Danh sách các di tích xếp hạng cấp tỉnh được tu bổ, tôn tạo

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam (Trang 48 - 105)

TT Tên di tích Địa chỉ Năm tu

bổ

Năm tôn tạo

1 Am Tiên Xã Phước

Ninh 2005

2 Khe nước vàng Xã Phước

Ninh 2003

3 Hang Hố Lù Xã Sơn Viên 2004

4 Hang đá Hố Nhi Xã Quế Ninh 2011 5 Địa điểm vụ thảm sát núi Trại

Tiệp Xã Quế Ninh 2006

6 Cấm Đông An Xã Quế Phước 2004 7 Địa điểm Căn cứ Tân Tỉnh Xã Quế Lộc 2005 8 Địa điểm chiến thắng Thạch

Bích, Nhụ Sơn Xã Quế Trung 2017 9 Miếu Ngũ Nương Xã Quế Trung 2004 10 Hồ Trung Lộc (đập ông Đà) Xã Quế Trung 2005 11 Dinh Hố Chuối Xã Quế Trung 2003 12 Khe Chín Khúc Xã Quế Lâm 2004

(Nguồn: Phịng VHTT&DL huyện Nơng Sơn)

Từ những di tích được tu bổ, tơn tạo trên, cho thấy Phịng VHTT huyện đã làm tốt công tác tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn cơng tác tu bổ, tơn tạo di tích tại các địa phương, tinh thần trách nhiệm cao của UBND các xã, thị trấn, các Ban quản lý di tích và đặc biệt là tinh thần, ý thức trách nhiệm cao của cộng đồng dân trong việc bảo tồn, phát huy giá trị DTLSVH. Trong các dự án tu bổ, tơn tạo di tích được thực hiện, người dân đã tham gia vào hoạt động giám sát, quản lý q trình thực hiện dự án tu bổ, tơn tạo. Do đó, hầu hết các dự án tu bổ đều được thực hiện nghiêm túc, không làm sai lệnh thiết kế ban đầu, đảm bảo tốt nguyên tắc trong bảo quản, tu bổ di tích, đặc biệt là giữ gìn các yếu tố gốc của di tích. Hàng năm, phịng VHTT huyện thường xun xây

dựng kế hoạch kiểm tra, khảo sát hiện trạng di tích được xếp hạng đang bị xuống cấp. Từ đó, tham mưu cho UBND huyện và trực tiếp tổ chức chỉ đạo một cách có hiệu quả cơng tác tu bổ, tơn tạo chống xuống cấp cho di tích.

Đối với những di tích lịch sử xuống cấp, cần được trùng tu, trong những năm qua, huyện Nông Sơn đã vận dụng nhiều biện pháp từ tuyên truyền, vận động cộng đồng cư dân cho đến các tổ chức tham gia vào việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích. Hiện nay, nguồn lực cho việc bảo vệ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích thường đề cập đến 3 nguồn lực chủ yếu, đó là: kinh phí ngân sách Nhà nước, đóng góp của nhân dân, nguồn thu từ các hoạt động các hoạt động dịch vụ, công đức.

- Nguồn lực thứ nhất: Kinh phí ngân sách Nhà nước cấp cho việc bảo vệ, tơn tạo và phát huy giá trị di tích LSVH. Nguồn ngân sách này chủ yếu là kinh phí từ chương trình mục tiêu Quốc gia về chống xuống cấp di tích của Bộ VHTT&DL và kinh phí của UBND tỉnh dành cho hoạt động tu bổ, tơn tạo các di tích tiêu biểu. Ngân sách Nhà nước cấp cho việc bảo vệ, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích của huyện Nơng Sơn một năm khoảng 1 tỷ đến 1,5 tỷ đồng do phòng VH&TT đề xuất.

- Nguồn lực thứ 2: Kinh phí từ cơng tác xã hội hố tu bổ, tơn tạo, phát huy giá trị di tích. Đây là hình thức huy động được thực hiện thơng qua các tổ chức, cá nhân như: các doanh nghiệp trên địa bàn, đóng góp của nhân dân… phát triển khá mạnh mẽ. Nhiều tập thể, cá nhân đã công đức hàng trăm triệu đồng để sửa chữa, tơn tạo di tích LS - VH. Hình thức cơng đức, ủng hộ của nhân dân cũng phong phú, ngồi việc cơng đức bằng tiền mặt cịn có các hình thức cơng đức các đồ thờ tự, cơng sức bảo vệ, gìn giữ di tích. Chính nhờ nguồn kinh phí của Nhà nước và kinh phí nhân dân đóng góp, trong những năm gần đây nhiều di tích của huyện đã được tu bổ, tơn tạo khang trang sạch đẹp, đáp ứng nhu cầu tơn giáo, tín ngưỡng của nhân dân địa phương, phục vụ

