Tình hình tiêm chủng, uống bổ sung viên sắt và các loại bệnh tật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình quản lý thai nghén tại phường an đông thành phố huế (Trang 32 - 51)

LOẠI BỆNH TẬT KHÁC

Bảng 3.12. Tỷ lệ thai phụ tiêm chủng uốn ván hàng tháng

Mũi tiêm Số thai phụ Tỷ lệ %

Không tiêm 01 0,83

UV 1 82 68,34

UV 2 37 30,83

Tổng 120 100,00

Đa số các phụ nữ mang thai đều tiêm chủng UV đầy đủ, trong đó tiêm 1 lần chiếm tỷ lệ 68,34%, 2 lần chiếm chiếm tỷ 30,83%. Chỉ có 01 đối tượng không tiêm UV 0,83%.

Bảng 3.13. Số phụ nữ mang thai uống viên sắt bổ sung

Số tháng uống Số thai phụ Uống liên tục Uống ngắt quảng

n % n % n % 1 00 0,00 00 0,00 00 0,00 2 03 2,50 11 0,83 02 1,67 3 07 5,83 06 5,00 01 0,83 4 06 5,00 04 3,33 02 1,67 5 16 13,33 13 10,83 03 2,50 6 23 19,17 23 19,17 00 0,00 7 33 27,50 31 25,83 02 1,67 8 25 20,83 23 19,17 02 1,67 9 07 5,83 07 5,83 00 0,00 Tổng 120 100,00 108 90,00 12 100,00

100% phụ nữ mang thai đều uống bổ sung viên sắt, trong đó 90% đối tượng uống liên tục, 10% uống ngắt quảng. Số thai phụ tháng thứ 7 chiếm tỷ lệ cao nhất 25,83%. Bảng 3.14. Huyết áp thai phụ các lần khám Huyết áp (mmHg) n Tỷ lệ % 100/60 - <130/80 114 95,00 130/80 - < 140/90 04 3,33 140/90 - 160/100 02 1,67 Tổng 120 100,00

Trong 120 đối tượng nghiên cứu có 114 thai phụ có mức HA trong giới hạn bình thường chiếm 95,0%, có mức HA bình thường cao chiếm tỷ lệ 3,33%, chỉ có 2 trường hợp tăng HA chiếm tỷ lệ 1,67%.

Bảng 3.15. Xét nghiệm Protein niệu các lần khám

Protein niệu Số thai phụ Tỷ lệ %

(+++) 00 0,00

(++) 01 0,83

(+) 03 2,50

(-) 116 96,67

Tổng 120 100,00

Có 116 thai phụ mang thai không có protein niệu (-) chiếm tỷ lệ 96,67%, có 01 trường hợp (++) chiếm tỷ lệ 0,83%, 03 trường hợp protein niệu (+) chiếm tỷ lệ 2,50%.

Bảng 3.16. Triệu chứng phù qua các lần khám

Không phù 109 90,83

Phù 2 chi dưới 11 9,17

Phù toàn thân 00 0,00

Tổng 120 100,00

Phần lớn các thai phụ không phù chiếm tỷ lệ 90,83%, có 11 đối tượng phù 2 chi dưới chiếm tỷ lệ 9,17%. Không có trường hợp nào phù toàn thân.

Bảng 3.17. Tiền sử bệnh tật Loại bệnh n Tỷ lệ % Không bị bệnh 109 90.83 Sốt xuất huyết 03 2.50 Dạ dày 04 3.33 Bệnh trĩ 01 0.83 Viêm phế quản 01 0.83 Viêm xoang 02 1.67 Tổng 120 100.00

Trong 120 đối tượng nghiên cứu có 109 phụ nữ mang thai không có tiền sử mắc bệnh, chiếm tỷ lệ 90,83%, số phụ nữ mang thai có tiền sử mắc bệnh dạ dày chiếm tỷ lệ 3,33%, sốt xuất huyết chiếm tỷ lệ 2,50%, viêm xoang chiếm tỷ lệ 1,67%, viêm phế quản chiếm tỷ lệ 0,83%, bệnh trỉ chiếm tỷ lệ 0,83%.

