Khái niệm bệnh học đường

Một phần của tài liệu Mô tả thực trạng về bệnh cận thị học đường và cong vẹo cột sống của học sinh trung học cơ sở tại huyện đăk hà, tỉnh kon tum (Trang 32 - 54)

98.70%

Nằm, tiện đâu ngồi đó Ngồi ở góc học tập

Cận thị Không cận thị

3.4. CONG VẸO CỘT SỐNG Ở HỌC SINH VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN 3.4.1. Tỷ lệ cong vẹo cột sống 3.4.1. Tỷ lệ cong vẹo cột sống Bảng 3.15. Tỷ lệ cong vẹo cột sống Cong vẹo cột sống Số lƣợng Tỷ lệ % Có 129 21,4 Không 473 78,6 Tổng 602 100

Trong số 602 học sinh khám cột sống, có 129 em cong vẹo cột sống, tỷ lệ 21,4% với khoảng tin cậy ( 95% CI: 17,6% - 26,0%).

Cong vẹo CS 21.4%

Không cong vẹo CS

78.6%

Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ cong vẹo cột sống

3.4.2. Mức độ cong vẹo cột sống Bảng 3.16. Mức độ cong vẹo cột sống Mức độ Số lƣợng Tỷ lệ % Có cấu trúc 2 1,5 Không có cấu trúc 127 98,5 Tổng 129 100

Vẹo cột sống có cấu trúc chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong số 129 trường hợp mắc cong vẹo cột sống.

3.4.3. Phân loại cong vẹo cột sống

Bảng 3.17. Phân loại cong vẹo cột sống

Phân loại Số lƣợng Tỷ lệ %

Độ I 88 68,2

Độ II 39 30,2

Độ III 2 1,6

Tổng 129 100

Nhận xét: Độ I chiếm tỷ lệ cao nhất (68,2%), độ III chiếm tỷ lệ thấp nhất (1,6%) 3.4.4. Hình dạng cong vẹo cột sống Bảng 3.18. Hình dạng cong vẹo cột sống Hình dạng Số lƣợng Tỷ lệ % Ct 32 24,8 Ctl 30 23,3 Cttl 19 14,7 Cn 8 6,2 Cnl 12 9,3 Cntl 2 1,6 St 12 9,3 Sn 10 7,7 4 3,1 Tổng 129 100

3.4.5. Cong vẹo cột sống và khối lớp

Bảng 3.19. Tỷ lệ cong vẹo cột sống theo khối lớp

Khối lớp CVCS Không CVCS Tổng Ý nghĩa thống kê

Sáu, bảy 60 237 297 χ2 = 0,52 p > 0,05 Tám, chín 69 236 305 Tổng 129 473 602

Kết quả nghiên cứu, tỷ lệ cong vẹo cột sống của học sinh theo từng khối lớp như sau, Khối Sáu 31/151 (20,5%), Khối Bảy 29/146 (19,8%), Khối Tám 35/156 (21,1%) và khối Chín 34/149 (21,4%), tuy nhiên không có sự khác biệt giữa các khối lớp.

3.4.6. Cong vẹo cột sống và giới

Bảng 3.20. Tỷ lệ cong vẹo cột sống theo giới

Giới CVCS Không CVCS Tổng Ý nghĩa thống kê

Nam 71 251 322 χ2 = 0,16 p > 0,05 Nữ 58 222 280 Tổng 129 473 602

Tỷ lệ cong vẹo cột sống của học sinh nam cao hơn so với học sinh nữ, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.

3.4.7. Cong vẹo cột sống và dân tộc

Bảng 3.21.Tỷ lệ cong vẹo cột sống theo dân tộc

Dân tộc CVCS Không CVCS Tổng Ý nghĩa thống kê

Kinh 57 257 314 χ2 = 4,18 p < 0,05 DT thiểu số 72 216 288 Tổng 129 473 602

Có sự khác nhau về tỷ lệ cong vẹo cột sống ở học sinh dân tộc kinh và dân tộc thiểu số, sự khác nhau này có ý nghĩa thống kê với χ2 = 4,18 và p < 0,05.