tốt hơn nữa đời sống tinh thần của cộng đồng. Hầu hết các di tích LSVH đều khơng thu phí vào cửa, nguồn thu chủ yếu tiền đặt lễ của nhân dân nên lượng kinh phí này chỉ đủ để hương đăng và sắm sửa lễ vật trong các ngày lễ. Vấn đề quản lý và sử dụng các nguồn lực cho việc bảo vệ, tôn tạo, phát huy giá trị di tích LSVH về cơ bản được thực hiện theo đúng trình tự, đảm bảo tính minh bạch và cơng khai.

- Nguồn lực thứ 3: Nguồn kinh phí thu từ các hoạt động dịch vụ, công đức tại các di tích. Đây cũng là một trong những nguồn kinh phí cho việc đầu tư trở lại để phát huy giá trị di tích. Qua điều tra, báo báo từ cơ sở, việc thu chi tiền cơng đức ở các di tích do BQL di tích tự cân đối. Ở những di tích lớn, những di tích có lễ hội truyền thống quy mô lớn, tiền công đức được thu chi cho việc trùng tu di tích theo đúng quy định của Nhà nước.

Bà Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó chủ tịch UBND huyện cho biết: “Nhìn

chung, cơng tác trùng tu, tơn tạo di tích trên địa bàn huyện trong những năm qua đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, các di tích đã được quan tâm đầu tư kinh phí từ nguồn ngân sách Nhà nước cho công tác trùng tu, tôn tạo. Tuy nhiên, do nguồn kinh phí có hạn, nên mới chỉ tập trung cho những di tích được xếp hạng, cịn nhiều di tích chưa được xếp hạng đang xuống cấp nghiêm trọng, có nguy cơ bị sập, đổ nhưng chưa được chống xuống cấp kịp thời. Công tác bảo quản, bảo vệ cổ vật tại các di tích cịn lẻo lẻo, cịn để mất cắp cổ vật, gây lo lắng cho người dân. Do vậy, cần nhận được sự quan tâm hơn nữa từ Trung ương đến cấp tỉnh và sự vào cuộc của cơ quan chuyên môn cấp huyện trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích, có như vậy việc bảo tồn DTLSVH mới đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra” [Phỏng vấn tháng

5/2021].

Với thơn có điều kiện kinh tế khó khăn như Trung An, việc nhân dân tự nguyện đóng góp khá nhiều tiền, đất đai, ngày công lao động như vậy là một

điều đáng khích lệ. Điển hình như ơng Võ Hưng Khánh (58 tuổi), mặc dù làm nơng, kinh tế gia đình khơng khá giả gì, nhưng ơng ln năng nổ, nhiệt tình trong các cơng tác của địa phương. Vừa qua, riêng ơng đã góp gần 100 ngày cơng để tu sửa dinh bà. Ơng Võ Hưng Khánh cho biết: “Dinh bà và Lễ hội Bà

Thu Bồn là một nét văn hóa tâm linh truyền thống, mang nhiều ý nghĩa đối với cư dân vùng sông nước Nơng Sơn. Mỗi năm nhìn di tích ngày càng xuống cấp, ai cũng xót xa, sợ rằng những nét đẹp truyền thống rồi sẽ mai một theo thời gian, con cháu dần lãng quên... Vậy nên khi nghe đến việc triển khai trùng tu dinh bà, tôi cũng như nhân dân ở đây, ai cũng đồng tình hưởng ứng và vơ cùng phấn khởi”.[Phỏng vấn tháng 5/2021]. Phải nói rằng, những việc làm có ý

nghĩa tích cực, cao đẹp như ông Khánh mang ý nghĩa giáo dục truyền thống rất cao, thể hiện tín ngưỡng, nhu cầu sinh hoạt tâm linh của nhân dân.

Việc thu hút, tập hợp quần chúng đóng góp, bảo vệ Di tích Dinh Bà ở Nơng Sơn trong thời gian qua đã được triển khai, thực hiện một cách hiệu quả, tạo được mối đồn kết, gắn bó trong dân, nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi người. Đồng thời góp phần khơi thơng nội lực, thúc đẩy phát triển sự nghiệp bảo tồn, tôn tạo di tích, di sản văn hóa của địa phương.