Bảng 3.18. Tiền sử sản phụ khoa

Loại bệnh Số thai phụ Tỷ lệ %

Không bị bệnh 99 82,50

Sẩy thai, thai lưu 04 3,33

Mổ lấy thai 05 4,17

Viêm phần phụ 01 0,83

Viêm âm hộ âm đạo 09 7,50

Viêm cổ tử cung 02 1,67

Tổng 120 100,00

Trong 120 đối tượng nghiên cứu có 99 phụ nữ mang thai không có tiền sử mắc bệnh sản phụ khoa, chiếm tỷ lệ 82,50%, số phụ nữ mang thai có tiền sử mắc bệnh viêm âm hộ, âm đạo chiếm tỷ lệ 7,50%, mổ lấy thai chiếm tỷ lệ 4,17%, sẩy thai, thai lưu chiếm tỷ lệ 3,33%, viêm cổ tử cung chiếm tỷ lệ 1,67%, viêm phần phụ chiếm tỷ lệ 0,83%.

Chương 4 BÀN LUẬN 4.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 4.1.1. Độ tuổi mang thai

Qua điều tra 120 phụ nữ mang thai của Phường An Đông - Thành phố Huế, Tôi nhận thấy phần lớn phụ nữ mang thai ở lứa tuổi từ 20 - 29 tuổi chiếm tỷ lệ 79,16% (bảng 3.1). Đây là lứa tuổi sinh đẻ phù hợp với lứa tuổi của nhà nước và đảm bảo sức khỏe cho bà mẹ được tốt hơn. Ở lứa tuổi này người mẹ trưởng thành về mọi mặt, cơ thể đã phát triển thể chất lẫn tinh thần, đảm cho cơ thể chuẩn bị làm mẹ được tốt, bên cạnh đó vẫn còn 5 trường hợp bà mẹ mang thai ở lứa tuổi ≥40 tuổi chiếm tỷ lệ 4,18% (bảng 3.1), cao hơn so với số liệu nghiên cứu của Nguyễn Thị Hiên, Nguyễn Thị Cẩm Linh tại Phường Phú Hội năm 2006 là 1,82% [14], cao hơn kết quả nghiên cứu của Dương Thị Thu Trinh tại phòng khám đa khoa khu vực III Thành Phố Huế 2010 là 2,86% [24], cao hơn kết quả nghiên cứu Lê Văn Nguyên, Lê Văn Thời tại xã Thủy Phương - Huyện Hương Thủy 2008 là 4,12% [21]. Ở lứa tuổi này sinh con có độ rủi ro cao cho cả mẹ và con, đặc biệt là các bệnh đột biến gen, tỷ lệ này cao hơn các kết quả trên đây là vấn đề đáng lo ngại cho cộng đồng, những trường hợp này đều rơi vào những sản phụ có trình độ văn hóa thấp và chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp, nội trợ một số sản phụ có hai con gái muốn sinh thêm con trai để nối dõi tông đường, các bà mẹ này chưa nhận thức được vấn đề sinh con nhiều sẻ ảnh hưởng đến sức khỏe đến kinh tế gia đình và xã hội. Nhưng tỷ lệ mang thai ở lứa tuổi 30-39 lại chiếm tỷ lệ thấp là 10% (bảng 3.1). Thấp hơn so với số liệu nghiên cứu của Nguyễn Thị Hiên, Nguyễn Thị Cẩm Linh tại Phường Phú Hội năm 2006 là 43,03% [14], Thấp hơn kết quả nghiên cứu của Lê Văn Nguyên, Lê Văn Thời tại xã Thủy Phương - Huyện Hương Thủy 2008 là

44,04% [21]. Ở lứa tuổi này tỷ lệ thai nghén nguy cơ tăng cao hơn so với lứa tuổi 20 -29. Mặt khác tỷ lệ sinh con <20 tuổi vẩn còn 6,66% (bảng 3.1). Cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Dương Thị Thu Trinh ở phòng khám đa khoa Khu Vực III Thành Phố Huế 2010 là 3,81% [24]. Đây cũng là điều cần phải quan tâm. Vì ở tuổi này cơ thể mẹ chưa phát triển đầy đủ cả thể chất lẫn tinh thần, không đảm bảo cho việc làm mẹ sau này.

