Tác động của thiên nhiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng cây xanh đường phố tại quận liên chiểu – TP đà nẵng nhằm đề ra giải pháp phát triển bền vững (Trang 46 - 61)

Do vị trí địa lý thành phố Đà Nẵng nằm trong khu vực duyên hải miền Trung, chịu sự thay đổi thất thường về thời tiết và sự chi phối của khí hậu toàn cầu, theo thống kê hàng năm có từ 6 đến 7 cơn bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào bờ biển Đà Nẵng. Thiệt hại do bão gây ra là rất lớn về người và của, tác động mạnh đến môi trường.

47

Địa bàn quận Liên Chiểu có bở biển dài 26 km, đây là một điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch nhưng cũng là nơi chịu ảnh hưởng không nhỏ từ thiên tai. Khu vực này đang chịu ảnh hưởng ít nhất của 8 loại hình do thiên tai, hiểm họa gây ra bao gồm: Bão, lũ (kể cả lũ quét), lụt, hạn hán, sạt lở đất, lốc, xâm nhập mặn và xói lở bờ sông.

Theo Công ty Công viên cây xanh TP Đà Nẵng, cơn bão Xangsane (2006) đã gần như “nuốt chửng” toàn bộ cây xanh trong thành phố, với mức thiệt hại ước tính sơ bộ khoảng 50 tỉ đồng. Trước bão, Đà Nẵng có khoảng 30.000 cây, nhưng sau khi cơn bão hung dữ đi qua, Đà Nẵng có đến 75% tổng số cây bị hư hại nghiêm trọng như bật gốc, gãy cành, tét nhánh. Để phục hồi những cây này, thành phố cần khoảng 3 tỉ đồng để chi phí cho trang thiết bị, máy móc cần thiết cho công tác cứu chữa. Hầu hết những cây may mắn còn sống sót sau cơn bão đa số đều trụi lá và trong tình trạng nguy kịch. Nhiều cây lớn đẹp, vốn um tùm trước bão nay chẳng khác gì những bộ xương khẳng khiu. Cũng như cơn bão Xangsane, cơn bão Ketsana (2009) cũng gây thiệt hại không kém. Như vậy, Đà Nẵng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của bão lụt. Hằng năm, bão lụt đã làm gãy đổ rất nhiều cây, đặc biệt là các cây lâu năm tại khu vực trung tâm thành phố. Điều đó càng làm cho diện tích cây xanh vốn đã thiếu lại còn bị thiếu hơn.

(a) (b)

Hình 11. Hình ảnh của bão Xangsane (a) (2006) và bão Ketsana (b) (2009) làm gãy đổ cây xanh. (nguồn Internet)

48

3.3.2. Tác động từ các hoạt động của con ngƣời

Trong bối cảnh toàn cầu hóa nóng lên và môi trường đô thị đang tạo thành những đảo nhiệt, thì cây xanh là sự cần thiết để cải thiện môi trường và chất lượng cuộc sống như: cây xanh làm giảm lượng khí CO2 và tẩy đi mọi chất dơ bẩn trong không khí như ngăn bụi, giảm tiềng ồn, cây giảm nhiệt bằng cách tạo bóng mát và chống gió bão. Ta có thể tiết kiệm chi phí điều hòa và sưởi ấm nhờ trồng cây xung quanh công trình xây dựng. Cây giúp ta chống xói mòn và giữ đất. Cây tạo nên phong cảnh, cung cấp nơi cư trú, thức ăn cho các loài chim và bảo vệ cư dân thành phố.

Như vậy, hệ thống cây xanh đường phố có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của đô thị, trong đó có Đà Nẵng. Đà Nẵng vừa có biển, vừa có sông, có những cây cầu bắc qua sông Hàn mang nhiều dấn ấn.Quá trình chỉnh trang đô thị, Đà Nẵng ngày càng càng nóng dần lên với sự xuất hiện dày kín các công trình xây dựng lớn, nhỏ, nhiều khu dân cư mới được quy hoạch, hình thành. Cây xanh có vị trí quan trọng trong đời sống của mỗi người, nhưng cây xanh lại là hạng mục cuối cùng của các công trình xây dựng trên đường phố khi hệ thống điện, mương thoát nước, vỉa hè đã hoàn thiện. Nhưng nếu hỏi du khách từng đến Đà Nẵng về những mảng xanh, hay những loài cây xanh được trồng trên đường phố, chưa mấy ai ấn tượng.