Ơng Nguyễn Thanh Anh, Phó Trưởng phịng VH-TT huyện Nơng Sơn cho biết: “Chúng tôi đã cố gắng phục dựng những nghi thức truyền thống, sát

với ý nghĩa tốt đẹp của truyền thuyết. Đồng thời xây dựng phần lễ và phần hội phù hợp với cuộc sống và phong tục, tập quán của địa phương. Việc phục dựng lễ hội nhằm khơi lại một nét văn hóa truyền thống đã bị gián đoạn nhiều năm, nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa q báu của cộng đồng dân cư sơng nước; đồng thời nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch của địa phương” [Phỏng vấn tháng 6/2021].

2.2.4. Công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa

Trong q trình nhiều năm tồn tại, do tác động của tự nhiên, môi trường, khí hậu và sự lấn chiếm, vi phạm của con người nên nhiều di tích LSVH trên địa bàn huyện Nơng Sơn hiện nay cần được tu bổ, tôn tạo để kéo dài tuổi thọ cho cơng trình kiến trúc. Nhận thức được di tích LSVH trên địa bàn là tài sản vô giá của huyện Nông Sơn và tỉnh Quảng Nam, Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện Nông Sơn coi việc tu bổ, tôn tạo giữ lại diện mạo cho các di tích là nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa của huyện cũng như tỉnh Quảng Nam. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác quản lý DTLSVH trên địa bàn huyện, UBND huyện đã có kế hoạch số 148/KH-UBND ngày 13/9/2017 gửi các đơn vị chức năng của huyện, ủy ban nhân dân các xã, thị trấn về việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn huyện Nơng Sơn giai đoạn 2017 - 2025 theo đúng quy định của Luật Di sản văn hóa và các văn bản hiện hành.

Hàng năm, trên cơ sở báo cáo về hiện trạng xuống cấp và kế hoạch đề xuất tu bổ, tơn tạo di tích của UBND các xã, thị trấn, phịng VHTT phối hợp với Trung tâm bảo tồn di sản tỉnh Quảng Nam tiến hành khảo sát thực trạng, lập hồ sơ trình UBND huyện Nơng Sơn, UBND tỉnh Quảng Nam (thông qua Sở VH, TT&DL Quảng Nam, Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Quảng Nam) duyệt danh sách các di tích xuống cấp cần được tu bổ, tôn tạo. Thực hiện Quyết định số 1706/2001/QĐ - BVHTT ngày 24/7/2001 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thơng tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị DTLSVH và danh lam thắng cảnh.

Trong hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị DTLSVH hàng năm, huyện Nông Sơn luôn tập trung vào 03 nội dung chính để chỉ đạo thực hiện. Cụ thể: Nghiên cứu, phát hiện giá trị của di tích, lập hồ sơ xếp hạng di tích; chỉ đạo các hoạt động bảo quản, tu bổ, tơn tạo di tích để đảm bảo cho các di tích tồn

tại lâu dài, bền vững; phát huy giá trị di tích phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của địa phương. Trên thực tế, mỗi DTLSVH đều chứa đựng những giá trị cả về vật chất lẫn tinh thần. Để phát huy tốt các giá trị của di tích, phịng VHTT huyện cùng với UBND các xã, thị trấn, Ban quản lý các di tích tích cực tun truyền, quảng bá về hình ảnh của di tích, những giá trị về văn hóa về lịch sử của di tích. Cùng với việc tun truyền về di tích, phịng VHTT huyện đã tích cực chỉ đạo các địa phương tổ chức và quản lý tốt các lễ hội truyền thống, phục dựng các lễ hội truyền thống, khuyến khích các lễ hội truyền thống tổ chức các trị chơi dân gian; chỉ đạo các địa phương tạo điều kiện và thu hút sự tham gia của nhân dân vào các hoạt động của lễ hội. Trên địa bàn huyện Nơng Sơn hầu hết các di tích đều tổ chức tốt các hoạt động lễ hội và các ngày lễ, ngày kỷ niệm các sự kiện lịch sử lớn khác trong năm để nhân dân tham gia góp phần bảo tồn và phát huy truyền thống. Một số di tích tiêu biểu có lễ hội truyền thống quy mơ lớn, thu hút đông đảo sự tham gia của nhân dân và du khách thập phương. Từ đó góp phần bảo tồn và phát huy tốt các giá trị của di tích.

