0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH TIÊM VẮC XIN PHÒNG UỐN VÁN Ở PHỤ NỮ MANG THAI PHƯỜNG HƯƠNG LONG THÀNH PHỐ HUẾ (Trang 34 -54 )

4.1.1. Dân số học:

Kết quả bảng 3.1 cho thấy, tuổi của các bà mẹ từ 18 - 29 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (57,5%). Về trình độ học vấn, tỷ lệ học hết cấp 3 chiếm đa số, với tỷ lệ 87,1%. Số bà mẹ là CBVC chiếm không cao (17,9%) mà chủ yếu tập trung ở nghề làm ruộng, buôn bán (82,1%), nghiên cứu củng cho thấy các hộ gia đình có bà mẹ nằm trong diện nghiên cứu có mức thu nhập < 1000.000đ/người/tháng chiếm 54,2%. Hương Long là một phường nằm ở vùng ven Thành phố Huế, diện tích đất nông nghiệp chiếm 68,3%(492/720ha) tổng diện tích toàn phường, ngành nghề chủ yếu làm ruộng (45,8%). Điều đó cho thấy các chỉ số thu thập được của nghiên cứu là phù hợp với tình hình chung của phường.

Từ các kết quả trên ta có thể nhận định, công tác về giáo dục sức khoẻ (GDSK) nói chung và công tác tuyên truyền thực hiện tốt việc tiêm vắc xin phòng uốn ván cho phụ nữ mang thai nói riêng sẻ có nhiều thuận lợi (Học vấn cao) nhưng củng gặp không ít khó khăn (tỷ lệ làm ruộng nhiều, mức thu nhập bình quân đầu người/tháng < 1000.000đ còn cao). Nhưng nhờ sự quan tâm của Y tế cấp trên, Chính quyền địa phương và sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ Y tế trên địa bàn mà trong thời gian qua, công tác tiêm chủng nói chung và tiêm

vắc xin phòng uốn ván cho phụ nữ khi mang thai nói riêng đạt tỷ lệ rất tốt. Minh chứng là trong suốt 5 năm qua tại địa bàn phường Hương Long không có bà mẹ hay trẻ sơ sinh nào mắc bệnh uốn ván, tỷ lệ tiêm vắc xin phòng uốn ván cho phụ nữ mang thai luôn đạt trên 90% (Số liệu lưu trữ tại sổ sách của trạm Y tế phường Hương Long).

4.1.2. Sức khoẻ sinh sản:

Từ kết quả bảng 3.2 có thể thấy rằng, số bà mẹ mang thai trải đều trong năm, số bà mẹ mang thai từ đầu năm chiếm nhiều hơn, thể hiện ở tỷ lệ bà mẹ mang thai 3 tháng cuối chiếm cao nhất (19,1%), so với số bà mẹ mang thai 3 tháng giữa là 11,2% và 3 tháng đầu là 14,2%. Củng từ bảng này cho thấy, có sự chênh lệch về tỷ lệ mang thai hàng năm ở địa phương này, tuy sự chênh lệch đó không nhiều giữa bà mẹ đang mang thai chiếm 45,6% và bà mẹ đã sinh con (con dưới 1 tuổi) chiếm tỷ lệ 54,4%.

Thừa Thiên Huế là vùng đất Cố đô, có nền văn hoá mang nặng tư tưởng phong kiến “trọng nam khinh nữ”, “đông con hơn nhiều của”… Tuy nhiên những quan niệm đó hiện nay không còn tác động nhiều đến vấn đề dân số; nói như thế không có nghĩa là nó hoàn toàn không ảnh hưởng đến tỷ lệ sinh con thứ 3 ở địa phương này, đó là các bà mẹ có trên 2 con vẫn còn chiếm một tỷ lệ nhất định, trong đó có phường Hương Long thành phố Huế. Từ kết quả bảng 3.3 cho thấy, số bà mẹ mang thai hơn 2 lần chiếm tỷ lệ 3,8% và số bà mẹ mang thai lần 1 và lần 2 chiếm tỷ lệ rất cao (96,2%). Đây là nghiên cứu với cỡ mẫu toàn bộ, tỷ lệ bà mẹ mang thai hơn 2 lần chiếm không đáng kể, điều đó cho thấy công tác về DS – KHHGĐ ở phường Hương Long tương đối tốt. Nhìn vào kết quả trên chúng ta có thể nhận định, tỷ lệ đó sẻ góp phần không nhỏ trong sự ổn định về dân số, phát triển về kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống ở địa phương này.