3.4.8. Cong vẹo cột sống và thói quen học thêm

Bảng 3.21. Tỷ lệ cong vẹo cột sống theo thói quen học thêm

Học thêm CVCS Không CVCS Tổng Ý nghĩa thống kê

Có 91 233 324 χ2 = 10,47 p < 0,05 Không 38 240 278 Tổng 129 473 602 28.00% 78.00% 13.70% 82.30%

Có học thêm Không học thêm

CVCS Không CVCS

Biểu đồ 3.8. tỷ lệ cong vẹo cột sống theo thói quen học thêm

Tỷ lệ cong vẹo cột sống của nhóm học sinh có học thêm cao hơn không học thêm, sự khác nhau về tỷ lệ này có ý nghĩa thống kê với χ2 = 10,47 và p < 0,05.

3.4.9. Cong vẹo cột sống và thói quen tập thể dục, chơi thể thao

Bảng 3.23. Tỷ lệ cong vẹo cột sống theo thói quen tập thể dục, chơi thể thao

Chơi thể thao CVCS Không CVCS Tổng Ý nghĩa thống kê

Không 124 304 428 χ2 = 48,51 P < 0,01 Có 5 169 174 Tổng 129 473 602

Những học sinh không tập thể dục thể thao có tỷ lệ cong vẹo cột sống cao hơn so với học sinh có tập thể dục. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với χ2 = 48,51 và P < 0,01.

3.4.10. Cong vẹo cột sống và tƣ thế ngồi học ở nhà

Bảng 3.24. Tỷ lệ cong vẹo cột sống theo tư thế học ở nhà

Tƣ thế học bài CVCS Không CVCS Tổng Ý nghĩa thống kê

Không đúng 71 143 214 χ2 = 27,18 P < 0,01 Đúng 58 330 388 Tổng 129 473 602 33.20% 66.80% 19.10% 80.90%

Tiện đâu học đó Ngồi học

CVCS Không

Biểu đồ 3.9. Cong vẹo cột sống và thói quen, tư thế học bài ở nhà

Những học sinh có thói quen ngồi học đúng thì tỷ lệ cong vẹo cột sống thấp hơn so với những học sinh không có tư thế đúng khi ngồi học ở nhà. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với χ2 = 27,18 và P < 0,01

Chƣơng 4 BÀN LUẬN

4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG MẪU NGHIÊN CỨU

Tổng số học sinh chọn vào mẫu là 602 em, tỷ lệ 24,6% số học sinh của cả 3 trường nghiên cứu (2.451 học sinh) và chiếm tỷ lệ 12,5% số học sinh trung học cơ sở trong toàn huyện Đăk Hà (4.816 học sinh) [46].

Phân bố học sinh nghiên cứu theo khối lớp như sau, khối 6 tỷ lệ 25%: khối bảy 24,2%: Khối tám 25,9% và khối chín tỷ lệ 24,7 tổng số đối tượng nghiên cứu. Tỷ lệ học sinh theo các trường và theo khối lớp gần tương đương nhau.

Phân bố tỷ lệ HS nam nữ giữa các khối lớp (Nam chiếm 46,5%, Nữ chiếm 53,5%) gần như tương đương nhau.

Tỷ lệ HS người đồng bào dân tộc thiểu số (47,8%), dân tộc kinh (52,2%) cũng gần tương đương nhau.

4.2. ĐẶC ĐIỂM VỆ SINH TRƢỜNG LỚP

Nghiên cứu 3 trường trong số 9 trường trung học cơ sở tại Huyện Đăk Hà. Kết quả, có 1/3 (33,3%) số trường không đạt tiêu chuẩn về diện tích trường bình quân cho một học sinh, theo quy định ở vùng nông thôn miền núi không dưới 10m2/1 HS. Trường THCS Chu Văn An có diện tích khu trường lớn nhất trong số các trường nghiên cứu (14.134 m2), diện tích bình quân 21,4m2/1HS, các trường Ngọc Wang, Ngọc Réo có diện tích bình quân trên 16m2/1 HS.

Kết quả đánh giá chung, chỉ có 1 trường học, tỷ lệ 33,3% đạt tiêu chuẩn hoàn toàn về vệ sinh môi trường học tập theo Quyết định 1221/2000/QĐ-BYT của Bộ Y Tế [8]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù

hợp với nghiên cứu của Hoàng Ngọc Chương, có 40% cơ sở trường học tại tỉnh Thừa Thiên Huế đạt tiêu chuẩn hoàn toàn về vệ sinh môi trường học tập (p>0,05) [12].

