2.2.1 Tổng nguồn vốn kinh doanh
Chỉ tiêu 31/12/2006 31/12/2007 Chênh lệch Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng +(-) triệu đồng +(-)% I .Nợ phải trả 21.905.83 7 88,41% 57.223.216 88,62 % 35.317.37 9 161,22 % 1.Vay từ NHNN VN 107.000 0,43% 750.177 1,16% 643.177 601,1% 2.Tiền gửi và tiền
vay từ các TCTD trong nước
815.473 3,29% 4.508.977 6,98% 3.693.504 452,9% 3.Tiền gửi của
khách hàng 17.511.58 0 70,68% 44.231.944 68,5% 26.720.36 4 152,6% 4.Chứng chỉ tiền gửi 2.529.299 10,21% 1.003.293 1,55% -1.526.006 -60,33% 5.Vốn nhận từ chính phủ, các tổ chức quốc tế và các tổ chức khác 374.668 1,51% 5.197.380 8,05% 4.822.712 1287,2 % 6.Các khoản nợ khác 567.816 2,29% 1.531.445 2,38% 963.629 169,7% II.Vốn và các quỹ 2.870.346 11,59% 7.349.659 11,38 % 4.479.313 156,05 % 1.Vốn 2.248.726 9,07% 5.662.485 8,77% 3.413.759 151,81 % 2.Lợi nhuận chưa
phân phối 436.146 1,76% 1.234.529 1,91% 798.383 183,05 % 3.Các quỹ dự trữ 185.474 0,76% 452.645 0,7% 267.171 144,05 % Tổng nguồn vốn 24.776.18 2 100% 64.572.875 100% 39.796.69 3 160,6% Các cam kết công nợ tiềm tàng 3.434.170 8.751.437 5.317.267 154.8%
Bảng 2.2 Phân tích quy mô, cơ cấu nguồn vốn
==================================================================== Qua bảng tổng hợp số liệu thống kê trên, ta thấy rằng tổng nguồn vốn của Sacombank tính đến thời điểm 31/12/2007 tăng đáng kể lên tới 64.572.875 triệu đồng, tăng 39.796.693 triệu đồng so với năm 2006, tốc độ tăng 160,6%. Tổng nguồn vốn tăng là do các khoản nợ phải trả, vốn và các quỹ tăng, hầu hết các chỉ tiêu đều tăng trên 100%, duy chỉ có chứng chỉ tiền gửi và phát hành trái phiếu là giảm so với năm 2006.
Tiền gửi khách hàng chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổn nguồn vốn. Năm 2007, tiền gửi khách hàng chiểm 68,5% tổng nguồn vốn, tăng 26.720.364 triệu đồng, tốc độ tăng 152,6% so với năm 2006. Tiền gửi của khách hàng là nguồn vốn có chi phí tương đối rẻ, quy mô tổng tiền gửi của khách hàng tăng qua các năm chứng tỏ Sacombank có uy tín trong việc huy động vốn trên thị trường trong nước. Tiền gửi tăng một phần là do Sacombank đã áp dụng hình thức lãi suất ưu đãi cho từng khu vực, đây là điểm khác biệt giữa Sacombank với các ngân hàng khác. Các khoản tiền gửi và tiền vay các tổ chức tín dụng trong nước cũng tăng mạnh, năm 2007 nhiều hơn năm 2006 là 3.963.504 triệu đồng, tốc độ tăng tới 452,9% khiến cho tỷ trọng của khoản mục này chiếm 6,98% tổng nguồn vốn. Tuy nhiên chứng chỉ tiền gửi năm 2007 lại giảm so với năm 2006, giảm 1.526.006 triệu đồng với tốc độ giảm 60,33%.