4.2. TỶ LỆ TIÊM VẮC XIN PHÒNG UỐN VÁN CỦA ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU TRONG LẦN MANG THAI NÀY.

4.2.1. Tỷ lệ tiêm chủng các mũi vắc xin phòng uốn ván:

Kết quả bảng 3.4 cho thấy, trong tổng số các bà mẹ được nghiên cứu, có 19,6% số bà mẹ mới được tiêm 2 mũi vắc xin phòng uốn ván, số bà mẹ được tiêm 1 mũi vắc xin phòng uốn ván chiếm cao nhất (77,5%) và chỉ có 2,9% số bà mẹ không tiêm mũi nào vắc xin phòng uốn ván. Điều này có thể giải thích vì sao tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ đạt không cao tại thời điểm nghiên cứu, đó là do một số bà mẹ mang thai có tuổi thai quá nhỏ (< 3 tháng) nên họ chưa tiêm chứ không phải là không tiêm.

Từ kết quả bảng 3.5 cho thấy, số bà mẹ mang thai lần đầu mới chỉ được tiêm 1 mũi vắc xin phòng uốn ván chiếm tỷ lệ 44,2% và củng đối tượng này chiếm tỷ lệ 47,7% đã được tiêm 2 mũi vắc xin phòng uốn ván và có tới 8,1% các bà mẹ mang thai không tiêm mũi nào. Tỷ lệ tiêm 2 mũi vắc xin phòng uốn ván (47,7%) chiếm rất thấp trong tổng số các bà mẹ mang thai lần đầu, nguyên nhân có thể nghĩ tới là do số bà mẹ mang thai có tuổi thai còn quá nhỏ nên các bà mẹ chưa tiêm đủ vắc xin để phòng uốn ván.

Củng từ bảng 3.5, số bà mẹ mang thai hơn 1 lần được tiêm 1 mũi vắc xin phòng uốn ván chiếm tỷ lệ rất cao (96,1%) và chỉ có 2,9% số bà mẹ đã được tiêm 2 mũi, không có bà mẹ nào chưa tiêm vắc xin phòng uốn ván. Điều này có thể thấy, số bà mẹ này đã được tiêm đầy đủ vắc xin phòng uốn ván trong lần mang thai trước, do vậy lần mang thai này họ chỉ cần tiêm thêm 1 mũi nữa là đủ, thể hiện tỷ lệ tiêm 1 mũi vắc xin ở nhóm bà mẹ này cao.

Từ kết quả bảng 3.6 thấy:

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, số bà mẹ chưa được tiêm mũi nào vắc xin phòng uốn ván chiếm tỷ lệ 20,6%, số bà mẹ được tiêm 1 mũi vắc xin phòng uốn ván chiếm tỷ lệ 79,4% và không có bà mẹ nào tiêm 2 mũi vắc xin

phòng uốn ván. Tỷ lệ này thể hiện nhận thức của bà mẹ về tiêm vắc xin phòng uốn ván càng sớm càng tốt khi mang thai còn hạn chế. Từ kết quả đó có thể nhận định, công tác tuyên truyền về lợi ích của việc tiêm vắc xin phòng uốn ván càng sớm càng tốt khi mang thai chưa hiệu quả. Sỡ dĩ phải tiêm sớm vì nguy cơ bà mẹ mang thai trong giai đoạn này có thể bị sẫy thai, thai chết lưu hoặc nạo phá thai. Các trường hợp đó có thể dẫn đến tình trạng bà mẹ bị uốn ván nếu bà mẹ chưa được tiêm vắc xin phòng uốn ván trong điều kiện dịch vụ không đảm bảo vô trùng.

