Khi đưa ra 3 trường hợp bệnh giả định, tỷ lệ người bán lẻ trả lời đúng về các nội dung cần thực hiện với tình huống trẻ 6 tháng tuổi ho, sốt, bú kém là cao nhất với 85,6%. Đây cũng là tình huống người bán lẻ gặp khá thường ngày và họ phải xử trí. Đối với trường hợp người lớn sốt cao và khách hàng đau răng có tỷ lệ trả lời đúng khá thấp và lần lượt là 23,7% và 24,7%.
Tóm lại, kết quả khảo sát trước can thiệp cho thấy thực trạng cung ứng thuốc và kiến thức thực hành của người bán lẻ thuốc tư nhân còn tồn tại một số vấn đề sau:
- Các cơ sở bán lẻ thuốc tư nhân tư nhân chưa thực hiện được đầy đủ các quy định về điều kiện hành nghề (CSVC, TTB, …) cũng như chưa thực hiện tốt các quy định chuyên môn khác (bán thuốc theo đơn, ghi nhãn thuốc, tư vấn).
Người bán lẻ thuốc tư nhân còn thiếu kiến thức, thực hành chuyên môn cũng như thông tin về các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực hành nghề dược tư nhân đảm bảo bán thuốc có chất lượng, sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.
3.3. Hiệu quả can thiệp nhằm cải thiện việc thực hiện một số tiêu chuẩn thực hành nhà thuốc tốt tại các cơ sở bán lẻ thuốc tư nhân
3.3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu tại khảo sát sau can thiệp
Bảng 3.17. Số lượng và loại hình cơ sở bán lẻ tại thời điểm sau can thiệp
Cơ sở bán lẻ thuốc Kim Thành Gia Lộc Chung
SL (%) SL (%) SL (%)
Nhà thuốc 1 (2,4) 1 (2,3) 2 (2,4)
Quầy thuốc 39 (92,9) 35 (81,4) 74 (87,1)
Đại lý thuốc 2 (4,7) 7 (16,3) 9 (10,5)
Tổng 42 (100) 43 (100) 85 (100)
Sau can thiệp có tổng số 85 cơ sở bán lẻ được khảo sát, trong đó số lượng cơ sở được khảo sát tại Kim Thành và Gia Lộc lần lượt là 42 và 43 cơ sở. Như vậy, sau can thiệp số lượng cơ sở có giảm đi so với TCT, cụ thể tại mỗi huyện giảm đi 3 đại lý thuốc (đóng cửa) và 1 nhà thuốc tại huyện Gia Lộc (chuyển đi nơi khác).
Bảng 3.18. Số lượng và loại hình cơ sở đạt GPP
Cơ sở bán lẻ thuốc đạt GPP Kim Thành Gia Lộc Chung
SL (%) SL (%) SL (%)
Nhà thuốc 1 (7,1) 1 (5,9) 2 (6,5)
Quầy thuốc 13 (92,9) 16 (94,1) 29 (93,5)
Tổng 14 (100) 17 (100) 31 (100)
Trong tổng số 85 cơ sở bán lẻ được khảo sát sau can thiệp, số lượng cơ sở đạt GPP là 31 cơ sở. Trong đó, tất cả các nhà thuốc của 2 huyện đều đạt GPP, chỉ có 42% loại hình quầy thuốc đạt GPP. Đã có sự gia tăng về số lượng cơ sở bán lẻ đạt GPP so với kết quả khảo sát trước can thiệp (chưa có cơ sở nào trong 2 huyện đạt GPP). Trao đổi về vấn đề này các cơ quan quản lý có ý kiến như sau:
“Việc ban hành và thực hiện GPP là rất quan trọng và cần thiết, tuy
nhiên tính khả thi khi xây dựng lộ trình cần xem xét lại vì cứ nói là thực hiện GPP không phải là thực hiện được ngay dù chúng tôi đã rất cố gắng” (PVS – Lãnh đạo SYT Hải Dương)
Với các cơ sở bán lẻ thuốc tư nhân phần lớn họ cũng đồng thuận với việc thực hiện tiêu chuẩn này nhưng cần có lợi ích khác biệt đối với các cơ sở chưa đạt GPP “đề nghị cơ quan quản lý làm thế nào để khi chúng tôi đạt GPP rồi
thì phải khác các cơ sở bán lẻ khác chứ” (TLN – NBL).