Vốn nhận từ chính phủ và các tổ chức quốc tế, tổ chức khác có tốc độ tăng ấn tượng nhất, năm 2006 tốc độ tăng so với năm 2005 là 129% nhưng năm 2007 tốc độ tăng so với năm 2006 đáng kinh ngạc, tăng 4.822.712 triệu đồng với tốc độ 1287,2%. Điều này là do năm 2007 Việt Nam gia nhập WTO, thị trường mở cửa và Sacombank là một trong những ngân hàng cổ phần hàng đầu tăng mạnh về nguồn vốn do mở rộng quy mô hoạt động và có chính sách quản trị, các chính sách quảng cáo, khuếch trương tốt. Ngoài ra cũng do Sacombank đã chủ động đàm phán và tiếp nhận các nguồn vốn uỷ thác trong và ngoài nước như vốn RDF, vốn FMO, vốn SMEDF, vốn IFC… Điều này cũng chứng tỏ những nỗ lực trong việc đổi mới nâng cao uy tín của Sacombank trên thị trường Quốc tế.
==================================================================== Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2006 Năm 2005
Vốn nhận từ RDF 243.451 133.905 95.093 Vốn nhận từ FMO 175.467 190.763 53.537 Vốn nhận từ SMEDF 84.375 50.000 15.000 Vốn nhận từ IFC 500.000 - - Tổng 1.003.293 374.668 163.630 Bảng 2.3 Vốn nhận từ Chính phủ và các tổ chức khác
Nguồn: Báo cáo thường niên 2006,2007 của Sacombank
Tổng nguồn vốn tăng lên còn do vốn cổ phần của ngân hàng tăng lên. Vốn cổ phần năm 2007 đạt 5.662.485 triệu đồng tăng 3.413.759 triệu so với năm 2006, tương ứng với tốc độ tăng 151.81%. Nguyên nhân là do trong hệ thống NHTM cổ phần ở nước ta thì Sacombank là ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất, là NHTM đầu tiên có cổ đông nước ngoài góp vốn. Năm 2007 vừa qua, cổ phiếu của Sacombank được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán và thu hút được lượng lớn các nhà đầu tư.
Các quỹ dự trữ được trích lập năm 2007 là 452.645 triệu đồng, tăng 267.171 triệu so với năm 2006, tốc độ tăng 144,05%. Khoản lợi nhuận chưa phân phối năm 2007 là 1.234.529 triệu đồng, tăng 798.383 triệu so với năm 2006, tốc độ tăng 183,05%. Như vậy so sánh cả về số tương đối và tuyệt đối thì vốn tự có năm 2007 tăng đáng kể so với năm 2006. Điều này chứng tỏ Sacombank đã chú trọng đến việc tăng tiềm lực tài chính cũng như khả năng chống đỡ rủi ro.
2.2.2 Phân tích tình hình huy động vốn
Huy động vốn đóng vai trò then chốt trong hoạt động ngân hàng hiện nay, khi mà nhu cầu vốn đầu tư phát triển kinh tế xã hội rất lớn và nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư rất tiềm năng. Do đó, năm 2007 tiếp tục diễn ra cuộc chạy đua huy động vốn giữa các NHTM và sự cạnh tranh nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi diễn ra khá quyết liệt, vừa cạnh tranh bằng chính sách vừa cạnh tranh bằng lãi suất và các chương trình khuyến mại giá trị lớn. Đồng thời, thị trường chứng khoán sôi động và xuất hiện nhiều công ty đầu tư tài chính là những kênh huy động vốn cạnh tranh với hệ thống NHTM.
==================================================================== Cùng với việc mở rộng hệ thống mạng lưới và đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp, Sacombank đã tăng cường công tác quảng cáo thương hiệu, tạo ấn tượng tốt với khách hàng gửi tiền bằng cung cách phục vụ và kỹ năng chăm sóc khách hàng. Qua đó góp phần tăng trưởng nguồn vốn huy động.
Biểu đồ 2.1 Tăng trưởng nguồn VHĐ qua các năm 2003-2007
Qua biểu đồ ta thấy rằng nguồn vốn huy động của Sacombank tăng trưởng đều qua các năm, tăng rất cao và khá ổn định. Số dư nguồn vốn huy động đến cuối năm 2007 đạt 55.692 tỷ đồng, tăng 160% so với cuối năm trước và vượt 64% kế hoạch năm, hơn gần gấp ba tốc độ tăng trưởng toàn ngành (26,7%), năm 2006 hơn gấp đôi tốc dộ tăng trưởng huy động năm 2005 (33,4%).
Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động còn được biểu hiện rõ theo kỳ hạn huy động như sau:
Khoản
mục Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số dư (triệu đồng) Tỷ trọng Số dư (triệu đồng) Tỷtrọng Số dư (triệuđồng) Tỷtrọng Phân theo kỳ hạn 12.271.905 100% 21.503.125 100% 55.691.771 100% -Ngắn hạn 10.037.243 81,8% 17.671.102 82.2% 42.045.587 75,5% -Trung, dài hạn 2.234.662 18,2% 3.832.023 17,8% 13.646.184 24,5% Bảng 2.4 Nguồn vốn huy động năm 2005-2007
==================================================================== Nếu phân theo kỳ hạn huy động, nguồn vốn ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu tổng nguồn vốn, khoảng 75-82%, nguồn vốn trung dài hạn chiếm khoảng 18-25% tổng nguồn vốn.
Có thể nói đây là một năm đầy thành công trong công tác huy động vốn của Sacombank ,vốn huy động tăng được biểu hiện cụ thể:
Vốn huy động từ dân cư:
Khoản mục tiền gửi của khách hàng đạt 44.231.944 triệu đồng chiếm 79,4% tổng vốn huy động, tăng 26.720.364 triệu đồng, tốc độ tăng 152,6% so với năm 2006 (năm 2006 tăng 67,3% so với năm 2005). Vốn huy động bằng vàng, ngoại tệ trong năm 2007 đạt 5.213.664 triệu đồng, chiếm 11,8% tổng tiền gửi khách hàng, tăng 70,8% so với năm 2006. Còn vốn huy động bằng VNĐ từ dân cư tăng khá mạnh, tăng 24.559.614 triệu đồng với tốc độ tăng 169,9% so với năm 2006.
Huy động bằng ngoại tệ trong năm 2007 tăng nhanh là do theo lộ trình giảm thuế được cam kết khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, các doanh nghiệp tăng nhập hàng và cần một lượng lớn USD để thanh toán. Chính tín hiệu vui từ thị trường này đã khiến đồng USD từ mức dư thừa hồi trước đó trở nên có giá và các ngân hàng nhân cơ hội này gia tăng huy động. Hơn nữa, nhằm giữ thị phần và hoàn thành kế hoạch năm trước thời hạn, cùng với bài toán hiệu quả kinh tế khiến các ngân hàng tăng huy động USD bởi so với lãi suất huy động VND, lãi suất huy động ngoại tệ này chỉ bằng phân nửa. Với nhận định đó, Sacombank quyết định tăng mức lãi suất huy động USD ở các kỳ hạn từ 1 đến 36 tháng nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh huy động vốn cho ngân hàng trong việc theo đuổi thị trường và đáp ứng nhu cầu ngày cang cao của khách hàng. Biểu lãi suất mới được áp dụng từ ngày 07/09/2007 theo hướng tăng thêm 0,2%/năm đối với các kỳ hạn huy động từ 1 đến 7 tháng; 0,15%/năm đối với các kỳ hạn từ 8 đến 9 tháng và 0,1%/năm đối với các kỳ hạn còn lại. Và với mức lãi suất hấp dẫn đó, mức vốn huy động bắng ngoại tệ của Sacombank đã tăng rõ rệt.