Trong 3 tháng giữa của thai kỳ, số bà mẹ được tiêm 1 mũi vắc xin phòng uốn ván chiếm tỷ lệ 88,9% và 11,1% số bà mẹ đã được tiêm 2 mũi vắc xin phòng uốn ván. Kết quả trên chứng tỏ tỷ lệ bà mẹ mang thai được tiêm vắc xin phòng uốn ván chủ yếu tập trung ở giai đoạn này, hầu hết các bà mẹ đều cho rằng “ tiêm trong thời gian này sẻ an toàn hơn cho thai”.

Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, tỷ lệ bà mẹ được tiêm 1 mũi vắc xin phòng uốn ván chiếm tới 73,9% và 26,1% số bà mẹ đã được tiêm 2 mũi vắc xin phòng uốn ván. Điều này có thể giải thích là do số bà mẹ mang thai trong 3 tháng cuối, có một số bà mẹ đã từng mang thai và đã được tiêm vắc xin phòng uốn ván đầy đủ trước đó, nên lần này chỉ cần tiêm thêm 1 mũi nữa là đủ, thể hiện ở tỷ lệ tiêm 1 mũi cao.

Trong suốt thai kỳ, hầu như các bà mẹ đều có ý thức tiêm vắc xin phòng uốn ván, một số bà mẹ cho rằng “nếu tiêm sớm vào 3 tháng đầu sẻ không tốt cho thai”, thể hiện ở chổ có một số bà mẹ mang thai trong 3 tháng đầu không tiêm vắc xin phòng uốn ván (20,6%).

Với bà mẹ đã sinh con (con dưới 1 tuổi), có 92,5% các bà mẹ đã tiêm 1 mũi vắc xin phòng uốn ván và 7,5% các bà mẹ tiêm 2 mũi vắc xin phòng uốn ván, phù hợp với thực tế bà mẹ mang thai hơn 1 lần ở bảng 3.5, điều đó có nghĩa là bà mẹ đã sinh con (con dưới 1 tuổi) đa số mang thai lần thứ 2 trở đi.

4.2.3. Tỷ lệ các bà mẹ tiêm đầy đủ vắc xin phòng uốn vánkhi mang thai:

Kết quả bảng 3.7 cho thấy, tỷ lệ các bà mẹ được tiêm đầy đủ vắc xin phòng uốn ván đạt 89,9% (Độ tin cậy 95%). Trong đó, tỷ lệ các bà mẹ đang mang thai 3 tháng cuối được tiêm đầy đủ vắc xin phòng uốn ván đạt 73,9 %, điều này có thể lý giải bằng cách lựa chọn đối tượng để xác định thế nào là tiêm đủ của nghiên cứu được nêu trong phần “Đối tượng và phương pháp nghiên cứu”. Sỡ dĩ cách chọn đó sẻ ảnh hưởng đến kết quả này vì tại thời điểm nghiên cứu, có một số bà mẹ mang thai chưa tiêm đủ nhưng thời gian tới họ vẫn sẻ tiếp tục tiêm, xác suất để giả thuyết này xảy ra rất cao. Do vậy tính trên phương diện tổng quát tỷ lệ bà mẹ mang thai được tiêm vắc xin phòng uốn ván đầy đủ vẫn đảm bảo chỉ tiêu, sai số cho cách chọn này là 30% nên tỷ lệ thấp nhất về tiêm đầy đủ vắc xin phòng uốn ván vẫn đạt trên 80% và củng từ bảng 3.8, tỷ lệ các bà mẹ có con dưới 1 tuổi đã được tiêm đầy đủ vắc xin phòng uốn ván đạt 95,5% đây là tỷ lệ đạt được của các bà mẹ mang thai đã sinh con. Như phần “ Đối tượng và phương pháp nghiên cứu” đã trình bày, số bà mẹ có con dươí tuổi được đánh giá qua quá trình mang thai đứa con này; do vậy có thể khảng định, tỷ lệ tiêm vắc xin phòng uốn ván cho phụ nữ mang thai ở phường Hương Long thành phố Huế hàng năm luôn đảm bảo chỉ tiêu. Tỷ lệ này tương đương với nghiên cứu của Đỗ Quan Hà, Nguyễn Anh Dũng về tỷ lệ tiêm đầy đủ vắc xin phòng uốn ván khi mang thai tại vùng nông thôn tỉnh Bắc Giang (95,7%) [18].

