HUẾ TRONG THỜI ĐỔI MỚ

Một phần của tài liệu LỊCH SỬ VIỆT NAM TRUNG CỔ ĐẠI (Trang 25 - 27)

Ngày nay Huế vẫn giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước. Huế là một thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền trung, có nhiều tiềm năng và thế mạnh. Thừa Thiên Huế cũng là trung tâm thương mại dịch vụ, giao dịch quốc tế và là một trong những đầu mối giao thông của khu vực miền trung, Tây Nguyên và cả nước. Đó là nguyên nhân khách quan hiện tại, do vị trí địa lý đem lại, để Đảng và nhà nước có chiến lước phát triển lâu dài cho Huế.

Xét về góc độ lịch sử đó còn là do những chính sách của nhà Nguyễn với kinh đô Huế đã để lại cho vùng đất này những điều kiện thuận lợi, một cơ sở tiền đề sẵn có để nhà nước sau đó có những chính sách của mình phát triển nó lên, đưa Huế xứng đáng trở thành một niềm tự hoà dân tộc.

Năm 2006 tốc độ tăng trưởng kinh tế hơn 15%, du lịch hơn 30%, dịch vụ 15%, công nghiệp 20%. Chiến lược phát triển Huế trong năm 2006-2010 là chú trọng phát triển vùng kinh tế trọng điểm: Chân Mây-Lăng Cô và khu vực thành phố Huế- một đề án xây dựng thành phố festival đang được hoàn thành theo quyết định của thủ tướng chính phủ. Tỉnh đặc biệt quan tâm đến việc khôi phục trùng tu những di sản văn hoá lịch sử, di sản văn hoá thế giới.Phát triẻn , mở rộng các khu đô thị theo hướng hiện đại gắn với bảo tồn khu phố cổ, bảo vệ môi trường

Tuy nhiên, Huế vẫn còn một số khó khăn do thiếu vốn, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ. Mặc dù vậy với những chính sách như trên Huế sẽ nhanh chóng phát triển xứng đáng là cố đô của Việt Nam, là di sản văn hoá thế giới.

Thông qua những chính sách của nhà Nguyễn với kinh đô Huế, ngày nay với tư cách là một trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị ,xã hội cảu cả nước- thủ đô Hà Nội luôn nhận được sự quan tâm phát trểin ưu đãi của Đảng và nhà nước trên tất cả các mặt nhằm phát triển Hà Nội trên mọi cách toàn diện, hệ thống, quy mô nâng cao địa thế của thủ đô Hà Nội sánh ngang tầm với các thủ đô của các nước tiên tiến trên thế giới.

So lại với kinh đô Huế, triều đình nhà Nguyễn khi xây dựng kinh đô đã có tư tưởng quy hoạch đô thị vừa mang tính nhân văn, vừa được người xưa tính

toán đến vấn đề xây dựng như thời tiết, bất trắc bất ngờ để tạo nên một công trình hoàn thiện gồm thành quách, cung điện, cầu cống, nhà vườn...Vì vậy công việc xây dựng kéo dài hơn 30 năm và nhiều lần bổ sung tu bổ về sau vẫn không chông chéo mà còn hoàn hảo.

Trở lại Hà Nội ngày nay, tốc độ đô thị hoá ở thủ đô ngày một tăn, nàh nước cần phải có sự quy hoạch theo hệ thống, càng về sau càng tu bổ hoàn thiện chứ không phải sự chắp vá hoặc đào phá đi xây mới lại.

Hà Nội là thành phố đông dân tập trung mật độ dân số cao, nơi đây thu hút rất nhiều thành phần xã hội với nhiều nghề khác nhau đến làm ăn, sinh sống. Vì vậy nhà nước phải có những chính sách xã hội, biện pháp đảm bảo an ninh đô thị trong không gian phức tạp như vậy.Chính từ cơ sở là một nền tảng xã hội với tình hình chính trị ổn định là điều kiện cho sự phát triển kinh tế.

Nhìn về những chính sách thời xưa của nhà Nguyễn với kinh đô Huế để thấy được nhiệm vụ trong ngày nay ưu tiên phát triển thủ đô, cố đô đều là những thành phố giàu tiềm năng trên con đường hát triển đất nước trong thời kỳ đổi mới chính là mục tiêu mà những người làm đề tài như chúng em hướng đến tuy rằng còn ở một chừng mực nhất định.

Một phần của tài liệu LỊCH SỬ VIỆT NAM TRUNG CỔ ĐẠI (Trang 25 - 27)