Những tồn tại của công ty.

Một phần của tài liệu 740 Kế hoạch Marketing trong Công ty TNHH 1 thành viên Điện cơ Thống Nhất (VINAWIND) (Trang 25 - 29)

- Về sản phẩm: Tuy đã xây dựng chiến lựoc sản phẩm nhưng chưa đảm bảo sự đa dạng mặt hàng, chủng loại, mẫu mã sản phẩm chưa phong phú, chưa tạo được một ấn tượng đặc biệt. Hay nói cách khác, Thượng Đình chưa tạo ra được một sự khác biệt hoá sản phẩm, yếu tố để người tiêu dùng phân biệt doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh. Hiện nay Công ty chỉ chủ yếu sản xuất giầy vải, giầy thể thao, mẫu mã chủ yếu do khách hàng mang đến. Phần lớn sản phẩm của công ty chỉ tập trung vào đoạn thị trường bình dân, sản phẩm cao cấp mới chỉ là phục vụ thị trường trong nước, chưa thực sự xâm nhập được thị trường cao cấp trong khi thị trường này đang có xu hướng mở rộng. Ngoài ra, mức giá sản phẩm của công ty rơi vào mức trung bình trên thế giới. Đây là những hạn chế mà Công ty cần phải khắc phục

ngay để đảm bảo sự đa dạng về mặt hàng, mẫu mã sản phẩm, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty.

Đa dạng hoá sản phẩm của công ty chưa thực sự kết hợp với điều chỉnh, chuyển hướng cơ cấu sản phẩm một cách có hiệu quả. Hiện nay, trong cơ cấu sản phẩm của công ty, những sản phẩm tốt cho vay lãi nhiều còn chiếm tỷ trọng thấp. Với cơ cấu sản phẩm như vậy, chắc chắn sẽ làm giảm sức lợi nhuận của công ty do đó làm giảm sức cạnh tranh của công ty.

Về công tác phát triển thị trường, công tác tiêu thụ và hoạt động xúc tiến.

Thị trường của công ty phát triển rộng khắp trên cả nước với số lượng lớn đại lý. Do vậy, công ty gặp phải khó khăn trong quản lý, giữa các đại lý cũng có sự cạnh tranh do vậy ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Ngoài ra việc liên hệ giữa công ty và các đại lý sẽ khó khăn hơn.

Thông tin về các đối thủ cạnh tranh của công ty đi theo các kênh chính quy do đó thường bị chậm. Thượng Đình như vậy gặp khó khăn trong việc ứng phó với các chiến lược cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh. Đây có thể là một điểm yếu vô cùng lớn của công ty trong cạnh tranh trên thị trường.

Việc phân tich các thông tin về thị trường chủ yếu dựa trên các số liệu của hệ thông phân phối. Vấn đề khai thác thông tin của toàn ngành chưa được quan tâm nên chưa có định hướng lâu dài chắc chắn chưa sử dụng các công cụ toán học để phân tích , dự báo trong những năm gần đây, sản phẩm tiêu thụ nội địa của công ty có xu hướng ổn định tốt, riêng thị trường nước ngoài lại giảm. Đây có thể nói là biểu hiện lệch hướng kinh doanh của công

Việc tiêu thụ được chia cho hai phòng quản lý do đó chưa tạo được sự thống nhất - cơ sở của sức cạnh tranh. Trong đó, thị trường nước ngoài do phòng kinh doan xuất nhập khẩu phụ trách từ công tác Marketing kí kết hợp đồng đến xuất nhập khẩu hàng hoá. Do đó, hoạt động Marketing của công ty chưa bài bản rõ ràng. Việc xuất nhập khẩu của công ty được thực hiện chủ yếu thông qua các trung gian hoặc chỉ là nhận gia công nên công ty lại thiệy nhiều mặt. Hiện tại, công ty mới chỉ có biện pháp hỗ trợ khách hàng chứ chưa có chính sách, biện pháp cụ thể nào đó để tìm hiểu nhu cầu người tiêu dùng trực tiếp và quảng bá, xâm nhập trực tiếp vào thị trường nước ngoài.