4.3. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN THỰC TRẠNG TIÊM VẮC XIN PHÒNG UỐN VÁN KHI MANG THAI:

4.3.1. Dân số học.

4.3.1.1. Tuổi.

Theo bảng 3.8, nhóm các bà mẹ dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ 50,8%, nhóm trên 30 tuổi chiếm tỷ lệ 49,2%. Ở nhóm bà mẹ trên 30 tuổi được tiêm chủng

đầy đủ vắc xin phòng uốn ván chiếm tỷ lệ 93,2%. Nhóm dưới 30 tuổi được tiêm vắc xin phòng uốn ván đầy đủ chiếm tỷ lệ 86,8%. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm tuổi của các bà mẹ và tỷ lệ tiêm vắc xin phòng uốn ván khi mang thai (p > 0,05). Điều đó nói lên độ chênh lệch về tuổi của các bà mẹ không làm ảnh hưởng đến kết quả tiêm vắc xin phòng uốn ván của các bà mẹ khi mang thai. Vấn đề này có thể lý giải bằng việc tiêm vắc xin phòng uốn ván cho phụ nữ mang thai bây giờ hầu như đã được đa số người dân hiểu rõ, họ ý thức được việc làm này hết sức quan trọng đối với sức khoẻ của chính bà mẹ và con của họ. Vì thế mà sự chênh lệch về độ tuổi đã không ảnh hưởng đến kết quả tiêm chủng. Sự chênh lệch về kết quả tiêm vắc xin ở các nhóm tuổi chủ yếu là do có một số bà mẹ mang thai có tuổi thai còn nhỏ (dưới 3 tháng) nên họ chưa tiêm đủ nhưng thời gian tới họ vẫn tiếp tục tiêm.

4.3.1.2. Trình độ học vấn:

Đây là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến việc có sử dụng hay không sử dụng các dịch vụ về chăm sóc thai sản nói chung và tiêm vắc xin phòng uốn ván khi mang thai nói riêng. Vì các bà mẹ có học vấn cao thì nhận thức về vấn đề này sẻ tốt hơn. Kết quả bảng 3.9 cho thấy, tỷ lệ các bà mẹ có trình độ học vấn dưới THPT chiếm tỷ lệ 11,2% và 88,8% là tỷ lệ các bà mẹ có trình độ học vấn từ THPT trở lên. Trong nhóm bà mẹ có trình độ học vấn dưới THPT có tỷ lệ tiêm vắc xin phòng uốn ván đầy đủ chiếm 75%; ở nhóm các bà mẹ có trình độ học vấn từ THPT trở lên có tỷ lệ tiêm vắc xin phòng uốn ván đầy đủ chiếm 91,8%. Từ kết quả đó có thể khảng định, các bà mẹ có trình độ học vấn càng cao thì tỷ lệ tiêm vắc xin phòng uốn ván khi mang thai càng cao và ngược lại, với nhóm bà mẹ có trình độ học vấn càng thấp thì tỷ lệ tiêm vắc xin phòng uốn ván khi mang thai càng thấp. Nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt về trình độ học vấn của các bà mẹ và tỷ lệ tiêm

vắc xin phòng uốn ván khi mang thai. Sự khác biệt đó có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Vì vậy công tác nâng cao dân trí có vai trò hết sức quan trọng trong vấn đề này. Đối với chương trình TCMR nói chung và tiêm vắc xin phòng uốn ván cho PNMT nói riêng, các cơ sở Y tế cần chú trọng đến các đối tượng này, phải tuyên truyền, giáo dục lợi ích của việc tiêm chủng và thường xuyên nhắc nhỡ mũi tiêm tiếp theo của bà mẹ khi mang thai để được tiêm chủng đầy đủ hơn. Có như vậy công tác tiêm chủng nói chung và tiêm vắc xin phòng uốn ván khi mang thai nói riêng mới có hiểu quả, chỉ tiêu loại trừ UVSS sẻ luôn được duy trì.