4.1.2. Nghề nghiệp và trình độ văn hóa

Theo (bảng 3.2) nghề nghiệp của sản phụ mang thai phần lớn là CBCNV chiếm tỷ lệ 25,00% (bảng 3.2). Tỷ lệ này thấp hơn so với số liệu nghiên cứu của Nguyễn Thị Hiên, Nguyễn Thị Cẩm Linh tại Phường Phú Hội năm 2006 là 38,79% [14]. Cao hơn so với số liệu nghiên cứu của Dương Thị Thu Trinh ở phòng khám đa khoa khu vực III Thành Phố Huế 2010 là 6,67% [24], cao hơn so với kết quả nghiên cứu Lê Văn Nguyên, Lê Văn Thời tại xã Thủy Phương - Huyện Hương Thủy 2008 là 16,06% [21]. Nghề buôn bán chiếm tỷ lệ 23% (bảng 3.2). Tỷ lệ này thấp hơn so với số liệu nghiên cứu Nguyễn Thị Hiên, Nguyễn Thị Cẩm Linh tại Phường Phú Hội năm 2006 là 26,06% [14], thấp hơn so với số liệu nghiên Lê Văn Nguyên, Lê Văn Thời xã Thủy Phương - Huyện Hương Thủy 2008 là 25,69% [21]. Nghề nông nghiệp chiếm tỷ lệ 15, 80% (bảng 3.2) tỷ lệ này thấp hơn so với số liệu nghiên cứu Lê Văn Nguyên, Lê Văn Thời xã Thủy Phương - Huyện Hương Thủy 2008là 52,29% [21]. Điều này có thể giải thích do nghiên cứu của tôi được thực hiện tại Phường An Đông - trực thuộc Thành Phố Huế nên do đó tỷ lệ làm nghề nông chiếm tỷ lệ thấp.

Về trình độ văn hóa thì tỷ lệ các thai phụ có trình độ THCS chiếm tỷ lệ cao nhất 46,66% (bảng 3.3), tỷ lệ này thấp hơn so với với số liệu nghiên cứu Dương Thị Thu Trinh tại phòng khám đa khoa khu vực III Thành Phố Huế 2010 là 81,05% [24]. Tỷ lệ thai phụ có trình độ CĐ-ĐH-SĐH cũng chiếm tỷ lệ khá cao là 26,67% (bảng 3.3), tỷ lệ này thấp hơn so với số liệu nghiên cứu Nguyễn Thị

Hiên, Nguyễn Thị Cẩm Linh Phường Phú Hội năm 2006 là 36,97% [14], cao hơn so với số liệu nghiên cứu Lê Văn Nguyên, Lê Văn Thời xã Thủy Phương - Huyện Hương Thủy 2008 là 13,76% [21]. Bà mẹ có trình độ học vấn phổ thông chiếm tỷ lệ 16,67% (bảng 3.3). Tỷ lệ này thấp hơn so với nghiên cứu Nguyễn Thị Hiên, nguyễn Thị Cẩm Linh Phường Phú Hội năm 2006 là 61,81% [14], cao hơn kết quả nghiên cứu Lê Văn Nguyên, Lê Văn Thời xã Thủy Phương - Huyện Hương Thủy 2008 là 11,92% [21]. Các bà mẹ có trình độ tiểu học chiếm tỷ lệ 10% (bảng 3.3), tỷ lệ này cao với số liệu nghiên cứu Nguyễn Thị Hiên, Nguyễn Thị Cẩm Linh tại Phường Phú Hội năm 2006 là 1.21% [14]. Đặc biệt là không có tỷ lệ bà mẹ mù chữ. Chính vì vậy mà việc chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình được tốt hơn và nhu cầu chăm sóc sức khỏe cũng cao hơn. Và cũng chính tỷ lệ mang thai có trình độ văn hóa cao là CBCNV nên giải thích được vì sao tỷ sinh con thứ 3 trở lên chiếm tỷ lệ thấp 10,83% (bảng 3.5). Tỷ lệ này thấp so với số liệu nghiên cứu Nguyễn Thị Hiên, Nguyễn Thị Cẩm Linh tại Phường Phú Hội năm 2006 là 17,58% [14]. Hầu hết các phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên có trình độ văn hóa thấp, và tỷ lệ sinh con thứ 3 ở đây cũng thấp song nó vẫn thể hiện sự chênh lệch hiểu biết của cộng đồng. Do đó cần mở rộng hơn nữa công tác tuyên truyền giáo dục về KHHGĐ để hạn chế mức thấp nhất sinh con thứ ba trở lên [28].

