4.3. Phân tích mơi trường kinh doanh:
4.3.2. Phân tích yếu tố ngành:
4.3.2.1. Đối thủ cạnh tranh
Ngành viễn thông Việt Nam đang dẫn đầu ở khu vực Đông Nam Á và hiện là khu vực phát triển nhanh thứ hai trên thị trường viễn thông ASEAN với khoảng 14 triệu thuê bao trong các dịch vụ viễn thông. Dự báo trong năm 2007 sẽ là thời điểm khu vực này tăng trưởng và phát triển rất mạnh.
Nhìn chung, thị trường thơng tin di động Việt Nam đến cuối năm 2006 đã có sự tương quan về lực lượng với 3 mạng GSM và 3 mạng CDMA. Sự tương quan này đã tăng thêm phần gay cấn, quyết liệt trong cuộc chạy đua chiếm lĩnh thị phần và khẳng định vị thế của mình trên thị trường viễn thơng giữa các nhà khai thác dịch vụ di động, mang đến cho người tiêu dùng nhiều lợi ích và lựa chọn hơn nữa trong việc sử dụng di động. Tuy nhiên, trong số 6 nhà khai thác di động hiện nay, VinaPhone vẫn đứng vị trí thứ nhất với khoảng 32% thị phần thuê bao di động. Đứng thứ 2 là MobiFone với 31,5% thị phần, thứ 3 là Viettel Mobile với 30%, thứ tư là S-Fone 3%, EVN Telecom với 2,5% và cuối cùng là HT Mobile với 1%
Nguồn: http://lmvn.com/thoisu/index.php?showtopic=2983
Sơ đồ 4: THỊ PHẦN THUÊ BAO DI ĐỘNG CỦA CÁC MẠNG VIỄN THÔNG 2006
Tuy nhiên, tính đến thời hiện tại ở Bến Tre có 5 nhà khai thác trên thị trường di động với tổng số thuê bao (trả trước và trả sau) là 171.619 [Sở Bưu chính
tỉnh Bến Tre], và HT Mobile chỉ mới ở giai đoạn đầu tư vào Bến Tre. Như vậy,
VinaPhone là mạng chiếm thị phần thuê bao lớn nhất với 50,79%. Tuy vậy,
VinaPhone MobiFone Viettel Mobile S-Fone EVN Telecom HT Mobile
MobiFone và Viettel là 2 đối thủ đáng gòm với tổng số thị phần thuê bao khoảng 45% và đối thủ yếu nhất vẫn là S- Fone.
- Bên cạnh đó, khi Việt Nam gia nhập WTO và thỏa ước về đầu tư của nước ngồi trong lĩnh vực viễn thơng được thực hiện thì các đối thủ tiềm ẩn như: China-Telecom (Trung Quốc), Comvik (Thụy Điển), Telenor (Na Uy), France Telecom (Pháp)... vốn giàu kinh nghiệm trong phát triển lĩnh vực này thực sự là mối đe dọa cho các mạng trong nước. Tuy nhiên, một điều dễ dàng nhận thấy là cước dịch vụ di động ở Việt Nam đã dễ dàng được mọi tầng lớp trong xã hội chấp nhận, và điện thoại di động đã trở thành 1 vật dụng bình thường. Những điều đó nói lên mức độ “an tồn” của thị trường di động Việt Nam là khá cao, trước sức ép từ các doanh nghiệp nước ngoài trước ngưỡng cửa WTO.
- Chính cách khuyếch trương của đối thủ cạnh tranh:
Về phía MobiFone: cũng là doanh nghiệp chịu sự kiểm soát của Nhà nước về giá cước, nhưng cũng đã có các chính sách khuyến mãi: tặng tiền cho những thẻ nạp tiền lần sau, tặng quà nhân ngày sinh nhật, tặng vé xem phim, tặng thời gian sử dụng,.…nhằm giữ chân khách hàng. Bên cạnh đó, MobiFone rất quan tâm đến dịch vụ chăm sóc khách hàng, và trong năm 2006 vừa qua MobiFone được bầu chọn là mạng có dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt so với các mạng khác (Ban tổ chức giải thưởng "Vietnam Mobile Awards 2006", công bố ngày 09/01/2007). Đây là điều các mạng khác cần chú tâm và mạng Vinaphone nói riêng, vì khách hàng hiện tại đang ở thế làm chủ thị trường.
