Tình hình sử dụng nhiên liệu sinh học

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nâng cao tính năng kinh tếkỹ thuật và giảm mức độ phát thải ô nhiễm của động cơ xe gắn máy chạy bằng LPG và ethanol (Trang 25 - 27)

7. Các điểm mới chủ yếu của luận án

1.2. Tình hình sử dụng nhiên liệu sinh học

1.2.1. Tình hình s dng nhiên liu sinh hc trên thế gii

Nhiều quốc gia trên thế giới ngày nay đã phát triển sử dụng nhiên liệu sinh

học từ nguồn nguyên liệu có khả năng tái tạo được, thay thế một phần xăng dầu cho ngành giao thông vận tải như Brazil, Hoa Kỳ, Thái Lan, Đức, Pháp, Thụy Điển,

Canada, Ấn Độ, Trung Quốc,...

Brazil là nước dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực sử dụng nhiên liệu sinh học

với sản lượng ethanol cao nhất thế giới, khoảng chừng 14,7 triệu mét khối/năm. Từ

năm 2017 đến nay mỗi năm Hoa Kỳ sản xuất 132.000 triệu lít nhiên liệu sinh học để

giảm 20% lượng xăng dầu tiêu thụ [80]. Việc sử dụng E85 một hỗn hợp của 85% ethanol và 15% xăng cho các xe chạy nhiên liệu tái tạo FFV đã trở nên phổ biến ở Brazil. Pha trộn với tỷ lệ khác của ethanol trong xăng thường được sử dụng ở các nước khác nhau trên toàn thế giới, đặc biệt là Thụy Điển (5%), Hoa Kỳ (10%), Úc

(10%), Canada (10%), Brazil (25%), [14], [21].

Hình 1.2: Sản lượng ethanol (triệu gallon) top các nước hàng đầu thế gii [87]

1.2.2. Tình hình s dng nhiên liu sinh hc Vit Nam

Ở Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 177/2007/QĐ-TTg ngày 20/11/2007 về việc phê duyệt “Đề án phát trin nhiên liu

9

sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025”. Theo đó lộ trình áp dụng từ ngày

01/12/2014, xăng sinh học E5 được sản xuất để sử dụng cho phương tiện cơ giới đường bộ tại 7 địa phương: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phịng, Đà Nẵng,

Cần Thơ, Quảng Ngãi, Bà Rịa-Vũng Tàu và chính thức sử dụng rộng rãi trên tồn quốc từ 01/12/2015. Xăng sinh học E10 (với mức hòa trộn là 10%) đã được sản

xuất để sử dụng cho phương tiện cơ giới đường bộ tiêu thụ trên toàn quốc từ ngày

01/12/2017 tuy nhiên đến nay vẫn đang sử dụng rất hạn chế [5].

Vai trò của nhiên liệu sinh học trong phát triển bền vững, trong đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025 đã nêu rõ: Nhiên

liệu sinh học là một dạng năng lượng mới, tái tạo cần được phát triển để thay thế một phần nhiên liệu hóa thạch truyền thống, cũng như góp phần đảm bảo an ninh

năng lượng và bảo vệ môi trường, phù hợp với xu thế phát triển chung trên thế giớị

Bng 1.1: Tình hình sn xut ethanol - sn nguyên liu pha chế xăng sinh học nước ta, [19]

Nhà máy

Công sut thiết kế

(m3/năm)

Tng vn

đầu tư Chđầu tư

Đối tác Ethanol Bình Phước 100,000 2.000 tỷ đồng

Tổng Công ty dầu Việt Nam (PVOil), Cty Toyo Thai New Energy LTẸ LTD.

(TTNE) và Cty Cổ phần Licogi 16

Ấn Độ

Ethanol

Dung Quất 100,000

2.258 tỷ đồng

Tổng Công ty dầu Việt Nam (PVOil), Tổng Công ty CP DVTH Dầu Khí (Petrosetco) và Cơng ty TNHH Lọc-

Hóa dầu Bình Sơn (BSR).

Hoa Kỳ

Ethanol

Phú Thọ 100,000

2.485 tỷ đồng

Tổng Công ty dầu Việt Nam (PVOil), Công ty TNHH Motor N.A Việt Nam,

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á

Hoa Kỳ Ethanol Đồng Xanh 100,000 575 tỷ đồng Công ty Cổ phần Đồng Xanh Trung Quốc Ethanol Tùng Lâm 60,000 928 tỷ đồng Công ty TNHH Tùng Lâm Trung Quốc

10

Cùng với xu hướng thế giới, các nhà khoa học Việt Nam đã và đang quan tâm nghiên cứu nhiên liệu sinh học hơn một thập kỷ qua, đã có khá nhiều kết quả nghiên cứu, ứng dụng khả quan được công bố.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Nâng cao tính năng kinh tếkỹ thuật và giảm mức độ phát thải ô nhiễm của động cơ xe gắn máy chạy bằng LPG và ethanol (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)