Bảng 3.19. Trình độ chun mơn của người bán lẻ thuốc tại các cơ sở đạt GPP
Trình độ chuyên môn Kim Thành Gia Lộc Chung
SL (%) SL (%) SL (%) Dược sỹ đại học 1 (7,1) 1 (5,9) 2 (3,5) Dược sỹ cao đẳng 1 (7,1) 0 (0) 1 (3,2) Dược sỹ trung học 12 (85,8) 13 (76,5) 25 (80,6) Dược tá 1 (7,1) 6 (35,3) 7 (22,6) Tổng 14 (100) 17 (100) 31 (100)
Với các cơ sở đạt GPP, trình độ chun mơn đa phần là dược sỹ trung học (80,6%). Tỷ lệ dược sỹ đại học chỉ chiếm 3,5% và dược tá chiếm 22,6%.
Bảng 3.20. Thông tin chung của khách hàng mua thuốc
Thông tin Kim Thành Gia Lộc Chung
SL (%) SL (%) SL (%)
Nam 68 (36,9) 60 (33,2) 128 (35,1)
Nữ 116 (63,1) 121 (66,8) 237 (64,9)
Tuổi trung bình (TB ĐLC) 44,1 14,7 43,9 15,4 43,9 15,0
Tổng 184 (100) 181 (100) 365 (100)
Sau can thiệp, có tổng số 365 khách hàng mua thuốc được khảo sát, trong đó số lượng khách hàng tại hai huyện Kim Thành và Gia Lộc lần lượt là 184 và 181. Tỷ lệ khách hàng là nữ giới chiếm đa số với 64,9%. Tuổi trung bình của khách hàng là 43,9 15,0.
3.3.2. Hiệu quả can thiệp nhằm cải thiện việc thực hiện một số tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc tại các cơ sở bán lẻ thuốc tư nhân
3.3.2.1. Hiệu quả can thiệp thực hiện tiêu chuẩn về cơ sở vật chất – kỹ thuật
Bảng 3.21. Thay đổi về tuân thủ điều kiện cơ sở vật chất và VSMT
Nội Kim Thành SL (%) Gia Lộc SL (%)
HQCT TCT SCT TCT SCT dung CSHQ CSHQ (n=45) (n=42) (n=47) (n=43) Đạt 26 41 0,94 29 32 0,33 0,61 CSVC (57,8) (97,6)* (61,7) (74,4) Đạt 35 40 0,78 36 37 0.40 0,38 VSMT (77,8) (95,2)* (76,7) (86,1) CSVC: Cơ sở vật chất; SL: số lượng (*) p<0,05
Tỷ lệ cơ sở đạt các điều kiện về cơ sở vật chất tại Kim Thành trước và sau can thiệp lần lượt là 57,8% và 97,6%, sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Tại Gia Lộc, tỷ lệ này trước và sau can thiệp lần lượt là 61,7% và 74,4%, tuy nhiên sự khác biệt này khơng có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Can thiệp là có hiệu quả với HQCT=0,61. Kết quả tương tự đối với tỷ lệ cơ sở tuân thủ các điều kiện về vệ sinh môi trường.