4.2. TÌNH HÌNH KHÁM THAI VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THAI4.2.1. Tình hình khám thai 4.2.1. Tình hình khám thai

Trong thời gian nghiên cứu tại Phường An Đông từ tháng 09/2010 đến 03/2011 có tổng số 120 phụ nữ mang thai, tất cả đều đến trạm y tế khám và đăng ký quản lý thai nghén đạt 100% (bảng 3.6) không có trường hợp nào không đến trạm y tế khám quản lý thai nghén, tỷ lệ này cao so với chỉ số chung của Tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2004 là 95% [26], cao hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Sa Ly tại Phường Phú Bình năm 2007 là 89,40% [19], tỷ lệ này ngang bằng với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hiên, Nguyễn Thị Cẩm Linh tại Phường

Phú Hội năm 2006 là 100% [14], cao hơn báo cáo của Bộ Y Tế về tình hình khám thai chung của cả nước năm 2010 là 95% [8]. Đây là điều đáng mừng trong công tác quản lý thai nghén của trạm, điều này nói lên được nhu cầu chăm sóc sức khỏe phụ nữ mang thai của cộng đồng ngày càng cao.

Tỷ lệ khám thai ≥ 3 lần trong các thai kỳ chiếm tỷ lệ rất cao 65,83% (bảng 3.6). Tỷ lệ này thấp hơn so với chỉ số chung của Tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2010 là 71,53% [27], tỷ lệ này thấp hơn so với Nguyễn Thị Hiên, Nguyễn Thị Cẩm Linh tại Phường Phú Hội năm 2006 là 90,91% [14], tỷ lệ này thấp hơn so với kết quả nghiên cứu Lê Văn Nguyên, Lê Văn Thời xã Thủy Phương - Huyện Hương Thủy năm 2008 là 93,58% [21]. Số lượt khám thai trung bình của các thai phụ là 2,67±0,25 (bảng 3.8), tỷ này thấp hơn so với Nguyễn Thị Hiên, Nguyễn Thị Cẩm Linh nghiên cứu tại Phường Phú Hội năm 2006 là 3,05±0,51 [14], chỉ số này thấp hơn báo cáo của Bộ Y tế năm 2009 là 3,3 lần, năm 2010 là 4 lần [8]. Tuy nhiên ở những trường hợp thai nghén có nguy cơ cao như có protein niệu, phù toàn thân, hoặc tăng huyết áp, cần khám nhiều lần hơn nhất là các tháng cuối của thai kỳ nên khám 1 tháng một lần trong 3 tháng cuối nhằm xác định ngôi thai, phát hiện những bất thường, dự kiến ngày sinh, quyết định nơi sinh nằm phát hiện và tránh các hậu quả xấu có thể xẩy ra cho mẹ và con.[2], [3], [30].

Theo điều tra số phụ nữ mang thai đến khám và đăng ký quản lý thai nghén rải rác vào các thời kỳ, số thai phụ đến đăng ký quản lý thai nghén sớm vào 3 tháng đầu chiếm tỷ lệ 36,67% (bảng 3.7), tỷ này thấp hơn so với kiết quả nghiên cứu Nguyễn Thị Hiên, Nguyễn Thị Cẩm Linh tại Phường Phú Hội năm 2006 là 36,96 [14]. Theo điều tra số phụ nữ mang thai đến khám và đăng ký quản lý thai nghén rải rác vào các thời kỳ, số thai phụ đến đăng ký quản lý thai nghén sớm vào ba tháng đầu chiếm tỷ lệ 36,67% (bảng 3.7), tỷ lệ này thấp hơn so với kết quả nghiên cứu Nguyễn Thị Hiên, Nguyễn Thị Cẩm Linh tại Phường Phú Hội năm 2006 là 36,96 [14], Sở dĩ tỷ lệ này thấp là vì địa bàn nằm ở trung

tâm thành phố nên các bà mẹ khi bắt đầu có thai đã đến bệnh viện hoặc bác sĩ tư để khám phát hiện. Đây cũng là mặt hạn chế trong công tác quản lý thai nghén của Phường An Đông nói riêng và các Phường ở trên địa bàn Thành Phố Huế nói chung vì khám thai quản lý thai nghén 3 tháng đầu rất quan trọng nhằm phát hiện bệnh lý của người mẹ để có biện pháp can thiệp sớm.