Về phía Viettel Mobile: do khơng bị quy định về giá cước nên trong năm qua Viettel ln đưa ra các chính sách giảm cước để gia tăng thuê bao. Thực tế, Viettel đã tạo ra cuộc chạy đua giành thị phần qua hình thức khuyến mãi và giảm cước liên tục trong năm qua, như: miễn phí cuộc gọi nội mạng đầu tiên kéo dài hơn một tháng, hạ giá sim xuống mức gần như... biếu không; gọi nội mạng miễn phí 24 giờ và thủ tục đăng ký cũng được đơn giản đi chỉ gồm khai tên, địa chỉ, chứng minh thư, sau 5 phút Sim mới đã được kích hoạt. Đặt biệt vào quí1/2007 vào đã tung ra gói cước Tomato (quả cà chua) - khơng giới hạn thời hạn nghe; và đặc biệt được kéo dài hạn gọi trong suốt thời gian tài khoản vẫn cịn tiền để cạnh tranh.
Về phía S-Fone, sau khi nâng cấp hệ thống mạng lên CDMA 2000-1x EV-DO tại 5 thành phố lớn vào cuối năm 2006, S-Fone trở thành mạng di động đầu tiên tại Việt Nam giới thiệu các dịch vụ giá trị gia tăng 3G đến người tiêu dùng với các dịch vụ như: Live TV - xem truyền hình trực tuyến, VOD/MOD - xem phim, nghe nhạc theo yêu cầu, Mobile Internet - Internet di động. Nối tiếp thành cơng của các gói cước và dịch vụ độc đáo như Forever, Forever Couple, Smile trong năm 2006, S-Fone đã tập trung nghiên cứu và vừa chính thức giới thiệu 2 gói cước mới Data Option và Data Basic cho nhóm dịch vụ truyền dữ liệu – các dịch vụ 3G hiện đại mang tính di động cao, tốc độ truy cập nhanh. Đây
được xem là giải pháp tăng sức cạnh tranh trong bối cảnh hãng này cịn rất hạn chế về vùng phủ sóng (khoảng 60 km) .
Về phía EVN Telecom cũng đưa ra các chính sách nhằm lơi kéo khách hàng, nhưng vẫn là mạng chưa được khách hàng biết đến nhiều và do chỉ đặt các trạm phát sóng ở thị xã và 7 huyện nên có phần hạn chế về vùng phủ sóng (khoảng 40-50km).
Tuy nhiên, với một vài mạng, việc tung ra các gói cước và dịch vụ độc đáo cịn mang tính cứng nhắc, chưa tạo điều kiện thật sự có lợi cho khách hàng khi chuyển sang gói cước khác khi có nhu cầu và các thiết bị đầu cuối còn hạn chế về chức năng. Sự cứng nhắc này được kỳ vọng sẽ trở nên uyển chuyển hơn dưới áp lực cạnh tranh quyết liệt hơn trong thời gian tới.
Bảng 12: SỐ TRẠM CỦA CÁC MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG GIAI ĐOẠN 2004 - 2006
2004 2005 2006
BSC BTS Repeater BSC BTS Repeater BSC BTS Repeater
Mobi-Fone - 15 - - 15 - - 15 - Vinaphone 1 18 - 1 24 1 1 26 2 Viettel - 8 - - 17 - - 22 - S-Fone - 1 - - 1 - - 1 - EVN - - - - 8 - - - - HT-Mobile - - - - - - 8 -
[Nguồn: Sở Bưu Chính tỉnh Bến Tre]
Từ bảng cho thấy Viettel cũng đã tăng cường phạm vi phủ sóng với 5 BTS mới trong năm 2006 để khai thác thị trường di động, gia tăng thị phần. Trong khi đó, số trạm BTS của Mobi-Fone qua các năm không thay đổi là do giữa Mobi-Fone và Vinaphone đã thực hiện dịch vụ chuyển vùng (Roaming)
trong năm 2005; nhằm hỗ trợ cho nhau ở những nơi vùng phủ sóng của mạng này yếu hơn mạng kia. Như vậy, trong các đối thủ hiện tại thì Viettel đang là đối thủ có áp lực mạnh nhất đối với môi trường kinh doanh hiện tại của mạng Vinaphone.