3.3.2.2. Hiệu quả can thiệp đối với việc tuân thủ tiêu chuẩn về trang thiết bị
Bảng 3.22. Thay đổi về tuân thủ các tiêu chuẩn về trang thiết bị Kim Thành SL (%) Gia Lộc SL (%)
Nội dung TCT SCT CS TCT SCT CS HQCT
(n=45) (n=42) HQ (n=47) (n=43) HQ
Có ẩm kế 21 38 0,82 15 20 0,210,60
Có nhiệt kế 21 38 0,82 15 22 0,28 0,54 (47,6) (90,5)* (31,9) (51,2) Có kệ, giá 36 40 37 38 thuốc chắc (80,0) (95,2)* 0,76 (78,7) (88,4) 0,46 0,30 chắn, sạch sẽ Dụng cụ đếm 37 38 0,47 40 40 0,53 -0,06 thuốc (82,2) (90,5)* (85,1) (93,0) SL: số lượng; (*) p<0,05
Việc tuân thủ các tiêu chuẩn trang thiết bị như có ẩm kế, nhiệt kế, kệ, giá thuốc và dụng cụ đếm thuốc tại hai huyện đều tăng lên sau can thiệp. Tuy nhiên, tại Kim Thành có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về các tỷ lệ này trước và sau can thiệp. Trong khi đó, khơng có sự khác biệt về các tỷ lệ này trước và sau can thiệp tại huyện Gia Lộc.
3.3.2.3. Hiệu quả can thiệp đối với việc tuân thủ tiêu chuẩn về ghi nhãn thuốc Về thực hành ghi nhãn khi ra lẻ thuốc, tỷ lệ khách hàng mua thuốc có ra
lẻ mà khơng được ghi nhãn phù hợp tại Kim Thành giảm từ 47,4% trước can thiệp xuống còn 15,5% sau can thiệp.
Bảng 3.23. Hiệu quả can thiệp đối với tuân thủ tiêu chuẩn thực hành ghi nhãn khi ra lẻ Kim Thành Gia Lộc Nội dung SL (%) SL (%) HQ CT TCT SCT CS TCT SCT CS (n=57) (n=71) HQ (n=46) (n=60) HQ Thuốc ra lẻ 27 11 22 34
không được ghi -0,61 0.17 -0,78
(47,4) (15,5)* (47,8) (56,7) nhãn phù hợp
SL: số lượng; (*) p<0,05
Tỷ lệ này tại Gia Lộc lại tăng lên một chút, từ 47,8% lên 56,7% sau can thiệp, tuy nhiên mức tăng lên này khơng có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Can thiệp là có hiệu quả trong việc giảm tỷ lệ khách hàng mua thuốc không được ghi nhãn phù hợp khi ra lẻ (HQCT= -0,78).
3.3.2.4. Hiệu quả can thiệp đối với tuân thủ tiêu chuẩn về thực hiện một số quy chế chuyên môn
Về thực hành sắp xếp bảo quản thuốc
Bảng 3.24. Thay đổi về tuân thủ thực hành sắp xếp bảo quản thuốc Kim Thành SL (%) Gia Lộc SL (%) HQ Nội dung TCT SCT CS TCT SCT CS CT (n=45) (n=42) HQ (n=47) (n=43) HQ Sắp xếp thuốc đúng 5 20 0,41 4 11 0,19 0,22 quy định (11,1) (47,6)* (8,5) (25,6) Không để ánh sáng 33 37 30 31 mặt trời chiếu trực (75,0) (88,1)* 0,52 (65,2) (73,8) 0,25 0,28 tiếp vào thuốc
SL: số lượng; (*) p<0,05
Tỷ lệ cơ sở tuân thủ sắp xếp thuốc đúng quy trình theo loại thuốc, hạn sử dụng… tại Kim Thành trước và sau can thiệp lần lượt là 11,1% và 47,6%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Tại Gia Lộc, tỷ lệ này trước và sau can thiệp lần lượt là 8,5% và 25,6%. Tuy nhiên sự khác biệt này khơng có ý nghĩa thống kê (p>0,05).Tương tự, tỷ lệ tuân thủ về việc sắp xếp không để ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào thuốc tại Kim Thành tăng lên sau can thiệp có ý nghĩa thống kê, cịn ở Gia Lộc thì có tăng lên nhưng khơng có ý nghĩa thống kê.