Số phụ nữ có thai đến khám vào 3 tháng giữa chiếm tỷ lệ 25% (bảng 3.7), tỷ lệ này thấp hơn so với kiết quả nghiên cứu Nguyễn Thị Hiên, Nguyễn Thị Cẩm Linh tại Phường Phú Hội năm 2006 là 25,45% [14].

Tỷ lệ phụ nữ mang thai đến khám vào 3 tháng cuối chỉ chiếm tỷ lệ 38,33% (bảng 3.7), tỷ lệ này cao so với kiết quả nghiên cứu Nguyễn Thị Hiên, Nguyễn Thị Cẩm Linh tại Phường Phú Hội năm 2006 là 37,58% [14], nhưng kết quả này thấp hơn kết quả của Trương Công Định, Phan Thị Hà tại xã Thủy Vân năm 2001 là 69,56% [12]. Sở dĩ tỷ lệ khám thai 3 tháng cuối thấp như vậy là do đặc điểm tình hình của địa bàn là một phường nằm gần trung tâm Thành Phố, gần các bệnh viện lớn và trung tâm y tế, điều kiện kinh tế và trình độ văn hóa của địa bàn dân cư nói chung là phát triển tốt, đây cũng là vấn đề lớn ảnh hưởng đến nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao, chính vì vậy với quy mô của trạm y tế phường: Trình độ chuyên môn còn hạn chế, cán bộ phụ trách chương trình là một nữ hộ sinh trung học, cơ sở vật chất trang thiết bị còn thiếu thốn nên không đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của cộng đồng. Vì vậy phần lớn số phụ nữ có thai đã đến khám, theo dõi thai nghén trong giai đoạn cuối và sinh tại những bệnh viện lớn và trung tâm y tế. Điều này chứng tỏ các bà mẹ ý thức rất cao về việc chăm sóc sức khỏe cho bản thân và thai nhi trong quá trình mang thai và sinh đẻ.

4.2.2. Tình hình phát triển của thai

Theo lý thuyết, BCTC tăng trung bình mỗi tháng là 4cm, như vậy BCTC tăng đến tháng thứ 9 là 32cm, nhưng ở đây kết quả nghiên cứu của tôi thì bề cao

tử cung tăng trung bình mỗi tháng là 3,68±0,58 cm/tháng (bảng3.9) là tương đối đạt, chỉ số này thấp hơn so với kiết quả nghiên cứu Nguyễn Thị Hiên, Nguyễn Thị Cẩm Linh tại Phường Phú Hội năm 2006 là 3,70cm [14], nhưng cao hơn kết quả nghiên cứu của Trương Công Định, Phan Thị Hà tại xã Thủy Vân 2001 là 3.47 cm [12]. Theo nghiên cứu của tôi từ tháng 5 đến tháng 8 BCTC tăng nhiều hơn và tháng thứ 9 tăng ít hơn so với mức tăng BCTC trung bình, điều này cũng phù hợp với luật phần tử của Bartholomew thì cuối tháng thứ 4 BCTC hơi cao hơn, cuối tháng thứ 9 hơi thấp hơn. Điều này thể hiện được sự phát triển của thai nhi và mối liên quan giữa chế độ dinh dưỡng, chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý của các bà mẹ trong thời kỳ mang thai, phù hợp với địa bàn dân cư phát triển cả về kinh tế - văn hóa - xã hội và nhu cầu phát triển ngày càng cao của vấn đề chăm sóc sức khỏe.

Sự tăng cân trong thời kỳ mang thai cũng liên quan đến sự phát triển của thai nhi. Trung bình mỗi bà mẹ khi mang thai đến cuối thai kỳ tăng trung bình từ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình quản lý thai nghén tại phường an đông thành phố huế (Trang 32 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(51 trang)
w