4.3.2.2. Nghiên cứu về đặc điểm và nhu cầu của khách hàng:
- Độ co giãn về giá của dịch vụ thông tin di động là rất nhạy cảm, khi giá cước giảm thì số thuê bao sẽ tăng lên nhanh chóng và đều đó dẫn đến là doanh thu thực tế sẽ giảm. Thực tế, so với các năm trước (2003-2004: 43,04%; 2004- 2005: 31,12%) năm 2006 mức doanh thu chỉ tăng 2,06%, không tương xứng với mức tăng thuê bao 75,32% so với 2005 (2004-2003: 49,16%; 2005-2004: 119,24%)
- Phong cách làm việc và phong cách tiêu dùng trong điều kiện nền kinh tế hội nhập đã khác so với trước kia:
+ Về phong cách làm việc: trong thời hội nhập người tiêu dùng nói chung và các nhà kinh doanh nói riêng phải chủ động trong các giao dịch, để tìm các đối tác kinh doanh, giao dịch khách hàng. Dẫn đến sự gia tăng không ngừng của số người làm việc ngồi trời, thì việc dùng điện thoại di động để liên lạc với nhau ngày càng trở nên cấp thiết, và việc dùng điện thoại di động còn thể hiện phong cách làm việc của người tri thức hiện đại. Mặc khác, trong cuộc sống của thời kỳ hội nhập thơng tin là yếu tố sống cịn, nắm bắt thơng tin kịp thời sẽ góp phần làm thành cơng hơn trong việc kinh doanh.
+ Về phong cách tiêu dùng:
Tâm lý khách hàng là ai cũng thích dùng điện thoại di động, vì ngồi nhu cầu trao đổi thông tin và phục vụ cho cơng ăn việc làm; điện thoại di đơng cịn là sự thỏa mãn nhu cầu tinh thần khi đời sống vật chất được nâng cao. Khi đó, nhu cầu địi hỏi của họ cũng khác; Đó là các dịch vụ giá trị gia tăng trên điện thoại di động. Đã qua rồi cái thời điện thoại chỉ cần nghe được và gọi được. Người tiêu dùng bây giờ, kể cả những người tiêu dùng bình dân, cũng cầu tồn hơn và bắt đầu có những địi hỏi cao hơn. Khơng chỉ là chụp ảnh, quay phim, nghe nhạc, di động bây giờ cịn cần cả những tích hợp cao cấp hơn như xem truyền hình, trả hố đơn thanh tốn, điều khiển từ xa, mua vé máy bay, chống
cháy...Đó sẽ là cơ hội để các cơng ty thông tin di động khai thác các sản phẩm dịch vụ giá trị gia tăng.
Và tiềm năng khách hàng còn rất lớn vì dân số Bến Tre khoảng 1.400.000 người; trong khi đó tổng số thuê bao di động năm 2006 chỉ mới 171.619 thuê bao. Qua khảo sát tình hình phát triển thuê bao Vinaphone, xét về chu kỳ kinh doanh có thể nói rằng cơng ty đang đi vào giai đoạn phát triển và tốc độ tăng trưởng của thuê bao của năm sau đều hơn phân nửa năm trước (từ 70% trở lên). Mà đến nay, tính theo bình qn đầu người sử dụng điện thoại di động chỉ đạt khoảng 17 máy/100 dân - có nghĩa là nhu cầu sử dụng điện thoại di động còn rất lớn.
