Các điện cực bên: làm bằng hợp kim niken mangan (95 97% Ni và

Một phần của tài liệu Thuyết minh đồ án trang bị điện và điện tử động lực (Trang 38 - 41)

- Sứ cách điện: được chế tạo từ vật liệu gốm có thành phần ơxýt nhơm cao để đảm bảo độ bền điện cà cơ ở nhiệt độ cao, như: Uralít (95% Al2O3), tinh thể

Korunt (98% Al2O3) và Bo-Korunt (95% Al2O3+0,16%B2O3).

c. Đặc tính nhiệt của bugi

Để bugi làm việc bình thường thì nhiệt độ phần sứ dưới của bugi cần phải nằm trong khoảng 500...600OC - đó là nhiệt độ tự tẩy muội.

Nếu nhiệt độ phần sứ dưới của bugi < 450OC thì nhiên liệu và dầu mỡ bơi trơn lẫn trong nó sẽ khơng cháy hết hồn tồn mà đọng lại ở các điện cực dưới dạng muội than dẫn điện, làm giảm chất lượng cách điện của bugi, tức là xuất hiện điện trở rò làm giảm U2 và chất lượng đánh lửa. Nếu muội nhiều --> dòng điện rò lớn sẽ

làm mất tia lửa hoặc tia lửa không liên tục, làm giảm công suất động cơ và tăng

suất tiêu hao nhiên liệu.

Ngược lại, nếu nhiệt độ phần sứ dưới của bugi > 700...800OC thì nhiên liệu có thể tự bốc cháy do tiếp xúc với bugi trước khi có tia lửa điện.

Nhiệt độ của bugi phụ thuộc nhiệt lượng sinh ra trong buồng cháy, vào hình dạng và kích thước của nó. Cùng làm việc trên một động cơ, những bugi có kết cấu và kích thước khác nhau sẽ có nhiệt độ khác nhau. Như vậy có thể nói: các bugi có

kết cấu và kích thước khác nhau sẽ có đặc tính nhiệt khác nhau.

Đối với các động cơ có tỷ số nén, cơng suất và số vịng quay khác nhau, do nhiệt lượng sinh ra trong buồng cháy của chúng khác nhau, nên để đảm bảo cho nhiệt độ phần sứ dưới của bugi nằm trong giới hạn cần thiết, cần phải sử dụng các bugi có đặc tính nhiệt thích hợp.

Đặc tính nhiệt của bugi phụ thuộc chủ yếu vào chiều dài phần sứ dưới, điều

kiện làm mát nó và được đánh giá thông qua một đại lượng gọi là trị số bén lửa. Đây là trị số quy ước bằng khoảng thời gian (tính theo giây) làm việc của bugi trên động cơ thử nghiệm đặc biệt ở chế độ xác định, cho đến khi xảy ra hiện tượng tự bén lửa. Trị số bén lửa càng cao thì khả năng thốt nhiệt của bugi càng lớn.

Các bu gi có phần sứ dưới dài, nhận được nhiều nhiệt, đường truyền nhiệt dài nên thốt nhiệt chậm, có trị số bén lửa từ 100...260 đơn vị được gọi là bugi

nóng, dùng thích hợp cho động cơ có tỷ số nén thấp, công suất và số vòng quay nhỏ.

Các bu gi có phần sứ dưới ngắn, nhận ít nhiệt, đường truyền nhiệt ngắn nên

thốt nhiệt nhanh, có trị số bén lửa từ 280...500 đơn vị được gọi là bugi nguội, dùng thích hợp cho động cơ có tỷ số nén cao, cơng suất và số vịng quay lớn.

d. Ký hiệu bugi

Ký hiệu bugi là một dãy chữ và số được ghi trên thân bugi theo quy định của tiêu chuẩn ngành hay quốc gia.

Các bugi của Liên xô, ký hiệu được quy định như sau:

- Chữ cái thứ nhất chỉ đường kính phần ren vặn vào nắp máy: M - Ren M18 x 1,5

A - Ren M14 x 1,25 T - Ren M10 x 1,0

- Chữ số tiếp theo chỉ chiều dài phần sứ dưới (mm);

- Cuối cùng là chữ cái chỉ vật liệu sứ cách điện: Y- Uralít; K- Korunt; Á- Bo- Korunt.

Ví dụ: Ký hiệu A14Y là bugi đánh lửa có phần ren là M14 x 1,25, chiều dài phần sứ dưới là 14 mm, sứ cách điện bằng Uralít.

Tài liệu tham khảo

[1]. Phạm Quốc Thái: Bài giảng trang bị điện và điện tử trên ơ tơ. [2]. Nguyễn Hồng Việt: Trang bị điện điện tử trên ô tô.

Một phần của tài liệu Thuyết minh đồ án trang bị điện và điện tử động lực (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)