh, thanh toán đến cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng…

Cơ chế hoạt động của mô hình giao dịch một cửa: khách hàng chỉ việc thực hiện giao dịch với ngân hàng tại một cửa. Ví dụ như trong nghiệp vụ huy động vốn tiền gửi, khi khách hàng gửi tiền vào ngân hàng thì đến giao dịch sẽ đến quầy giao dịch làm thủ tục nộp tiền và nộp tiền cho giao dịch viên đó. Không như trước đây khách hàng phải tốn thời gian sang chỗ thủ quỹ nộp tiền và mất thời gian để giao dịch viên kiểm soát chứng từ. Do đó để hạn chế rủi ro thì các giao dịch viên được giao một hạn mức trong việc nhận tiền gửi và chi trả tiền gửi nên nếu số tiền gửi mà trong hạn mức giao dich thì các giao dịch viên sẽ thu tiền ngay và hoàn tất thủ tục nộp tiền cho khách hàng. Như vậy, thời gian giao dịch là rất nhanh, tránh được các thủ tục rườm rà và tránh gây cho khách hàng cảm giác ức chế. Đồng thời những giao dịch này đã được bộ phận kiểm soát sau kiểm soát nên sẽ không có sự sai sót khi giao dịch. Và đặc biệt là với sự phân chia quản lý các tài khoản của khách hàng thì lần giao dịch sau khách hàng sẽ biết và tiến hành nhanh chóng với giao dịch viên quản lý tài khoản của mình.

2.3.1 Cơ chế mở và sử dụng tài khoản tiền gửi

2.3.1.1 Thủ tục mở và sử dụng tài khoản tiền gửi thanh toán

 Thủ tục mở tài khoản tiền gửi

Để mở tài khoản tiền gửi các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, đoàn thể, đơn vị vũ trang, công dân Việt Nam và người nước ngoài hiện đang trên lãnh thổ Việt Nam (sau đây gọi là khách hàng) gửi cho ngân hàng nơi mở tài khoản những giấy tờ sau:

 Đối với khách hàng là các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, đoàn thể, đơn vị vũ trang

- Giấy xin đăng ký mở tài khoản do chủ tài khoản ký tên và đóng dấu

- Bản đăng ký mẫu dấu và chữ ký để giao dịch với ngân hàng nơi mở tài khoản - Các văn bản chứng minh tư cách pháp nhân của đơn vị như: Bản sao quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy phép thành lập doanh nghiệp, bản sao bổ nhiệm tổng giám đốc, giám đốc, thủ trưởng đơn vị…

 Đối với khách hàng là cá nhân

==================================================================== - Xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu đối với công dân Việt Nam; hộ chiếu hoặc Visa ở Việt Nam (còn hiệu lực) đối với công dân nước ngoài. Hoặc có thể là các giấy tờ chứng minh tư cách người đại diện, người giám hộ của người chưa thành niên hoặc người bị hạn chế hành vi dân sự

- Bản đăng ký chữ ký mẫu của chủ tài khoản. Đối với khách hàng đứng tên cá nhân, không thực hiện việc uỷ quyền người ký thay chủ tài khoản thì tất cả các giấy tờ thanh toán giao dịch với ngân hàng đều phải do chủ tài khoản ký.

Khi có sự thay đổi mẫu chữ ký của người được uỷ quyền ký trên các giấy tờ thanh toán giao dịch với ngân hàng hoặc khi thay đổi mẫu dấu chủ tài khoản phải cho ngân hàng nơi mở tài khoản bản đăng ký hoặc mẫu dấu mới thay thế mẫu dấu đăng ký trước đây, trong đó phải ghi rõ ngày bắt đầu có giá trị thay thế mẫu cũ. Cách thức lập giấy đăng ký mở tài khoản, lập giấy đăng ký mẫy dấu và ký do các ngân hàng hướng dẫn cụ thể cho khách hàng thực hiện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khi nhận được giấy đăng ký mở tài khoản, ngân hàng phải có trách nhiêm giải quyết việc mở tài khoản tiền gửi của khách hàng trong ngày làm việc. Sau khi đã chấp nhận mở tài khoản, ngân hàng thông báo cho khách hàng biết số tài khoản, ngày bắt đầu hoạt động của tài khoản.

 Các qui định có tính nguyên tắc trong sử dụng tài khoản tiền gửi

 Đối với chủ tài khoản

- Chủ tài khoản có toàn quyền sử dụng số tiền trên tài khoản trong phạm vi số dư tiền gửi và tuỳ theo yêu cầu chi trả của chủ tài khoản có thể thực hiện các khoản thanh toán qua ngân hàng hoặc rút tiền mặt để sử dụng.

- Chủ tài khoản hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc chi trả vượt quá số dư của tài khoản tiền gửi và phải tuân theo qui định, chịu trách nhiệm về những sai sót, lợi nhuận trên các giấy tờ thanh toán qua ngân hàng của những người được chủ tài khoản uỷ quyền ký thay.

