2. Vận dụng các dấu hiệu nhân trắc vào ngành may thời trang
2.4. Sự phụ thuộc của quần áo vào thân hình, lứa tuổi, theo mùa
* Sự phụ thuộc của quần áo vào thân hình: Mỗi phụ nữ đều có hình dáng và kích thước cơ thể khác nhau, nhưng có thể tổng hợp lại thành 5 nhóm chung nhất dưới đây:
Hình 2.10: Vóc dáng cơ bản của cơ thể người - Vóc dáng hình quả táo:
+ Đặc điểm cơ thể: Phần thân trên rộng hơn thân dưới, hông nhỏ, vai rộng, eo trên và phía sau dễ phình ra.
+ Mục đích hướng tới: Kéo dài phần thân, khoe đôi chân và che đi phần eo to, vai rộng.
+ Khắc phục:
Nên chọn các kiểu áo cổ chữ V tạo cảm giác phần thân dài hơn, mặc váy liền có đai, đeo dây lưng ở phần eo nhỏ nhất, mặc các loại váy xòe để che đi phần bụng to, mặc quần cạp trễ, ống đứng. Nên chọn các kiểu váy ngắn để khoe đôi chân, giảm sự chú ý khỏi phần thân trên.
Không nên lựa chọn các loại váy q to. - Vóc dáng hình quả lê:
+ Đặc điểm cơ thể: Phần cơ thể phía dưới to hơn phía trên, phần hơng rộng hơn phần vai. Phần hơng và mơng khá trịn, và thắt lại ở vùng eo. Ngực và bụng bằng phẳng.
+ Mục đích hướng tới: Khoe phần cánh tay, phần thân trên nhỏ gọn và che bớt phần hông rộng.
+ Khắc phục:
Khơng nên mặc quần áo có điểm nhấn vào phần hơng và đùi.
Nên mặc áo cổ thuyền, cổ vuông hoặc cổ đổ, mặc váy quây khoe phần cánh tay, mặc các kiểu trang phục có diềm đăng ten bên trên, kết hợp màu sáng bên trên và màu tối bên dưới, mặc áo vest bó sát phía trên eo, mặc quần bó ống đứng, mặc các loại váy trơn để che đi phần hơng to
- Vóc dáng hình đồng hồ cát:
+ Đặc điểm cơ thể: Phần thân trên và thân dưới phình rộng, nhỏ gọn ở phần eo. Trọng lượng cơ thể thường dồn vào phần hông, đùi và ngực.
+ Mục đích hướng tới: Khoe các đường cong quyến rũ, tạo vẻ cân bằng trong dáng dấp.
Nên tìm cách khoe các đường cong quyến rũ của cơ thể, mặc váy vừa sát khuôn người, đeo thêm dây đai ngang áo để tơn vóc dáng, mặc các kiểu váy quây, váy có eo cao để khoe phần hông, chọn trang phục màu sắc sáng, nhẹ nhàng, mặc các kiểu quần ống bó hoặc ống đứng.
Không nên mặc các kiểu quần áo rộng thùng thình. - Vóc dáng hình chữ nhật:
+ Đặc điểm cơ thể: Vai, eo và hơng có độ rộng tương đương nhau, thường là khá nhỏ gọn. Dù không thực sự phổ biến nhưng một số người thuộc nhóm này có phần ngực nhỏ hơn.
+ Mục đích hướng tới: Tạo nên những đường cong cho cơ thể, khoe đôi chân và cánh tay thon thả.
+ Khắc phục:
Nên mặc các loại áo cổ tim hoặc cổ phễu, mặc áo Vest dáng dài, quần bó cạp trễ, ống bó, mặc áo có cổ, có diềm đăng ten và họa tiết giúp che đi khuyết điểm phần ngực, mặc quần áo nhiều lớp giúp tạo cảm giác cơ thể bạn không bị thẳng đuỗn, chọn các kiểu váy có nếp gấp, và có thể có đai hai bên.
Khơng nên mặc các kiểu trang phục có hình nhọn hoặc các phong cách quá độc đáo.
- Vóc dáng hình cái nêm:
+ Đặc điểm cơ thể: Gần giống như hình tam giác, phần thân trên rộng, ngực nở, vai to, eo và hông nhỏ hơn.
+ Mục đích hướng tới: Làm nổi bật phần thân dưới che đi yếu điểm phần vai và thân trên.
+ Khắc phục:
Nên mặc áo có điểm nhấn vào phần eo, chọn các trang phục có eo cao, mặc quần ống rộng, chọn trang phục với màu sáng bên dưới, váy ơm sát thân trên và xịe rộng phần chân váy.
Không nên mặc áo đầm dài, áo cổ thuyền.
Như vậy với mỗi một vóc dáng khác nhau thì quần áo cũng phải khác nhau. Chúng phải được thiết kế sao cho phù hợp với đặc điểm cơ thể người mặc.