==================================================================== Đơn vị: triệu đồng
Loại TG Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch
2007-2006 TG không kỳ hạn 1.801.853 2.804.635 6.920.888 4.116.253 TG có kỳ hạn 324.610 913.110 7.370.800 6.457.690 TG tiết kiệm 8.100.913 13.382.195 29.018.490 15.636.295 TG ký quỹ 239.782 382.092 912.472 530.380 TG vốn chuyên dùng - 29.548 9.294 -20.254 Tổng 10.467.158 17.511.580 44.231.944
Bảng 2.5 Tiền gửi của khách hàng phân theo loại tiền gửi
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2005,2006,2007 của Sacombank
Qua bảng số liệu ta thấy tiền gửi tiết kiệm trong dân cư năm 2007 tăng nhanh, tăng 15.636.295 triệu đồng với tốc độ tăng 116,8% so với năm 2006. Nguyên nhân là do trong năm 2007 vừa qua thị trường mở cửa, nền kinh tế Việt Nam phát triển có tốc độ tăng trưởng mạnh, mức thu nhập bình quân tăng, đời sống dân cư được cải thiện nên nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư khá nhiều và Sacombank đã có những chính sách thu hút tiền gửi từ dân cư khá tốt, ngoài sự bảo đảm an toàn về tiền gửi còn được hưởng mức lãi suất hấp dẫn, đồng thời cũng do các chính sách khuyếch trương thương hiệu và những chính sách khuyến mãi khách hàng gửi tiền vào ngân hàng.
Với sự phân chia lãi suất theo từng vùng khá khác biệt so với các ngân hàng khác thì Sacombank cũng thu hút được lượng lớn tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn từ dân cư với các mục đích khác nhau như an toàn, sinh lời, thanh toán…Tiền gửi có kỳ hạn năm 2007 đạt 7.370.800 triệu đồng, tăng 6.457.690 triệu so với năm 2006. Tiền gửi không kỳ hạn năm 2007 đạt 6.920.888 triệu đồng, tăng 4.116.253 sơ với năm 2006. Duy chỉ có khoản tiền gửi vốn chuyên dùng năm 2007 giảm đi so với năm 2006, giảm 20.254triệu đồng.
Vốn huy động từ các TCTD khác:
. Các khoản tiền gửi và tiền vay các tổ chức tín dụng trong nước cũng tăng mạnh, năm 2007 nhiều hơn năm 2006 là 3.963.504 triệu đồng, tốc độ tăng tới 452,9%. Trong đó, tiền gửi của TCTD bằng VNĐ trong năm 2007 đạt 3.534.496 triệu đồng, tăng hơn năm 2006 tới 3.057.063 triệu đồng, còn tiền gửi bằng ngoại
==================================================================== tệ đạt 539.481 triệu đồng và tăng 201.441 triệu đồng so với năm 2006. Năm 2007, do Sacombank mở rộng quy mô hoạt động và để chi trả thêm cho các khoản chi phí tăng kèm theo khi mở rộng quy mô, ngân hàng đã tăng khoản vay các TCTD khác và đã vay 435.000 triệu đồng.
Đơn vị:triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2006
Bằng VNĐ Bằng vàng, ngoại tệ Bằng VNĐ Bằng vàng, ngoại tệ 1.TG của các TCTD khác 3.534.496 539.481 477.433 338.040 -TG thanh toán 105.474 12.484 75.417 3.139 -TG có kỳ hạn 3.429.022 526.997 402.016 334.901 2.Tiền vay các TCTD khác 435.000 - - - Tổng 4.508.977 815.473
Bảng 2.6 Số liệu tiền, vàng gửi và vay từ các TCTD khác
Nguồn: Báo cao thường niên năm 2007 của Sacombank
2.2.3 Công tác sử dụng vốn
Song song với nghiệp vụ huy động vốn thì nghiệp vụ sử dụng vốn có vai trò quyết định trong quá trịnh hoạt động kinh doanh của một ngân hàng, những sai lầm trong việc thực hiện nghiệp vụ sử dụng vốn sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường, thậm chí có thể dẫn đến phá sản của một ngân hàng. Nhận thức đúng đắn vấn đề nay, Sacombank đã luôn coi trọng nghiệp vụ sử dụng vốn, thực hiện đúng các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, quán triệt nghiêm túc sự chỉ đạo của NHNN về việc nâng cao chất lượng tăng trưởng đi đôi với kiểm soát chặt chẽ vốn vay.