Đánh giá vệ sinh phòng học bao gồm kích thước phòng học, diện tích phòng học bình quân cho 1 học sinh, điều kiện chiếu sáng, bàn ghế và bảng. Kết quả cho thấy, có 5/12 (41,6%) số phòng đạt tiêu chuẩn về diện tích bình quân và kích thước phòng học. Theo quy định, diện tích phòng học bình quân từ 1,10m2- 1,25m2/1 HS nhưng kết quả nghiên cứu chỉ đạt 1,08 ±0.09m2

/1 HS. Tác giả Hoàng Ngọc Chương trong nghiên cứu của mình nêu lên diện tích phòng học bình quân của các trường THCS đạt 1,10 ±0,10m2/1 HS so sánh kết quả của chúng tôi là tương đồng với p>0,05 [12].

Đồng Trung Kiên nghiên cứu tại thành phố Hải Phòng, nêu lên có lớp học diện tích bình quân chỉ đạt 0,61m2/1 học sinh [29].

Mặc dù đã có quy định về quy cách xây dựng phòng học, hướng lấy ánh sáng chính, tổng diện tích cửa sổ (hệ số ánh sáng) chiếm 20%-25% diện tích phòng học, nhưng kết quả chỉ có 1/12 (8,3%) số phòng học đạt tiêu chuẩn về hệ số ánh sáng.

Nghiên cứu của Lỗ Văn Tùng, Nguyễn Ngọc Ngà, Đặng Anh Ngọc và công sự (2006), tại Thái Nguyên có đến 100% số phòng không đạt về hệ số ánh sáng , Hải Phòng có 58,06% số phòng không đạt, Thành Phố Hồ Chí Minh 29,63% không đạt và tỷ lệ chung chỉ có 39,02% số phòng học đạt tiêu chuẩn về hệ số ánh sáng ≥20% [57].

Nghiên cứu của Hoàng Ngọc Chung (2006) Tại Thừa Thiên Huế, chỉ có 62,7% số mẫu đo chiếu sáng tự nhiên và 76,8% mẫu đo chiếu sáng nhân tạo đạt tiêu chuẩn [12].

Tác giả Dương Thị Hương (2004) nghiên cứu tại Hải Phòng chỉ có 62,4% số mẫu đo chiếu sáng đạt tiêu chuẩn [26].

Theo Lỗ Văn Tùng, Nguyễn Ngọc Ngà, Đặng Anh Ngọc và cộng sự (2006), trong nghiên cứu của mình có 78,05% số phòng không đạt tiêu chuẩn về độ chiếu sáng đồng đều trong lớp học [57].

Hệ số chiếu sáng tự nhiên không phụ thuộc nhiều vào thời điểm đó, thời tiết, mùa và ảnh hưởng của các yếu tố liên quan khác, do vậy nó cho phép chúng ta đánh giá chiếu sáng trong phòng học một cách khách quan. Tuy nhiên hiện nay chưa có quy định cụ thể về hệ số chiếu sáng trong trường học [23], [27], [35].

Theo một số tài liệu và hướng dẫn của Bộ Y tế, hệ số chiếu sáng tự nhiên cần đạt từ 3-5%. Kết quả cho thấy, có 10/12 (83,3%) số phòng học có hệ số chiếu sáng tự nhiên đạt tiêu chuẩn (≥3%), trong đó chỉ có 5/12 (41,6%) số phòng học có hệ số chiếu sáng 5% trở lên.

Kết quả đánh giá các tiêu chí về chiếu sáng tự nhiên như: Hệ số ánh sáng dựa vào tỷ lệ % diện tích cửa sổ (≥20%), thuận chiều ánh sáng, chiều sáng đồng đều trong phòng học, hệ số chiếu sáng (≥3%) thì chỉ có 1/20 (5%) số phòng đạt tiêu chuẩn hoàn toàn về chiếu sáng tự nhiên [8].