* Sự phụ thuộc của quần áo vào giới tính và lứa tuổi: + Thời trang nam.
+ Thời trang nữ.
+ Thời trang trẻ em.
Đối với thời trang nam và nữ người ta lại chia ra nhiều lứa tuổi khác nhau: lứa tuổi thanh niên, trung niên, người đứng tuổi, người cao tuổi.
Trang phục cho nữ giới phải là những trang phục được thiết kế tận dụng hết các đường cong mềm mại uyển chuyển của phái nữ. Ngược lại, trang phục dành cho nam giới sẽ toát lên sự cường tráng, khỏe mạnh, nam tính...
Thời trang trẻ em cũng được phân chia theo nhiều lứa tuổi như: sơ sinh, nhà trẻ, mẫu giáo, học sinh tiểu học, học sinh THCS, THPT.
Ở mỗi lứa tuổi có đặc điểm tâm sinh lý khác nhau. Do vậy trang phục phải phù hợp với từng lứa tuổi. VD: lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo, hình dáng cơ thể chưa phân biệt rõ giới tính, nhưng các bé cũng đã phân biệt được giới tính của mình, chính vì thế trẻ em gái thường thích mặc váy hơn. Ở lứa tuổi này các bé thường chạy nhảy nhiều nên trang phục cho các bé phải chú ý trước tiên đến chất liệu, màu sắc rồi đến kiểu dáng. Ở lứa tuổi học sinh THCS, hình dáng cơ thể có hướng phát triển theo giới tính (dậy thì), về mặt tâm lý, các em cũng đã biết xấu hổ, ngại ngùng trước bạn khác giới, để ý nhiều hơn đến cơ thể mình chính vì thế mà trang phục cho lứa tuổi này cần chú ý nhiều hơn đến kiểu dáng.
Như vậy quần áo được chia thành nhiều lứa tuổi và giới tính khác nhau là vì đặc điểm tâm sinh lý và cấu trúc cơ thể khác nhau.
* Sự phụ thuộc của quần áo theo thời tiết:
Trang phục nhất thiết phải được thiết kế theo mùa để đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng: thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông.
+ Trang phục cho mùa xuân: phải phù hợp về kiểu dáng cũng như màu sắc.
+ Trang phục cho mùa hè: thoáng mát, nhẹ nhàng (kể cả màu sắc), đơn giản, năng động, khỏe khoắn, chất liệu vải thấm hút mồ hôi và có tính đàn hồi cao.
+ Trang phục cho mùa thu: màu sắc nhẹ nhàng, lãng mạn, chất liệu không quá dày, không quá mỏng. Phụ trang cho mùa này bắt đầu được sử dụng nhiều như mũ, khăn, vịng...
+ Trang phục cho mùa đơng: chất liệu phải dày để giữ ấm như: len, mút, dạ, nhung, da... màu sắc trầm ấm như: đen, ghi sẫm, đỏ, cam...
GHI NHỚ - Khái niệm về thiết kế Ecgonomi
- Vận dụng các dấu hiệu nhân trắc vào ngành may.
CÂU HỎI 1. Trình bày khái niệm, định nghĩa Ergonomi. 2. Trình bày mục tiêu của Ergonomi.
3. Trình bày các ứng dụng của thiết kế Ergonomi. 4. Trình bày nguyên lý chung của thiết kế Ergonomi.
5. Trình bày các qui tắc sử dụng dấu hiệu nhân trắc vào thiết kế Ergonomi. 6.Trình bày các phong cách thời trang: cổ điển, hiện đại, thể thao, dân gian. 7.Trình bày các kích thước cơ thể người: đầu, cổ, vai, ngực bụng, lưng, mông,
cẳng tay, đùi, cẳng chân.
8. Trình bày các vịng chu vi trên cơ thể người.
9. Trình bày tỷ lệ cơ thể nam trưởng thành (tỷ lệ thực). 10. Trình bày tỷ lệ cơ thể phụ nữ trưởng thành (tỷ lệ thực).
11. Trình bày tỷ lệ cơ thể trẻ em (tỷ lệ thực).
12. Phân biệt tư thế, hình thái của một người bình thường với một hình thái bất thường.
13. Trình bày sự phụ thuộc của quần áo vào thân hình.
14. Trình bày sự phụ thuộc của quần áo theo giới tính, lứa tuổi, theo mùa. Kiểm tra
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Quang Quyền, Nhân trắc học và sự ứng dụng nghiên cứu trên người
Việt Nam, NXB Y học.
2. Nguyễn Đình Khoa, Nhân chủng học Đông Nam Á, NXB KHHN.
3. Nguyễn Quang Quyền, Giáo trình Hằng số hình thái nhân loại học ở người
Việt Nam, NXB KHHN.
4. Nguyễn Đức Hồng và Nguyễn Hữu Nhân, Giáo trình Nhân trắc học Ecgonomi, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.