- Khi thực hiện thanh toán qua ngân hàng, chủ tài khoản phải tuân thủ các qui định và hướng dẫn của ngân hàng về việc lập các giấy tờ thanh toán, phương thức nộp, lĩnh tiền ở ngân hàng. Trên giấy tờ thanh toán, các chữ ký và dấu phải đúng với mẫu đăng ký tại ngân hàng.

- Chủ tài khoản tự tổ chức hạch toán, theo dõi số dư tiền gửi tại ngân hàng. Trong phạm vi 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được giấy báo nợ, giấy báo có về các khoản giao dịch trên tài khoản tiền gửi, bản sao số tài khoản tiền gửi đến, chủ tài

==================================================================== khoản phải tiến hành đối chiếu với sổ sách của mình, nếu có chênh lệch phải báo ngay cho ngân hàng biết để cùng đối chiếu, điều chỉnh lại số liệu cho khớp đúng.

 Đối với ngân hàng

- Việc trích lập tài khoản tiền gửi của khách hàng để thực hiện các khoản thanh toán chi trả phải có yêu cầu của chủ tài khoản, trừ trường hợp chủ tài khoản vi phạm luật chi trả hoặc theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền được pháp luật qui định buộc chủ tài khoản phải thanh toán, ngân hàng được quyền tách tài khoản tiền gửi của khách hàng để thực hiện việc thanh toán đó.

- Ngân hàng có trách nhiệm kiểm soát các giấy tờ thanh toán của khách hàng, đảm bảo lập đúng thủ tục qui định, dấu (nếu có đăng ký mẫu) và các chữ ký trên giấy tờ thanh toán đúng với mẫu đã đăng ký, số dư tài khoản tiền gửi của khách hàng còn số dư để thanh toán. Ngân hàng được quyền từ chối thanh toán nếu các giấy tờ thanh toán không đủ các yêu cầu trên.

- Khi có phát sinh các nghiệp vụ giao dich trên tài khoản tiền gửi, ngân hàng phải gửi đầy đủ, kịp thời các giấy báo có, giấy báo nợ và vào mỗi tháng phải gửi bản sao số tài khoản hay giấy báo số dư tài khoản tiền gửi cho các chủ tài khoản tiền gửi biết.

 Tất toán tài khoản tiền gửi

Ngân hàng tất toán tài khoản tiền gửi khi:

+ Chủ tài khoản có văn bản yêu cầu tất toán tài khoản

+ Khi tài khoản đã hết số dư và ngừng giao dịch trong thời gian 6 tháng tiếp theo thì coi như tài khoản đã tất toán.

Nếu sau này khách hàng muốn giao dịch tiếp thì phải làm các thủ tục để mở tài khoản khác.

Khi tài khoản đã được tất toán thì chut tài khoản phải nộp chi ngân hàng cá tờ séc trắng chưa sử dụng.

2.3.1.2 Cơ chế mở và sử dụng tài khoản tiền gửi tiết kiệm

 Tài khoản tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn

 Thủ tục mở sổ tiết kiệm không kỳ hạn

Đây là loại tiền gửi thông dụng và nó cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Tuy nhiên thủ tục mở sổ tiết kiệm không kỳ hạn cũng rất đơn giản. Khi khách hàng muốn gửi tiết kiệm không kỳ hạn, khách hàng đến bộ phận gửi tiết kiệm để làm thủ tục mở sổ tiết kiệm không kỳ hạn, tại quầy giao dịch cán bộ ngân hàng sẽ hướng dẫn những vấn đề cơ có liên

==================================================================== quan đến tiền gửi của họ như: lãi suất tiền gửi, vấn đề an toàn tiền gửi và các vấn đề liên quan khác. Sau đó cán bộ ngân hàng hướng dẫn khách hàng lập giấy nộp tiền và đến bộ phận ngân quỹ để nộp tiền, nhận sổ tiết kiệm không kỳ hạn.

 Các hoạt động sau khi mở sổ

Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là loại tiền gửi mà khách hàng có thể đến rút bất kỳ lúc nào trong thời gian làm việc của NHTM.Khi mở sổ tiết kiệm không kỳ hạn thường có một số hoạt động phát sinh khi khách hàng đến giao dịch. Chẳng hạn khi khách hàng có nhu cầu rút tiền, gửi thêm tiền hay yêu cầu ngân hàng khoá sổ. Tổng tất cả các nghiệp vụ phát sinh này thì cần phải lưu ý một số vấn đề sau: - Bất kỳ trường hợp nào khách hàng cũng phải xuất trình sổ và chứng minh nhân dân

- Khách hàng chỉ được phép rút tiền trong phạm vi số dư trên sổ tiết kiệm của mình

- Khi hết số dư, kế toán sẽ khoá sổ và thu hồi sổ cũ, nếu sau đó khách hàng có nhu cầu gửi tiếp thì phải tiến hành các thủ tục như thường lệ.

 Tài khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

Đây là loại tiền gửi chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Chính vì vậy các ngân hàng thường có bảng lớn thông báo về các loại thời hạn và lãi suất của từng loại thời hạn cho các khách hàng có nhu cầu gửi tiền

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu tiểu luận phong cách lãnh đạo trong tập đoàn toyota (Trang 33 - 58)