Tác giả Lỗ Văn Tùng trong nghiên cứu của mình nêu lên, có đến 40,81% số phòng học có hệ số ánh sáng dưới 3%, trong đó tỷ lệ này ở Hải Phòng là 38,89% và Thành Phố Hồ Chí Minh là 46,15%. Số phòng học đủ tiêu chuẩn về chiếu sáng tự nhiên là 67,89% và chiếu sáng nhân tạo 72,41% [57].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi, tất cả các phòng đều được trang bị hệ thống chiếu sáng nhân tạo. Tuy nhiên chỉ có 6/12 (50%) số phòng đủ số bóng đèn, có 5/12 (41,6%) số phòng bố trí đèn sai quy cách. Như vậy có 6/12 (50%) số phòng học đạt tiêu chuẩn về chiếu sáng nhân tạo và chỉ có 1/12 phòng học, tỷ lệ 8,3% đạt tiêu chuẩn hoàn toàn về chiếu sáng theo Quy Định về vệ sinh trường học, ban hành kèm theo Quyết Định số: 1221/2000QĐ- BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế [8].

Nhiều tác giả đã tìm ra nguyên nhân của cận thị học đường có liên quan đến chiếu sáng trong lớp học không đầy đủ hoặc không hợp lý [35], [39]. Chỗ ngồi học bị tối, buộc học sinh phải đưa mắt sát vở để nhìn cho rõ làm cho mắt phải điều tiết nhiều, nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm cận thị phát sinh hoặc tiến triển thêm. Nghiên cứu của Nông Thanh Sơn tại Thái Nguyên nêu lên, có mối liên quan chặt chẽ giữa thiếu ánh sáng lớp học và bệnh cận thị, thiếu ánh sáng chịu trách nhiệm 80% số cận thị học đường [51].

Qua nghiên cứu khác nhau đã chứng minh, chiếu sáng không đầy đủ cũng là nguy cơ gây vẹo cột sống. Điều kiện chiếu sáng ở lớp cũng như ở nhà không đầy đủ khiến cho học sinh phải xoay ra phía có nhiều ánh sáng để viết, tạo thói quen, tư thế ngồi xấu, trở thành nguy cơ gây cong vẹo cột sống [35, [39].

Nghiên cứu của tác giả trong nước cũng như thế giới đã nêu lên rằng, chiều cao cơ thể có mối liên quan khăng khít với các phần cơ thể để thiết kế bàn, ghế [18], khi sử dụng bàn, ghế phù hợp với các kích thước của cơ thể học sinh sẽ có một tư thế ngồi thoả mái, giảm được gánh nặng cho hệ cơ xương và thị lực [36].

Kết quả nghiên cứu, chỉ có 7/12 (58,3%) số lớp học sử dụng bàn hợp lý, 70% sử dụng ghế phù hợp và chỉ có 15% số hiệu chiều cao giữa bàn và ghế phù hợp với tầm vóc học sinh. Bàn, ghế đồng bộ với nhau chỉ có 3/12(15%) số phòng đạt tiêu chuẩn.

Nghiên cứu của Lỗ Văn Tùng cho thấy, bàn, ghế không đồng bộ chiếm 92%; bàn, ghế đạt tiêu chuẩn vệ sinh chiếm 15% [57].

Nghiên cứu của Trần Văn Dần (2006) tại Hà Nội, kết quả 100% bàn, ghế không đúng kích thước, hầu hết cao hơn tiêu chuẩn ở cả 3 cấp học [14]. Nguyễn Thị Bích Diệp nghiên cứu tại TP Hồ Chí Minh và Hải Phòng, hầu hết bàn, ghế quá cao, không phù hợp với kích thước học sinh [16].

Bàn, ghế được coi là trang bị quan trọng nhất trong lớp học, có liên quan đến cận thị và CVCS. Nghiên cứu của các tác giả, tỷ lệ HS mắc bệnh

cận thị và CVCS ở các trường không đạt tiêu chuẩn bàn ghế cao gấp 2,6 lần các trường đạt chuẩn vệ sinh (p<0,05) [12], [45]. Tuy nhiên vai trò của thầy cô giáo cũng rất quan trong trong việc uốn nắn kịp thời tư thế ngồi của HS. Hoàng Ngọc Chương nêu lên, có mối liên quan giữa CVCS với bàn ngồi học thoả mái [12].

