II. Một số vấn đề đạo đức marketing mà các doanh nghiệpcần lư uý 1 Quảng cáo phóng đại xây dựng ảo tưởng về công dụng sản phẩm
2. Quảng cáo “dối trá”
Chúng ta không quên bài học thảm bại của những quảng cáo quá sự thật nhanh chóng bị “phanh phui” và bị người tiêu dùng lên án như:
Quảng cáo “thổi phồng” thiết bị lọc nước có chức năng ngăn ngừa mỡ máu của Kangaroo khiến nhãn hàng này phải đối mặt với án phạt của luật pháp Việt Nam và sự bất tín nhiệm của người tiêu dùng.
Cơng ty CP thực phẩm Masan có thể rất nổi tiếng với những dịng sản phẩm đi đầu Thị trường như mỳ tôm, nước mắm với những chiến dịch quảng cáo trên truyền hình hồnh tráng và sáng tạo. Tuy nhiên đây cũng là “ông trùm” đi đầu trong việc quảng cáo thổi phồng quá mức chất lượng sản phẩm và từng gây ra rất nhiều tai tiếng.
Mặc dù Masan làm truyền thơng rất rầm rộ về lợi ích của sản phẩm mang lại cho người tiêu dùng nhưng thực tế đã phát hiện cả mỳ Omachi (loại cũ) và mỳ Tiến Vua đều có in trên bao bì thành phần chất E102 là phẩm màu độc hại. Omachi với slogan mỳ làm từ khoai tây nhưng tỷ lệ ghi ngay trên bao bì gói thì ghi rõ lượng khoai tây chỉ chiếm 50g/kg, tương đương 5%. Còn theo kết quả phân tích mẫu số 10071105/107315 của Cty Cổ phần Khoa học công nghệ Sắc Ký Hải Đăng (TP. HCM), mỳ Tiến Vua cũng bị phát hiện thành phần vẫn chứa 0,097% Transfat. Sau khi sự thật này bị lật tẩy, Masan đã phải rút nhãn mỳ Tiến Vua khỏi thị trường. Sau đó, Masan lại liên tiếp dính “phốt” khi hạt nêm Chinsu được quảng cáo không bột ngọt lại chứa chất… siêu ngọt. Ngay sau khi tung ra quảng cáo về việc hạt nêm không chứa chất bột ngọt, với “tiền án” từng dính quảng cáo thổi phồng từ cái loại mỳ, mẫu hạt nêm không bột ngọt này của Masan đã được đưa đi kiểm nghiệm tại Trung Tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm thuộc Sở Khoa học công nghệ TP.HCM. Kết quả kiểm nghiệm cho thấy bột nêm “không bột ngọt” Chin-su có hàm lượng 1,21% monosodium glumate (còn gọi là bột ngọt). Và thực chất, trong các loại hạt nêm này, thành phần khơng hồn tồn kết tinh từ nước hầm xương, thịt như các lời quảng cáo: “100% từ nước hầm xương”, “ngon từ thịt, ngọt từ xương”, “tốt hơn cho sức khỏe”… mà lại chứa rất nhiều bột ngọt.
Mới đây nhất là câu chuyện vu oan nước nắm truyền thống vào nửa cuối năm 2016 của nhãn hàng nước mắm Nam Ngư của Masan. Sự việc bắt đầu vào ngày 17/10, Hội tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) họp báo công bố kết quả kiểm nghiệm cho thấy: 67% mẫu nước mắm kiểm nghiệm phát hiện có hàm lượng asen vượt ngưỡng tối đa cho phép. Điểm đáng lưu ý, các loại nước mắm bị nhiễm asen hầu hết đều là nước mắm truyền thống có độ đạm cao. Cũng theo kết quả của
Vinastas, các loại nước mắm cơng nghiệp đều có hàm lượng asen nằm trong giới hạn cho phép.Thực tế, kết quả khảo sát của Vinastas chỉ phát hiện asen trong nước mắm là asen hữu cơ. Đến thời điểm này chưa có bất kỳ bằng chứng khoa học nào cho thấy asen hữu cơ có độc tố hoặc gây hại cho sức khoẻ con người. Asen vô cơ mới là loại kim loại độc hại. Vinastas đã phân tích sang lần thứ hai nhưng tuyệt đối khơng tìm ra bất kỳ một mẫu nước mắm nào có chứa asen vơ cơ. Tuy nhiên, cách thông tin chung chung rằng nước mắm nhiễm asen đã tạo nên một cuộc khủng hoảng niềm tin của người tiêu dùng về độ an tồn của nước mắm. Hành vi cơng bố thơng tin của Vinastas khơng rõ là vơ tình hay hữu ý nhưng chắc chắn một điều nó có thể khiến người tiêu dùng tẩy chay nước mắm truyền thống, thay vào đó là sử dụng nước mắm cơng nghiệp.Trước một vụ việc được cho là “khơng bình thường” khi Vinastas cơng bố nước mắm nhiễm asen, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Trương Minh Tuấn cho rằng có dấu hiệu của sự cấu kết bất lương trong truyền thơngcủa doanh nghiệp, thậm chí là vi phạm pháp luật. Thật may, không giống những kịch bản truyền thông trước đây, sự lên tiếng của người đứng đầu ngành TT&TT đang là tiếng nói mạnh mẽ nhất để giúp người dân trong cơn hoang mang có cái nhìn chuẩn xác và cơng bằng về độ an tồn của nước mắm truyền thống. Hành vi làm truyền thông bất lương đã bị lật tẩy và có những xử lý nghiêm. Nhãn hàng nước mắm Nam Ngư cũng phải đối mặt với sự quay lưng của người tiêu dùng.