Về bộ máy quản lý: hơi cồng kềnh so với một doanh nghiệp sản xuất, dẫn đến tăng chi phí quản lý, ảnh hưởng sự năng động, gọn nhẹ trong cơ cấu quản lý. Ngoài ra công ty còn chưa có bộ phận Marketing riêng biệt do đó các bộ phận khác trong công ty đảm nhận từng phần công việc Marketing dẫn đến sự chồng chéo chức năng, ảnh hưởng đến tốc độ ra quyết định kinh doanh về vốn đầu tư phát triển. Để bổ sung các dự án đang hoạt động, nguồn vốn huy động chủ yếu của công ty được thực hiện thông qua các đối tác nước ngoài và một ần vay tín dụng. Nguồn vốn nhà nước cấp và doanh nghiệp tự có là rất ít, chỉ đủ làm vốn đối ứng khi triển khai. Vì vậy, công ty phải trả lãi vay mỗi năm một nhiều, làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận. Như vậy, mục tiêu cạnh tranh của doanh nghiệp đảm bảo hoàn thành.

* Nguyên nhân:

- Nguyên nhân khách quan:

+ Công ty chưa thực sự bắt kịp với sự chuyển đổi cơ chế của nền kinh tế. Do vậy, văn hoá làm việc trong công ty chưa có sự thay đổi phù hợp tương ứng. Đây cũng là tình trạng chung của các doanh nghiệp Nhà nước.

+ Trong những năm gần đây do có sự chuyển hướng trong sản xuất kinh doanh giầy dép, ở Việt Nam đã có gần 120 doanh nghiệp. Do đó, mật độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành là rất lớn. Trong số các doanh nghiệp này, có những doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp địa phương, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài...đã dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh.

+ Hàng nhập lậu vào thị trường Việt Nam qua biên giới Trung Quốc, Campuchia và hàng giả Thượng Đình làm ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh, ảnh hưởng đến uy tín của giầy Thượng Đình.

+ Do tình hình sản xuất theo mùa vụ, theo đợt nên đã tạo ra tình trạng lao động không ổn định, do vậy, chưa tạo được tâm lý vững tin cho người lao động.

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Giá thành sản phẩm của công ty còn cao dẫn tới giá bán của công ty cao hơn đối thủ cạnh tranh trong khi lợi nhuận thu được sẽ thấp, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh về giá. Nguyên nhân sâu xa của vấn đề mà công ty phải chịu tình trạng này là công ty còn phải chịu chi phí lớn về nguyên vật liệu, trả lãi vay...dẫn đến tăng giá thành.

Công tác xây dựng và sửa đổi định mức tiêu dùng nguyên vật liệu vẫn chưa bám sát điều kiện thực tế, đặc biệt là điều kiện về máy móc thiết bị, về tổ chức sản xuất về lao động và các yếu tố khác.

+ Do thiết bị máy móc của công ty vẫn còn khá nhiều máy móc khá lạc hậu nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất lao động. Nhưng với dây chuyền công nghệ mới, do trình độ năng lực có hạn của công nhân và do sự

không ổn định của các đơn hàng, do vậy nó không phát huy được hết năng lực của máy móc thiết bị.

+ Sự thiếu năng động trong quản lý kinh doanh một phần do công ty thiếu nhiều những cán bộ quản lý có trình độ, có năng lực đáp ứng được yêu cầu của kinh doanh trong cạnh tranh hiện đại.

+ Tình trạng thiếu vốn thường xuyên không có nguồn vốn đầu tư để mở rộng sản xuất và chi phí cho các kế hoạch chiến lược kinh doanh còn hạn hẹp.

+ Do công ty phải phụ thuộc vào các nhà cung cấp vật liệu nên dẫn đến sự thiếu chủ động trong sản xuất tới sự thiếu chủ động trong sản xuất.

Vấn đề tiêu thụ: một trong các thiếu sót của công ty là chưa có bộ phận kiểm soát thị trường có hiệu quả. Công ty có rất ít thông tin về nhu cầu tiêu dùng về đối thủ cạnh tranh. Hệ thống thu thập thông tin phản hồi từ khách hàng hầu như không hoạt động, do đó không nắm bắt được nhu cầu thị hiếu của khách hàng. Hậu quả là vẫn còn có sản phẩm sản xuất ra chưa phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng

Với thị trường quốc tế: công ty ít có quan hệ do vậy không nắm bắt được thị trường, chủ yếu phải thông qua các trung gian. Uy tín và nhãn hiệu sản phẩm của công ty chưa được chấp nhận trong cạnh tranh xuất khẩu.

Một phần của tài liệu 740 Kế hoạch Marketing trong Công ty TNHH 1 thành viên Điện cơ Thống Nhất (VINAWIND) (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w