Vệ sinh bảng học có 9/12 (75%) số phòng học có bảng học đạt tiêu chuẩn. Theo Lỗ Văn Tùng, trong nghiên cứu của mình đã nêu lên 100% bảng học không đạt tiêu chuẩn [57]. Theo Nông Thanh Sơn, bảng bị bóng chiếm 17,4% và nhìn rõ chữ viết ở bảng 85,7% [51].

4.3. CẬN THỊ Ở HỌC SINH VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN

Cận thị là tật khúc xạ phổ biến ở trẻ em. Từ lâu các tác giả trong và ngoài nước đã nêu lên mối liên hệ giữa tỷ lệ cận thị ở trẻ em với quá trình học tập. Tỷ lệ cận thị học đường ngày càng tăng tại nhiều nước trên thế giới và thay đổi theo từng quốc gia, chủng tộc [62], [63].

Tỷ lệ cận thị của học sinh trong nghiên cứu của chúng tôi là 2,8% với (95% CI: 1,5%-5,1%).

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với tác giả Hoàng Ngọc Chương (2007), tỷ lệ cận thị của học sinh nông thôn Thừa Thiên Huế là 3,5% ( p>0,05) [12].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của Đồng Trung Kiên, tỷ lệ cận thị ở học sinh khu vực ngoại thành là 3,0% (p >0,05) so với khu vực nội thành lên đến 29,2% [29].

Tác giả Trần Văn Nhật (2004) nghiên cứu tại Đà Nẵng, đã nêu lên tỷ lệ cận thị học sinh phổ thông ở khu vực nông thôn là 5,2% trong khi đó ở khu vực thành thị lên đến 15,3%. Cũng trong nghiên cứu này tác giả nêu tỷ lệ cận thị ở cấp tiểu học chỉ có 11,08% và cấp trung học cơ sở xấp xỉ 10% nhưng đối với học sinh cấp trung học phổ thông, tỷ lệ này tăng lên gấp đôi lên đến 22,58% [44].

Nghiên cứu của chúng tôi ở học sinh cấp trung học cơ sở và sống ở khu vực nông thôn, do vậy tỷ lệ cận thị thấp hơn so với kết quả của tác giả Trần Văn Nhật là hợp lý.

Đặng Đức Nhu nghiên cứu tại Quận Hoàng Kiếm, Hà Nội, tỷ lệ cận thị của học sinh lên đến 29,9%. Kết quả này cao hơn của chúng tôi, do tỷ lệ cận thị ở khu vực thành thị thường cao hơn hẳn học sinh nông thôn [45].

4.3.1. Cận thị theo khối lớp

Theo Seag - Mei saw (1996), tỷ lệ TKX thay đổi một cách rõ ràng theo tuổi [60]. Kết quả chúng tôi, tỷ lệ học sinh khối Tám và chín (3,3%) cao hơn khối sáu và khối bảy (2,4%), tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.

Nghiên cứu tại Thừa Thiên Huế của tác giả Hoàng Ngọc Chương nêu lên, tỷ lệ cận thị tăng theo cấp học, ở trung học phổ thông tỷ lệ cận thị cao nhất lên đến 11,6% và tiểu học thấp nhất chỉ có 5,6% [12].

Ngô Thị Bê trong nghiên cứu của mình nêu lên, tỷ lệ cận thị lứa tuổi 16 là 9,25%; tuổi 17 là 9,54% và 9,91% ở lứa tuổi 18, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê [2]. Kết quả này tương đồng với chúng tôi bởi vậy nên có các nghiên cứu sâu hơn để tìm hiểu lứa tuổi có nguy cơ mắc bệnh cận thị cao nhất nhằm có biện pháp phồng chống phù hợp.

Cận thị có nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có nguyên nhân do di truyền. Cận thị học đường chủ yếu là mắc phải, có một tỷ lệ nhỏ do di truyền trong cận thị học đường [63]. Kết quả nghiên cứu cho thấy, học sinh có người trong gia đình bị cận thị chiếm tỷ lệ rất nhỏ chỉ có 3,3%.

Một phần của tài liệu Mô tả thực trạng về bệnh cận thị học đường và cong vẹo cột sống của học sinh trung học cơ sở tại huyện đăk hà, tỉnh kon tum (Trang 32 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)