Tuy nhiên, việc phân cấp quản lý cây xanh công cộng cho các quận, huyện vẫn chưa thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng tại Thông tư số 20/2005/TT- BXD ngày 20/12/2005. Theo Đề án quy hoạch và phát triển cây xanh đường phố thành phố Đà Nẵng đến năm 2010 được phê duyệt, Công ty Cây xanh Đà Nẵng được xác định là đơn vị duy nhất có chức năng, nhiệm vụ phát triển cây xanh đường phố. Tuy nhiên, trên thực tế, tại các khu dân cư mới do đơn vị điều hành dự án thực hiện việc chậm trồng cây xanh hoặc không đưa dự toán hạng mục trồng cây vào dự án, nên việc trồng cây xanh tại đây hoàn toàn tự phát do người dân thực hiện với nhiều loài cây khác nhau không đúng quy hoạch, không có cơ quan nào theo d i, kiểm tra.

Quy định về quản lý hệ thống cây xanh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ban hành kèm theo Quyết định số 49/2005/QĐ-UB ngày 25/4/2005 của UBND thành

49

phố không còn phù hợp với Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị, cần phải sớm ban hành thay thế.

Do công tác quy hoạch, thiết kế và thi công xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật chưa được đầu tư đồng bộ, nhất là tại các khu phố cũ, vỉa hè hẹp, cây trồng bố trí dưới hệ thống điện, quá gần hệ thống ống, cống cấp thoát nước đi ngầm, không đảm bảo cho việc sinh trưởng, phát triển tự nhiên của cây

Sự phát triển đô thị hiện nay vẫn chưa đồng bộ, biểu hiện cụ thể ở việc cây xanh bị chen lấn với cơ sở hạ tầng, hệ thống hố trồng cây và lưới điện trên không thường được bố trí trên cùng một trục thẳng. Bên dưới là hệ thống cống thoát nước, cáp ngầm…Chính vì thế khi sửa chữa, chỉnh trang các hệ thống này không tránh khỏi việc gây hư hại cho cây xanh. Đây là một vấn đề đáng quan tâm đối với các cấp quản lý. Chúng vừa gây mất mỹ quan đô thị lại gây mất an toàn cho người dân sống xung quanh và người đi đường. Khi có bão lụt hoặc vì một lí do nào đó mà cây đổ ngã sẽ kéo theo hệ thống lưới điện, rất nguy hiểm.

Bên cạnh đó, ý thức bảo vệ, chăm sóc cây xanh của một số người dân trong khu vực Quận Liên Chiểu nói riêng và trên toàn thành phố nói chung chưa cao. Thể hiện ở các hành vi phá hoại cây xanh, làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của cây (đóng đinh, biển quảng cáo và treo các vật dụng vào cây, chặt rễ cây, đổ rác, …). Chúng làm mất vẻ đẹp của cây xanh trên đường phố cũng như gây khó khăn cho công tác bảo vệ và chăm sóc cây.

Hình 12. Cây xanh bị sử dụng treo các vật dụng, và bị hạn chế phát triển bởi hệ thống dây điện (trên đường Tôn Đức Thắng).

50

3.4. Đề ra giải pháp phát triển bền vững hệ thống cây xanh đƣờng phố quận Liên Chiểu – TP Đà Nẵng

3.4.1 Giải pháp giáo dục

Tăng cường công tác xã hội hóa trong việc bảo vệ và chăm sóc cây xanh bằng cách Nhà nước cung cấp cây xanh và các vật tư cần thiết, nhân dân tổ chức trồng và chăm sóc có như vậy tỉ lệ diện tích đường phố trong Quận mới đạt được những kết quả mong muốn.

Tuyên truyền để người dân có ý thức bảo vệ cây xanh, bảo vệ môi trường đặc biệt là đưa vào giáo dục trong nhà trường cho học sinh các cấp nhằm hình thành ý thức bảo vệ cây xanh ngay từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường.

Chính quyền cần có chủ trương thích hợp cho việc nâng cao ý thức người dân thành phố, để họ có được cách cư xử đúng mức với hệ thống cây xanh.

Đưa ra những quy định cụ thể về bảo vệ cây xanh, buộc mọi người trong thành phố phải tuân thủ; và cần thiết hơn nữa là phải có những quy định xử phạt thích đáng cho những ai cố ý tác động tiêu cực đến sự tồn tại và phát triển của hệ thống cây xanh.

Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm công tác thiết kế cây xanh, cảnh quan đô thị, đội ngũ quản lý, triển khai thực hiện đi đôi với việc phổ biến rộng rãi các kinh nghiệm trồng, chăm sóc, bảo vệ đến với từng người dân.