Nhìn chung các lễ hội trên địa bàn huyện được tổ chức an toàn, tiết kiệm, trang trọng, thực sự tạo khơng khí phấn khởi trong đời sống tinh thần của cộng đồng người dân Nơng Sơn, qua đó phát huy cao bản sắc văn hóa dân tộc, khơi dậy niềm tự hào về truyền thống quê hương, tinh thần đồn kết. Thơng qua các hoạt động lễ hội được diễn ra tại các di tích là cơ hội giáo dục truyền thống cho các thế hệ, nhất là thế hệ trẻ, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, từ đó nâng cao nhận thức của người dân nhằm mục đích phát huy giá trị di sản văn hóa và tạo ý thức bảo vệ di tích, phát huy và tác dụng to lớn đối với sự gắn kết và phát triển cộng đồng.

Bên cạnh đó cơng tác quản lý và bảo vệ di tích đã được các cấp các ngành quan tâm và đã có sự chỉ đạo phối, kết hợp chặt chẽ trong quản lý và

bảo vệ di tích. Hàng năm, UBND huyện thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo khoa học, các hội nghị chuyên đề, xuất bản và phát hành phổ biến các ấn phẩm nhằm quảng bá giá trị và hình ảnh của di tích. Chỉ đạo các bộ phận chun mơn tổ chức kiểm kê di tích, đưa vào danh mục bảo vệ các cổ vật tại di tích; huy động các nguồn lực, nhất là nguồn xã hội hoá để bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn; thường xuyên kiểm tra nhằm phát hiện sớm những sai phạm trong hoạt động tu bổ, tơn tạo di tích để kịp thời chấn chỉnh, xử lý những sai phạm liên quan đến di tích...

2.2.5. Hoạt động nghiên cứu khoa học

Muốn thực hiện tốt công tác quản lý trước hết phải hiểu về di tích, Trong những năm qua huyện Nông Sơn đã tổ chức các hội thảo khoa học về di tích lịch sử như:

Ngày 27/1/2021, UBND huyện Nông Sơn tổ chức tọa đàm khoa học về giá trị di tích Khu căn cứ Tân Tỉnh Trung Lộc – căn cứ của Nghĩa hội Quảng Nam với sự tham gia của đại diện Sở VHTT&DL tỉnh Quảng Nam, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, lãnh đạo huyện Nơng Sơn cùng các đồng chí trong Ban thường vụ Huyện ủy, các nhà nghiên cứu, các đồng chí ngun lãnh đạo huyện Nơng Sơn, xã Quế Lộc qua các thời kỳ, lãnh đạo UBND các xã, nhân chứng cung cấp thông tin phục vụ tọa đàm. Tại hội thảo, các nhà nghiên cứu đã tham gia thảo luận, làm sáng tỏ vai trị, vị trí của Khu căn cứ Tân Tỉnh - Trung Lộc đối với phong trào Nghĩa hội Quảng Nam và lịch sử Quảng Nam nói riêng, Việt Nam nói chung; hướng bảo tồn và phát huy giá trị di tích, ý nghĩa lịch sử của khu căn cứ; vai trò của Nguyễn Duy Hiệu với việc xây dựng căn cứ, một số tư liệu lịch sử, tư liệu Hán Nơm về căn cứ, đóng góp cho q trình nghiên cứu về di tích. Việc làm sáng tỏ vai trị, ý nghĩa của Khu căn cứ Tân Tỉnh - Trung Lộc gắn với phong trào Nghĩa hội Quảng Nam sẽ là cơ sở đầu tiên để huyện Nông Sơn xác lập và hồn thiện hồ sơ đề nghị UBND tỉnh cơng nhận Khu căn cứ Tân Tỉnh - Trung Lộc là Di tích lịch sử cấp tỉnh.

Bên cạnh đó, nhằm tơn vinh những giá trị truyền thống lịch sử văn hóa, khẳng định vai trị và những đóng góp của vùng đất Quảng Nam Thừa Tuyên đạo trong lịch sử của dân tộc, tỉnh Quảng Nam tổ chức Lễ và các hoạt động kỷ niệm 550 năm Danh xưng Quảng Nam (1471 - 2021). Trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm, UBND tỉnh Quảng Nam và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Quảng Nam - 550 năm hình thành và phát triển” vào cuối tháng 6 - đầu tháng 7 năm 2021.

Hội thảo tập trung phân tích chuyên sâu nhiều nội dung về địa lý, lịch sử, văn hóa, giáo dục, chính trị, kinh tế, ngoại giao, hội nhập phát triển và một số vấn đề liên quan.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam (Trang 48 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)