BÀI 3 .PHƯƠNG PHÁP MAY ÁO VEST NỮ 1 LỚP
5. Quy trình lắp ráp
5.2. Trình tự may
5.2.1. Sang dÊu, måi chØ, Ðp mex
- Sang dấu, mồi chỉ: Thân sau, thân trước, tay áo
- Ðp mex: Dán mex vào mặt trái toàn bộ thân trước, phần cầu vai th©n sau, nĐp ve, lá cổ ngồi, lá cổ lót, cửa tay
5.2.2. Gia công túi
* Bước 1: Sang dấu túi
Sang dấu vị trí túi lên thân sản phẩm trên mặt phải thân áo, mẫu đậu để sang dấu trên thân áo hụt hơn mẫu chuẩn 0,1cm (mẫu thành phẩm 1)
Mặt phải thân sản phẩm kẻ các đường ngang và dọc tạo thành hình chữ nhật (để tạo thành các điểm chuẩn trong quá trình may) sao cho các đường kẻ trên thân túi và trên thân áo trùng với nhau.
Sang dấu túi trên mặt trái thân túi, mẫu đậu dùng để sang dấu trên thân túi lớn hơn mẫu chuẩn 0,1cm (mẫu thành phẩm 2)
Sang dấu lên mặt trái thân túi kẻ các đường ngang và dọc tạo thành hình chữ nhật (để tạo thành các điểm chuẩn trong quá trình may) sao cho các đường kẻ trên thân túi và trên thân áo trùng với nhau.
* Bước 2: May miệng túi
- Bẻ miệng túi theo đường phấn đã sang dấu, gập hai lần về phía mặt trái, áp dụng đường may mí ngầm hoặc đường may viền cuốn kín.
- May rút chun đáy túi và là thân túi
+ May lược ở hai góc đáy túi cách đường phấn sang dấu 0,3cm.
Đặt mẫu thành phẩm để sang dấu thân túi lên mặt trái thân túi rút chun hai góc đáy túi dùng tay cạo chết nếp các cạnh xung quanh thân túi hoặc là chết các cạnh xung quanh thân túi.
5.2.3. Gia công thân trước
* Bước 1: May can chắp đề cúp thân trước
- Úp hai mặt phải của thân trước và đề cúp vào nhau, may theo dấu phấn thiết kế hoặc theo độ dư đường may (từ 0,7cm đến 1,5cm) sau đó gạt các mép vải về thân trước và may diễu lên thân (diễu 0,5cm đến 0,7cm).
* Bước 2: May thân túi lên thân sản phẩm
Thân áo để dưới, thân túi để trên, mặt phải úp vào nhau xắp cho hai đường miệng trùng nhau. Cắm kim may lộn từ góc miệng túi bên này sang góc miệng túi bên kia (chú ý: khi may các đường sang dấu trên thân túi và thân áo trùng nhau)
5.2.4. Gia công thân sau
- Úp hai mặt phải của thân sau và đề cúp vào nhau, may theo dấu phấn thiết kế hoặc theo độ dư đường may (từ 0,7cm đến 1,5cm) sau đó gạt các mép vải về thân sau và may diễu lên thân (diễu 0,5cm đến 0,7cm)
- May chắp sống lưng, may theo đường thiết kế hoặc theo độ dư đường may (từ 1cm đến 2,5cm), là rẽ đường sống lưng (hình 15)
Hình 15. May sống lưng thân sau
5.2.5. Gia công vai con
- Thân sau đặt dưới, thân trước đặt trên, hai mặt phải úp vào nhau, may chắp vai con, may theo dấu phấn thiết kế hoặc theo độ dư đường may (từ
Hình 16. May vai con
5.2.6. Gia cơng cổ
- May cạnh cổ ngồi vào nẹp ve, là rẽ đường may
- May lá cổ lót lên thân áo(từ vòng cổ bên này sang vòng cổ bên kia ), là rẽ đường cạnh cổ
Chú ý: Khi may đến góc cổ phải bấm nhả góc cổ ở thân áo.
- May lộn nẹp ve và thân áo: hai mặt phải của nẹp ve và thân áo úp vào nhau may một đường từ nẹp ve lên sống cổ sang hết nẹp ve phía bên kia (chú ý may đến đầu góc cổ ta đặt chỉ mồi ), sau đó gọt sửa đầu góc nẹp ve, đầu góc chân cổ cịn 0,2cm, bấm nhả từ vai con về phía thân trước 1,5cm, đẩy lộn mặt phải ra ngồi, gạt tấy cả mép vải về phía trong cổ, bẻ gấp chân cổ lót về phía mặt trái bằng độ dư đường may. May mí chân cổ lót lên vịng cổ thân áo.