Trong bối cảnh biến động mạnh của tình hình kinh tế-xã hội, thị trường vốn và thị trường tiền tệ trong nước, Sacombank đã không ngừng nâng cao năng lực, tái cơ cấu và chấn chỉnh lại bộ máy hoạt động, sửa đổi và hoàn thiện hệ thống quy chế, quy trình nghiệp vụ cho vay thích ứng với từng địa bàn và hoàn cảnh cho vay, đưa ra các sản phẩm và dịch vụ cho vay hấp dẫn, linh hoạt, hoàn thiện chính sách tín dụng, các mô hình đánh giá xếp hạng và các biện pháp kiểm soát tín dụng hiệu quả như: chọn lọc dự án đầu tư, sàng lọc khách hàng, kiểm soát tín dụng tập trung đầu tư nguồn vốn trên cơ sở an toàn. Nhờ đó, hoạt động tín dụng của Sacombank đã đạt được sự tăng trưởng ổn định và bền vững.
==================================================================== Cuối năm 2007, tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng đạt 34317tỷ đồng tăng 136% so với năm 2006,tăng 147% so với kế hoạch đề ra. Còn cuối năm 2006, tổng sư nợ đạt 14539 tỷ đồng tăng 72,57% so với 2005, trong đó dư nợ bằng VNĐ tăng 24,7% và bằng ngoại tệ tăng 120,8%. Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng bình quân trong giai đoạn 2001-2005 đạt 42,5%/năm.
Đơn vị:triệu đồng
Khoản mục Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Số dư %tăng Số dư % tăng Số dư %tăng
Tổng dư nợ tín dụng 8.425.238 40,74% 14.539.10 0 72,57% 34.317.167 136% - Tổ chức tín dụng - - 1.350 - Khách hàng 8.425.238 14.539.10 0 34.315.81 7
Bảng 2.7 Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng
Nguồn: Bản cáo bạch chào bán cổ phiếu ra công chúng của Sacombank
Cơ cấu danh mục cho vay khách hàng của toàn hệ thống Sacombank không ngừng được cải thiện theo hướng đa dạng hoá các sản phẩm tín dụng và mở rộng địa bàn cho vay, ngành nghề cho vay và đối tượng cho vay vốn. Qua đó nhằm phân tán rủi ro tín dụng và phù hợp với định hướng phát triển Sacombank là một ngân hàng bán lẻ-đa năng-hiện đại-tốt nhất Việt Nam.
Cùng với sự khởi sắc của nền kinh tế trong quá trình hội nhập, thị trường chứng khoán phát triển sôi động và chính sách cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước được đẩy mạnh, đây là cơ hội tiềm năng để phát triển hoạt động đầu tư. Bên cạnh tăng nhanh vốn điều lệ, liên doanh liên kết, góp vốn mua cổ phần vào các tổ chức kinh tế, Sacombank đã và đang thực hiện chính sách đa hoá danh mục đầu tư nhằm dự trữ thanh khoản thứ cấp, phân tán rủi ro và tối ưu hoá lợi nhuận.
Ngoài hoạt động cho vay, đầu tư Sacombank còn mở rộng các hoạt động thanh toán và bảo lãnh với các ngân hàng trong nước và nước ngoài như các hoạt động thanh toán quốc tế, thanh toán nội địa, kinh doanh ngoại hối, phát hành thẻ Sacombank…Cụ thể trong năm 2006, Sacombank đã đặt quan hệ với 8900 đại lý của 222 ngân hàng tại 85 quốc gia trên thế giới, tổng doanh số thanh toán quốc tế quy đổi đạt 1917,89 triệu USD, tăng 26% so với năm 2005. Về thanh toán nội địa, doanh số chuyển tiền đi trong và ngoài hệ thống tăng trưởng ổn định và doanh số năm 2006 đạt 94415 tỷ đồng…
==================================================================== 2.3 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN
Ngân hàng là một đơn vị kinh doanh hạch toán độc lập, họ luôn tìm cho mình hướng đi, những giải pháp phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Ngân hàng đã sử dụng nhiều hình thức huy động vốn khác nhau, nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế. Ngân hàng đã thực sự đáp