4.3.1.3. Nghề nghiệp:

Kết quả bảng 3.10 cho thấy, nhóm các bà mẹ là CBVC có tỷ lệ tiêm vắc xin phòng uốn ván đầy đủ khi mang thai đạt 100%, các nghề nghiệp khác như buôn bán, làm ruộng chiếm tỷ lệ 88,1%. Nhóm bà mẹ là CBVC có trình độ học vấn cao hơn, kinh tế ổn định hơn, ngoài ra do tính chất công việc, thường họ có điều kiện để xem báo chí, truyền hình và giao tiếp với nhiều người có học vấn nên họ ý thức được việc tiêm vắc xin phòng uốn ván khi mang thai là cần thiết, phải chăng đó là lý do để tỷ lệ tiêm đầy đủ đạt tối đa ở nhóm bà mẹ này. Điều đó có thể giải thích, các bà mẹ là CBVC có nhiều thuận lợi hơn nhưng sự khác nhau giữa tỷ lệ tiêm vắc xin phòng uốn ván và nghề nghiệp của các bà mẹ không khảng định được yếu tố nghề nghiệp đã ảnh hưởng nhiều việc tiêm vắc xin phòng uốn ván của các bà mẹ, Tỷ lệ bà mẹ là CBVC đa số đang mang thai 3 tháng cuối (28/46), do đó tỷ lệ tiêm đầy đủ vắc xin phòng uốn ván đạt 100% không phải vì họ có điều kiện tốt hơn để tham gia chương trình này mà đa số bà mẹ mang thai trong giai đoạn này đều đã được tiêm đầy đủ các mũi vắc xin phòng uốn ván. Những người làm nghề buôn bán, nông nghiệp điều kiện tiếp xúc với các nguồn thông tin sẻ hạn chế hơn, ít quan tâm đến sức khoẻ của mình hơn, tuy nhiên, ở nhóm bà mẹ này củng đã

đạt một tỷ lệ khá cao (88,1%) về tiêm đầy đủ vắc xin phòng uốn ván khi mang thai, chứng tỏ nghề nghiệp chỉ là một yếu tố mà yếu tố đó không ảnh hưởng đến kết quả tiêm vắc xin phòng uốn ván cảu bà mẹ khi mang thai. Nghiên cứu củng cho thấy có sự khác biệt về nghề nghiệp của các bà mẹ và tỷ lệ tiêm vắc xin phòng uốn ván khi mang thai, sự khác biệt đó không có nghĩa thống kê (p > 0,05).

4.3.1.4. Mức thu nhập:

Kết quả bảng 3.11 cho thấy có 48,2% tỷ lệ các bà mẹ sống trong gia đình có mức thu nhập 1000.000đ/người/tháng, nhóm bà mẹ này có tỷ lệ tiêm đầy đủ vắc xin phòng uốn ván khi mang thai đạt 93,5%; trong nhóm bà mẹ sống trong gia đình có mức thu nhập dưới 1000.000đ/người/tháng, nhóm bà mẹ này có tỷ lệ tiêm đầy đủ vắc xin phòng uốn ván khi mang thai chiếm 86,2%. Nhìn vào kết quả nghiên cứu thu được, có sự khác nhau giữa mức thu nhập và tỷ lệ tiêm đầy đủ vắc xin phòng uốn ván, sự khác biệt đó không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Sự khác biệt về mức thu nhập không đáng kể

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH TIÊM VẮC XIN PHÒNG UỐN VÁN Ở PHỤ NỮ MANG THAI PHƯỜNG HƯƠNG LONG THÀNH PHỐ HUẾ (Trang 34 -54 )

×