- Phân loại khách hàng theo nhóm
Nhóm những người hiếm khi sử dụng: phân khúc này phần lớn là phụ
nữ, chỉ thuê bao ở mức tối thiểu và hầu như chỉ để phục vụ nhu cầu cá nhân cần thiết. Phân khúc này mua các dịch vụ giá thấp nhất và đem lại ít lợi nhuận. Tỷ lệ thay thế khách hàng ở phân khúc này cực kỳ cao vì những khách hàng xuyên chuyển đổi nhà cung cấp dịch vụ để được hưởng dịch vụ đặc biệt, giá thấp mà các đối thủ cung cấp theo định kỳ
Nhóm những người thỉnh thoảng sử dụng: đây là những khách hàng chỉ thực hiện vài cuộc gọi mỗi tuần. Cơng ty sẽ hồn vốn ở nhóm này
Nhóm những khách hàng lớn (doanh thu từ 1 triệu/tháng trở lên): đó là
các chuyên gia kinh doanh. Họ sử dụng điện thoại di động thường xuyên và đăng ký thuê bao gói dịch vụ cao cấp. Họ cũng trung thành và nhạy cảm về giá. Phần lớn lợi nhuận của công ty xuất phát từ phân khúc này
4.3.2.3. Nhà cung cấp
Về phía người cung cấp trang thiết bị, cơng nghệ: các công ty cung cấp dịch vụ phải chủ động hơn để tìm các nhà cung cấp uy tín hơn, với khả năng cung cấp các trang thiết bị công nghệ hiện đại, với hiệu suất và chất lượng cao đáp ứng được xu thế phát triển của thị trường. Từ đó mới đảm bảo khả năng cạnh tranh về cơng nghệ, giảm chi phí sản xuất so với các cơng ty khác.Chính vì vậy, khoảng 90% thiết bị viễn thông Vinaphone do Công ty cổ phần Viễn thông tin học bưu điện (CT-IN) là đơn vị số 1 tại Việt Nam trong lĩnh vực cung cấp dịch
vụ lắp đặt các hệ thống thiết bị viễn thông như các trạm BTS trong thông tin di động, các thiết bị truyền dẫn quang và viba, thiết bị tổng đài, thiết bị truy nhập,…
Bên cạnh đó, các mạng viễn thơng nói chung và Vinaphone nói riêng cũng cần quan tâm đến thiết bị đầu cuối. Bởi vì, các thiết bị đầu cuối thường do các cơng ty nước ngồi cung cấp. Ngồi những hãng tên tuổi như Motorola, Siemens, Ericsson, Nokia… đến những hãng lần đầu tên được nhắc đến tên ở Việt Nam như Telenor của Na Uy đến Lucent Technologies của Mỹ… Chính vì sức hút lớn của thị trường viễn thông di động Việt Nam, mà chắc chắn rằng, khi gia nhập WTO, các nhà cung cấp mạng di động Việt Nam sẽ chịu sức ép rất lớn từ các hãng tên tuổi của nước ngoài.
Bảng 13: NGUY CƠ- CƠ HỘI TỪ MÔI TRƯỜNG NGÀNH
Mức quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng Đối thủ cạnh tranh Thị phần chiếm lĩnh 0,10 3 0,30 Năng lực tài chính 0,20 4 0,80
Hệ thống kênh phân phối 0,10 4 0,40
Sự phong phú của các sản phẩm, dịch vụ mới 0,10 3 0,30
Phạm vi phủ sóng 0,10 4 0,40
Yếu tố khách hàng
Thái độ người tiêu dùng 0,08 3 0,24
Khách hàng chủ chốt 0,10 3 0,30 Lòng trung thành của khách hàng 0,15 4 0,60 Nhà cung cấp Số lượng nhà cung cấp 0,04 4 0,16 Đáp ứng 0,03 4 0,12 Tổng cộng 1,00 3,62 [Nguồn: Tự thực hiện]
- Yếu tố cạnh tranh: các doanh nghiệp đang xác lập vị thế cạnh tranh cho cơng
ty mình (về thị phần, kênh phân phối, sản phẩm-dịch vụ,…) trong điều kiện cạnh tranh với các công ty trong nước và trước khi các cơng ty nước ngồi vào đầu tư; trong đó, năng lực tài chính là nhân tố quan trọng để tránh sức ép từ đối thủ về giá cước, đầu tư phát triển công nghệ,…
- Yếu tố khách hàng: là nhân tố quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp, doanh nghiệp nào thoả mãn được nhu cầu của khách hàng sẽ chiếm được thị phần lớn và đưa
doanh nghiệp phát triển. Trong đó, việc tạo dựng khách hàng trung thành là điều hết sức cần thiết để duy trì hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp.
-Nhà cung cấp: với sự có mặt của 6 nhà cung cấp dịch vụ di động và sự phát
triển khoa học cơng nghệ mới thì yếu tố nhà cung cấp trở nên cấp thiết hơn, góp phần nâng cao vị thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Số điểm quan trọng tổng cộng là 3,62 cho thấy công ty đã tận dụng lợi thế (năng lực tài chính, hệ thống kênh phân phối) của mình để khai thác được các cơ hội từ bên ngoài thể hiện thang điểm 4. Tuy nhiên về mặt yếu tố khách hàng công ty chưa làm tốt, do hạn chế về đào tạo nghiệp vụ chuyên môn cho nhân viên trong giao dịch, mà chủ yếu là dựa vào hệ thống kênh phân phối và tính tiện lợi của sản phẩm dịch vụ để duy trì mối quan hệ với khách hàng.