- May chắp đường sườn áo
+ úp hai mặt phải vào nhau, may chắp đường sườn áo là rẽ đường may sườn áo, may theo dấu phấn thiết kế hoặc theo độ dư đường may (từ 0,7cm đến 1,5cm).
5.2.7. Gia công tay và tra tay Trường hợp may thép tay giả: Bước 1: Sang dấu, mồi chỉ * Mang tay lớn:
- Sắp 2 mặt phải vải vào nhau, vuốt cho 2 tay áo thẳng và đều nhau. Đặt mẫu lên tay áo bên phải, dùng phấn vạch xung quanh mẫu và sang dấu, mồi chỉ giữa đầu tay, cửa tay, xẻ thép tay giả.
- Sang dấu phần đường may sống tay, bụng tay và cửa tay. * Mang tay nhỏ:
- Sang dấu mồi chỉ ở đường gấp cửa tay. Bước 2: May tay áo
- Là bai đoạn giữa bụng tay mang lớn để khi may xong bụng tay không găng
- May đường bụng tay: Sắp 2 mặt phải tay áp vào nhau, mang tay nhỏ để dưới, mang tay lớn để trên, may đường bụng tay to đều 0,7cm, khi may giữa bụng tay mang lớn hơi bai (hình 17a)
- Là rẽ đường bụng tay, là dán mex vào cửa tay và bên thép tay mang lớn – mang nhỏ, là gấp cửa tay theo đường chỉ mồi dấu (hình 17b)
- May đường sống tay: (hình 17c)
+ Sắp 2 mặt phải tay áo áp nhau, đường sống tay trùng nhau, mang tay nhỏ để trên
+ Dùng thước đo rộng bắp tay và rộng cửa tay theo quy cách, vạch phấn đường may sống tay và xẻ cửa tay, may theo 2 đường vạch phấn sống tay và xẻ thép tay, khi may giữ cho 2 lớp vải êm. Dùng kim chỉ lược đường xẻ thép tay theo đường vạch phấn
+ Là sống tay lần ngoài lật về mang lớn, lộn tay áo ra mặt phải, là rẽ sống tay mang nhỏ vào trong, là đầu bụng tay phía trên cửa tay lên 20cm
a b c
Hình 17: May tay áo
Bước 4: Lược cửa tay
- Lộn mặt trái ra ngoài, bẻ gấp gấu tay
- Vạch đường kề cửa tay cách cửa tay 2,5cm - Dùng kim chỉ lược cửa tay vào đường kề cửa tay
- May cửa tay vắt ziczac đường may cửa tay thấm vào tay lần ngồi (hình 18)
- Đầu sống tay mang lớn vắt vào cửa tay mang lớn, đầu sống tay để xoả vắt
ziczăc, mũi chỉ đỉnh nọ cách đỉnh kia 0,5cm Bước 6: Là tay
Lộn lần tay áo ra ngoài, là đường sống tay lé về phía mang tay nhỏ 0,1cm, là từ cửa tay lên bụng tay 20cm, là tồn bộ tay cho phẳng (hình 19)
Hình 18: Lược cửa tay Hình 19: Là tay
Bước 7: Tra tay áo
- Vạch vòng nách: Căn cứ vào dấu mồi gác vòng nách, vạch nối cho trịn đều, sau đó lược theo đường vạch làm cơ sở để tra tay
- Là xung quanh vòng nách thân áo, là vai áo
- Kiểm tra vòng nách và đầu tay: chu vi đầu tay lớn hơn chu vi vòng nách từ 2 - 4 cm
- Lược chun đầu tay cách mép vải 0,4cm từ điểm đầu đường sống tay, qua đầu tay đến điểm nằm ngang đầu đường sống tay. Lược xong rút chỉ đều và đủ độ cầm đầu tay
- Lược đường kề vai áo: Kiểm tra chiều rộng ngang vai và vai con theo số đo, dùng phấn vạch đường may + đường may kề 0,7cm. Dùng thước dây, kề vòng nách vào đầu gối, tựa vào đường mồi điều chỉnh thước dây cho tròn đều đầu vai. Dùng kéo sửa vòng nách tròn đều, lấy kim chỉ lược lùi theo đường kề, mũi chỉ lược dài: 1,2cm.