Các đài truyền thông địa phương nên dành nhiều thời gian hơn để làm các phóng sự và các chương trình tuyên truyền cho việc phát triển và bảo vệ mảng xanh đô thị.

3.4.2. Giải pháp quản lý - quy hoạch

Công tác trồng và chăm sóc cây xanh đường phố trên địa bàn quận phải được thực hiện theo quy hoạch, đó là đòi hỏi đặt ra cho giới chuyên môn như các kiến trúc sư, các nhà quy hoạch và cho tất cả cư dân sống trong đô thị.

Khi quy hoạch chung xây dựng đô thị cần xác định diện tích đất cây xanh, tỷ lệ diện tích đất cây xanh trên đầu người, diện tích đất cây xanh của từng khu vực đô thị (khu vực mới, khu vực cải tạo...), tỷ lệ che phủ, các nguyên tắc lựa chọn loại cây trồng cho đô thị.

51

Khi xây dựng mới đường đô thị phải trồng cây xanh đồng bộ với việc xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật. Khi cải tạo, nâng cấp đường đô thị, các công trình đường ống kỹ thuật hoặc khi tiến hành hạ ngầm các công trình đường dây, cáp nổi tại các đô thị có liên quan đến việc bảo vệ, chặt hạ, dịch chuyển, trồng mới cây xanh, chủ đầu tư phải thông báo cho cơ quan quản lý cây xanh trên địa bàn quận biết để giám sát thực hiện. Trên các tuyến đường nâng cấp, mở rộng trong quá trình chỉnh trang đô thị, các đơn vị tư vấn phải nghiên cứu đề ra các giải pháp tận dụng hoặc chuyển dịch cây xanh sẵn có trên đường; hạn chế chặt hạ, phá bỏ những cây xanh đã có sẵn.

Khi triển khai xây dựng công trình, chủ đầu tư phải đảm bảo quỹ đất cây xanh; cây xanh được trồng phải đúng chủng loại, đúng tiêu chuẩn cây trồng theo quy định xây dựng ban hành.

Lập kế hoạch đầu tư, phát triển cây xanh đường phố phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Kế hoạch đầu tư, phát triển cây xanh sử dụng công cộng đô thị và kinh phí thực hiện phải được bố trí vào chương trình hoặc kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm của địa phương.

Huy động các tổ chức tham gia vào quản lý cây xanh đô thị theo hình thức đấu thầu hoặc đặt hàng thông qua hợp đồng nhằm phát huy nguồn lực xã hội, tăng cường trách nhiệm và tiết kiệm chi phí. Để tham gia, các đơn vị thực hiện dịch vụ về quản lý cây xanh phải có đủ năng lực, kinh nghiệm, có trang thiết bị và phương tiện kỹ thuật cần thiết.

Đưa ra những quy định cụ thể về bảo vệ cây xanh đường phố, đồng thời xử phạt thích đáng những hành vi gây hại như : Tự ý chặt hạ, chuyển dịch, chặt nhánh, tỉa cành, đào gốc, chặt rễ cây khi chưa được cấp phép; đục khoét, đóng đinh vào cây xanh, lột vỏ thân cây; đổ rác, chất độc hại và vật liệu xây dựng vào gốc cây xanh; treo, gắn biển quảng cáo, biển hiệu và các vật dụng khác trên cây; giăng dây, giăng đèn trang trí vào cây xanh khi chưa được phép; lấn chiếm, xây dựng công trình trái phép trên đất cây xanh...

52

- Lập danh sách và tổ chức đánh số các loại cây xanh, cây cần bảo tồn trên đường phố, nơi công cộng. Thường xuyên kiểm tra, kiến nghị các cơ quan chức năng giải quyết kịp thời những vấn đề liên quan về cây xanh đường phố.

- Phối hợp với các địa phương vận động thực hiện phong trào Nhà nước và nhân dân cùng chăm sóc, quản lý và phát triển hệ thống cây xanh công cộng

3.4.3. Giải pháp kỹ thuật

- Chỉnh trang hệ thống cây xanh đường phố trên địa bàn quận Liên Chiểu, cần phải đề xuất và áp dụng các biện pháp nâng cao kĩ thuật chăm sóc cây xanh đường phố

+ Đối với tuyến phố cũ, rà soát và tiến hành chỉnh trang lại cây xanh (thay thế các loại cây già cỗi, sâu bệnh không còn khả năng sinh trưởng), lựa chọn loại cây chủ lực của tuyến phố để có kế hoạch trồng thay thế các cây còn lại đảm bảo đồng nhất.

