Kết luận bài nghiên cứu:

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến việc nắm giữ tiền mặt của các công ty việt nam xem xét tác động của tín dụng thương mại đến việc nắm giữ tiền mặt (Trang 52 - 55)

Bài nghiên cứu thu thập dữ liệu của 130 công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2007-2012. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, mức độ nắm giữ tiền mặt của các công ty ở Việt Nam trong giai đoạn này vào khoảng 12%. Góp phần tạo nên tỷ lệ nắm giữ tiền mặt trên là các yếu tố tác động như tài sản lưu động, đòn bẩy tài chính, dòng tiền hoạt động và tín dụng thương mại. Trong khi tài sản lưu động và đòn bẩy tài chính có mối tương quan âm thì dòng tiền hoạt động lại có mối tương qua dương với năm giữ tiền mặt của công ty. Một yếu tố rất được quan tâm ở bài nghiên cứu này là tín dụng thương mại tác động như thế nào đến nắm giữ tiền mặt của công ty, Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, dường như các công ty Việt Nam khá lạc quan về khả năng thu hồi nợ, cũng như khả năng thanh toán của mình, chí ít là so với các công ty Trung Quốc theo bài nghiên cứu của Wenfeng Wu, Oliver M. Rui, Chongfeng Wu (2012). Với 1 đồng cấp tín dụng thương mại sẽ làm giảm 0,49 đồng tiền mặt nắm giữ, nghĩa là các công ty kĩ vọng 1 đồng cấp tín dụng thương mại có thể làm tài sản dự phòng cho 0,49 đồng tiền mặt. Cũng trong bài nghiên cứu này, tác giả nhận thấy các công ty Việt Nam có xu hương nắm giữ thêm 0,6 đồng tiền mặt để trang trải cho 1 đồng các khoản nhận tín dụng thương mại.

2.Hạn chế của bài nghiên cứu và định hƣớng phát triển:

2.1. Hạn chế

Bài nghiên cứu này vẫn còn mặt hạn chế đó là mẫu quan sát còn nhỏ chỉ bao gồm 130 công ty và khoảng thời gian quan sát chỉ từ năm 2007-2012.

Dữ liệu bài nghiên cưu đa phần vao những năm sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008, nên không thể nghiên cứu tình hình nắm giữ tiền mặt của các công ty Việt Nam trước và sau khủng hoảng, và tác động của khung hoảng kinh tế tới việc nắm giữ tiền mặt.

Một điều đáng tiếc nữa của bài nghiên cứu này lại liên quan đến số liệu, khi bắt tay vào nghiên cứu đề tài này, tác giả mong muốn xem xét yếu tố khả năng tài trợ vốn của ngân hàng tác động như thế nào đến việc nắm giữ tiền mặt của công ty. Nguồn tài

trợ từ ngân hàng có thể xem là nguồn tài trợ chính, khá phổ biến và quan trọng ở các công ty Việt Nam. Đáng tiếc là dữ liệu về dư nợ ngân hàng theo địa phương và GDP theo địa phương không được công bố rộng rãi ở Việt Nam nên tác giả đã bỏ qua ý tưởng nghiên cứu này.

Có hai phương pháp hoạch toán Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp. Mỗi phương pháp có thể cho ra 2 kết quả dòng tiền từ hoạt động kinh doanh khác nhau. Cùng với đó là việc chưa thống nhất một phương pháp hoạch toán Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và các công ty có thể thay đổi phương pháp theo năm. Điều này làm cho số liệu về dong tiền từ hoạt động kinh doanh chưa thống nhất và khách quan, dẫn đến kết quả nghiên cứu chưa thuyết phục.

2.2. Định hướng phát triển:

Các bài nghiên cứu tiếp theo có thể mở rộng mẫu quan sát với nhiều công ty và khoảng thời gian rộng hơn. Yếu tố tác động của khả năng tài trợ của ngân hàng của là mục tiêu nghiên cứu đáng xem xét. Thêm vào đó, các bài nghiên cứu tiếp sau có thể nghiên cứu đề tài này theo ngành, theo quốc gia, để từ đó so sánh và rút ra đặc điểm nhân tố ảnh hưởng riêng biệt tác động lên việc nắm giữ tiền mặt theo ngành, quốc gia hay khu vực.

Tài liệu tham khảo:

Afza, T., & Adnan, S.M. (2007). Determinants of corporate cash holdings: A case study of Pakistan.

Basil Al-Najjar, 2013. The financial determinants of corporate cash holdings_Evidence from some emerging markets.

Bates, T., Kahle, K., Rene, S., 2009. Why do US firms hold so much more cash than they used to. Journal of Finance 54, 1995-2021.

Chen, N., and Mahajan. A.(2010): Effects of Macroeconomic Conditions on Corporate Liquidity International Evidence International Research Journal of Finance and Economics. ISSN 1450-2887, Issue35.

Cunat, V., 2007. Trade credit_ suppliers as debt collectors and insurance providers.

Ferreira, M.A., & Vilela, A.S. (2004). Why do firms hold cash? Evidence from EMU countries. European Financial Management, 10(2), 295-319.

Fishman, R., Love, I., 2003. Trade credit, financial intermediary development, and industry growth.

Giannetti, M., Burkart, M., Ellingsen, T., 2011. What you sell is what you lend. Explaining trade credit contracts.

Guney, Y., Ozkan, A., Ozkan, N., 2007. International evidence on the non- linear impact of leverage on corporate cash holdings.

Hardin III, W.G., Highfield, M.J., Hill, M.D., & Kelly, G.W. (2009). The determinants of REIT cash holdings. Journal of Real Estate Finance and Economics, 39(1), 39-57.

Hofmann, C. (2006): “Why New Zealand Companies hold cash: An empirical Analysis”

John Maynard Keynes, 1936. The-General-Theory-of-Employment-Interest- and-Money.

Kim, J., Kim, H., & Woods, D. (2011). Determinants of corporate cash-holding levels: An empirical examination of the restaurant industry. International Journal of Hospitality management, 30(3), 568-574.

Marco Bigelli, Javier Sánchez-Vida, 2012. Cash holdings in private firms. Miller and Orr. A Model of the Demand for Money by Firms

Megginson, W.L., & Wei, Z. (2010). Determinants and value of cash holdings: Evidence from China's privatized firms. SSRN Working Paper Series, 1-37.

Myers, S.C., Majluf, N., 1984. Corporate financing and investment decisions when firms have information that investors do not have.

Nadiri, M.I. (1969). The determinants of real cash balances in the U.S. total manufacturing sector. The Quarterly Journal of Economics, 83(2), 173-196.

Nguyen, P. (2005). How sensitive are Japanese firms to earnings risk? Evidence from cash holdings.

Opler, T., Pinkowitz, L., Stulz, R., & Williamson, R. (1999). The determinants and implications of corporate cash holdings. Journal of financial economics, 52(1), 3- 46.

Ozkan and Ozkan, 2004. Corporate cash holdings: An empirical investigation of UK companies

Rizwan, M.F., & Javed, T. (2011). Determinants of corporate cash holdings: Evidence from Pakistani public sector.

Saddour, K. (2006). The determinants and the value of cash holdings: Evidence from French firms.

Vinod Venkiteshwaran, 2011. Partial adjustment toward optimal cash holding levels.

Wenfeng Wu, Oliver M. Rui, Chongfeng Wu, 2012. Trade credit, cash holdings, and financial deepening_ Evidence from a transitional economy

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến việc nắm giữ tiền mặt của các công ty việt nam xem xét tác động của tín dụng thương mại đến việc nắm giữ tiền mặt (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)