- Xác định điểm tra tay: Điểm tra đầu vai lui về vai sau từ: 0,5 - 1cm, độ lui nhiều hay ít phụ thuộc vào độ chồm vai sau nhiều hay ít.
- Khớp đầu tay vào vịng nách thân áo. Sắp cho điểm mồi dấu đầu tay trùng điểm đầu vai. Dùng kim chỉ lược từ đầu vai vòng qua vai xuống gầm nách. Khi lược điều chỉnh mép vải đầu tay kề sát đường kề tra tay.
- Điều chỉnh độ cầm đầu tay, từ điểm tra tay đầu vai về phía trước 2cm, độ cầm tròn đều. Chuyển độ cầm đều sang đúng cầm (cầm ít) đến đường ngang ngực lược êm xuống gầm nách, lược đầu tay phía sau từ đầu vai xuống 4cm, độ cầm tròn đều. Chuyển độ cầm tròn đều sang đúng cầm đến đầu sống tay, từ sống tay đến gầm nách để êm. Đường lượt tra tay sát và kín hết đường lược chun đầu tay.
- Kiểm tra độ lảng, quắp: Treo áo lên cốt, đưa đệm vai vào đầu vai, đầu đệm vai cách đường may lược 1,5cm. Sắp cho đệm vai cân đối trước và sau, xốc áo ngay ngắn, nẹp áo gài giao khuy, tay áo buông xuống, bụng tay thẳng đường ngang ngực là tay áo được.
* Chú ý: Đối với người gù lưng đường bụng tay hơi đưa về phía trước. Đối với người ưỡn bụng thì đường bụng tay hơi đưa về phía sau.
- Tay áo lảng:
+ Là tay áo có đường bụng tay hơi đưa về phía sau đường ngang ngực. + Điều chỉnh: Tháo đường lược, tra tay lui về phía sau nhiều hay ít phụ thuộc vào độ lảng nhiều hay ít.
- Tay áo quắp:
+ Là tay áo có đường bụng tay hơi đưa về phía trước đường ngang ngực. + Điều chỉnh: Tháo đường lược tra tay và đưa đầu tay lui về phía trước nhiều hay ít phụ thuộc vào tay quắp nhiều hay ít.
- Điểm tra tay đúng, độ cầm nhiều hay ít cũng ảnh hưởng đến tay lảng hay quắp của tay áo.
- Lược tra tay lần 2: Sau khi kiểm tra tay áo được, đầu tay tròn đều, độ cầm đủ mọng, họng nách khép kín, đầu sống tay mang con thốt sau, gầm nách êm. Dùng kim lược lại đường tra tay lần hai vào chân mũi chỉ lược tra tay lần một (gần như đường may thưa).
- Xác định hai điểm tra tay: Gầm nách và đầu vai của tay áo đã tra để tra tay còn lại.
- May vịng nách: May theo đường lược tra tay khơng may vào dựng, đường may trịn đều, may sát và kín hết đường lược tra tay.
- Lược đệm vào đầu vai: Xác định đầu đệm vai; phía trước hơi trịn, đầu vai phía sau trịn ít hơn, giữa đệm vai đưa ra ngoài đường may tra tay 1,5cm.
Hai đầu đệm vai đặt bằng đường may tra tay, đầu đệm vai phía trước ngắn hơn đầu đệm vai phía sau 2cm. Đặt đệm vai xi chiều với thân áo; dùng chỉ đôi lược ghim bên trong, đầu đệm vai sát với đường may tra tay mũi chỉ lược cách nhau 1,5cm. Rút chỉ nhẹ tay vừa đủ để khơng lừm mũi chỉ, hai đầu đệm vai có lại mũi. Lược ghim nhân tự đệm vai đằng trước.
- Tay áo tra xong đầu tay trịn đều, tay bng xuống đường bụng tay thẳng đường ngang ngực, độ cầm đủ mọng, họng nách khép kín, đầu sống tay mang con thốt sau, gầm nách êm, tay áo khơng vặn.