+ Đối với tuyến phố mới rà soát và tiến hành chặt hạ các loại cây tạp, cây không phù hợp với quy hoạch do dân trồng tự phát để trồng thay thế mới. Lựa chọn cây trồng chủ đạo, đặc trưng phù hợp với điều kiện địa chất, khí hậu, thổ nhưỡng tại địa bàn quận, đặc biệt là cây có khả năng chịu được gió bão, là cây lâu niên, rễ trụ, tán gọn, ít tẻ cành, ít rụng lá, dẻo dai và dáng đẹp. Để phù hợp với những tiêu chí này, chúng tôi nhận thấy nên chọn: Muồng tím, Giáng hương, Lim xẹt, Xà cừ.

- Nghiên cứu đề xuất về chủng loại cây, hoa sinh trưởng nhanh, đẹp, dễ trồng, dễ nhân giống, dễ sản xuất, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của quận để đưa vào sản xuất nhằm hạ giá thành cây, phù hợp quy hoạch xây dựng, với đặc điểm thổ nhưỡng, khí hậu và cảnh quan chung của quận, đồng thời tiếp thu lai tạo các loại cây, hoa đẹp ở các địa phương khác để áp dụng trên địa bàn quận cũng như trên địa bàn thành phố.

- Tạo thật nhiều mảng xanh trong thành phố, tiến hành trồng cây ở bất cứ nơi nào có thể, tại các vị trí đất trống, các dãi đất ven đường, ven biển nếu thấy có điều kiện có thể thì nên phủ xanh với mật độ cao, nhiều loại cây dễ trồng, ít tốn công chăm sóc.

- Ngầm hoá đường dây cáp trên không (điện, điện thoại, cáp quang… ) để tạo khoảng không không gian cho cây sinh trưởng phát triển tốt, hạn chế việc cắt tỉa

53

cành quá nhiều làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của cây và cảnh quan chung của đường phố.

3.4.4. Giải pháp công nghệ

Để tổ chức quản lý hệ thống cây xanh đường phố đi vào nề nếp, Công ty Cây xanh Đà Nẵng đã phối hợp với Trung tâm công nghệ phần mềm của thành phố xây dựng “Phần mềm quản lý cây xanh đường phố”, trong đó có khu vực Quận Liên Chiểu. Phần mềm này có thể thống kê số lượng cây xanh công ty đang quản lý, chủng loại cây trên từng tuyến đường, diện tích độ che phủ tuyến đường đó, tình trạng sinh trưởng của từng loại cây trên từng tuyến phố, v.v… để từ đó công ty có kế hoạch kịp thời duy tu bảo dưỡng cây xanh.

Hiện nay một trong những biện pháp quản lý tốt để cho công tác quy hoạch được dễ dàng đó là việc “ Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý ( GIS) “ đây là một trong những biện pháp khả thi nhất hiện nay. Việc ứng dụng công nghệ này sẽ giúp cho các chuyên gia có được một bức tranh tổng thể và chi tiết về quy hoạch cây xanh trên đường phố, từ đó có thể xây dựng bản đồ cây xanh đô thị để có thể quản lý và đánh giá phục vụ cho công tác quy hoạch đô thị đạt được những thành tựu đáng kể.

54

CHƢƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu cây xanh đường phố tại quận Liên Chiểu – TP Đà Nẵng chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

- Về thành phần loài:

Trên địa bàn nghiên cứu chúng tôi thống kê có đến 30 loài thuộc 30 chi của 19 họ của hai ngành thực vật:

+ Gymnospermae(Ngành Hạt trần) với 2 loài thuộc 2 chi của 2 họ.

+ Angiospermae (Ngành Hạt kín) với 28 loài thuộc 28 chi của 17 họ.

Nhận thấy cây xanh đường phố của quận Liên Chiểu phong phú về chủng loại và có tính đa dạng về taxon.

- Về số lƣợng, tình hình phát triển và phân bố của cây xanh đƣờng phố trên địa bàn nghiên cứu:

Các loại cây xanh đường phố phân bố hầu hết trên các tuyến đường thuộc quận với tổng số là 9504 cây. Trong đó có 3 loài phân bố với số lượng lớn đó là Lim xẹt (chiếm 33,32% tổng số cây), Bàng (chiếm 12,9% tổng số cây), Trứng cá (chiếm 8,46% tổng số cây)…

Trên địa bàn quận, chúng tôi nhận thấy ở các tuyến đường và khu dân cư thì tỉ lệ cây mới trồng và đang chăm sóc chiếm tỉ lệ khá cao. Thể hiện rõ nhất trên hai

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng cây xanh đường phố tại quận liên chiểu – TP đà nẵng nhằm đề ra giải pháp phát triển bền vững (Trang 46 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)