- Là tay áo đạt yêu cầu kỹ thuật, hai mang tay giống nhau và đối nhau Bước 8: Kiểm tra và làm sạch sản phẩm
- Kiểm tra vị trí, hình dáng, kích thước tay áo theo quy cách và yêu cầu kỹ thuật
- Làm sạch sản phẩm. 5.2.8. Hoàn thiện sản phẩm
* Đột nẹp, thua khuy và đính bọ:
a) Đột nẹp:
Đột nẹp bên trong từ chân ve xuống hết gót nẹp, mũi chỉ thấm dựng (không thấm ra ngồi thân áo); 1cm có 3 mũi chỉ. Mũi đột cách nẹp 0,5cm. Vắt xong khơng lộ mũi chỉ phía trong. Nẹp hai bên đột giống nhau.
b) Thùa khuy:
- Thùa khuy chỉ 3, khuy nẹp thùa dóng bằng máy, dài khuy bằng đường kính của cúc + 0,2cm. Đầu khuy cách mép nẹp 0,5cm, đầu khuy tròn, chân rết đều sát nhau, khuy thùa khép miệng không xổ tuột bên trong. Khuyết đuôi, khuyết 3 lần không giữ, lại mũi trong cho chắc.
c) Đính cúc nẹp:
Cúc đính theo khuy nẹp, từ mép nẹp vào chân cúc 1,8cm. Cúc đính chắc, gọn chân, đủ lượt lên xuống 6 lần, quấn chân cúc chặt, chân cúc cao 0,3cm (tuỳ độ dày nẹp áo) lại mũi phía trong 3 lần.
d) Đính cúc tay:
Cúc tay áo đính theo sống tay, mỗi tay có 3 cúc, từ cửa tay lên tâm cúc =3cm, từ mép sống tay vào giữa tâm cúc = 1,2cm. Đính 3 cúc liền sát nhau. 5.2.9. Là hoàn chỉnh sản phẩm
Dùng bàn là, là đủ nhiệt của từng loại vải, dung bàn là hơi là phẳng toàn bộ áo bên trong và bên ngồi. Khi là phải có vải phủ.
- Áo là xong không vàng cháy, khơng bóng và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
1. Sự tồn tại của thử, sửa:
- Bộ phận áo Vest khi may xong khách hàng có thể thỏa mãn tương đối về kỹ thuật cắt may, áo mặc vừa vặn, thoải mái không vướng, tức
- Áo mặc vừa vặn, kiểu mode đạt yêu cầu, áo mặc khơng nhăn nhúm. Vì khi đo ta lấy được số đo chính xác và đã được nhận xét đầy đủ đặc điểm người khách được đo.
- Khi cắt đã dựng hình đúng số đo và đã có gia giảm những đặc điểm hình thể dị dạng của khách hàng, đồng thời phải chú ý cả lý tính của vải.
- Như vậy khách hàng đã được thoả mãn về kỹ thuật của bộ quần áo Vest thì khơng phải thử sửa.
- Nhưng cho đến nay việc thử sửa cịn tồn tại vì nó cịn giải quyết những thiết sót xảy ra khi đo cắt hay nhận xét dị dạng của người khách mình đo chưa được đầy đủ chính xác, hay khơng chú ý đến lý tính của vải.
- Trong khâu may chưa giải quyết tốt việc canh sợi mộng mẹo hay đường kim mũi chỉ cịn sơ sài, thiếu sót.
- Để giải quyết những khuyết tật trên nên vẫn còn tồn tại việc thử sửa. 2. Phương pháp thử áo Vest
b. Thử áo:
- Trước khi lược thử chú ý những chỗ ghi chú của người cắt. Ví dụ: Người khách gù lưng, lệch vai để sử lý trước khi thử.
- Thử áo lần thử nhất, lược đơn giản nhưng cần phải sang dấu cho hai thân đều nhau những đường cần thiết như: đường gát sườn, đường gát vai, đường ngang eo, đường gấp gấu và những đường chiết của thân áo.
- Thử áo yêu cầu người khách mặc áo sơ mi.
- Thử áo sơ bộ nắm được chiều dài rộng hẹp và nhận xét những đặc điểm hình thể để làm cơ sở sửa lại cho phù hợp đến khi thử áo lần thử hai đỡ sai hỏng.
- Người khách thử áo đứng ngay ngắn, bỏ xuôi tay một cách tự nhiên, người thợ sắp lại áo ngay ngắn cho người khách và hướng dẫn cho khách nhìn vào gương để quan sát áo. Đề nghị khách cử động bình thường xem chỗ nào vướng tức, cọ sát vào người để làm dấu sửa chữa.
- Sau khi tiếp nhận ý kiến khách hàng, về phần chuyên môn của người thợ phải đứng xa người khách để quan sát tồn diện phía sau - trước để nhận biết điểm sai hỏng và giải quyết từng điểm cụ thể