Tổ chức triển khai thực thi pháp luật về kinh tế

Một phần của tài liệu SNCNQv1 (Trang 63 - 66)

Nhà nước là nơi tập trung quyền lực về kinh tế và sử dụng quyền lực tập trung đó, thơng qua bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế (cơ quan thực hiện quyền

hành pháp là Chính phủ), bảo đảm duy trì trật tự kinh tế, cưỡng chế thi hành pháp luật về kinh tế và cung cấp một số dịch vụ, hàng hóa cơng cơ bản cho người dân, doanh nghiệp. Để tổ chức thi hành pháp luật về kinh tế, Nhà nước thiết lập ra các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế, mà trực tiếp là Chính phủ, thực hiện các thẩm quyền quản lý như thể chế hoá các đạo luật về kinh tế và ban hành các quy phạm pháp luật với các văn bản chi tiết, hướng dẫn thực hiện pháp luật về kinh tế; theo dõi thi hành chính sách và pháp luật từ việc tiến hành tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tổ chức hội nghị, công bố nội dung văn bản pháp luật trên các phương tiện truyền thơng, truyền hình,… Ngồi ra, Chính phủ bảo đảm các điều kiện cần thiết cho việc thi hành thể chế, hướng dẫn, tập huấn, đào tạo các cán bộ, công chức nắm rõ chủ trương, kế hoạch và kiện toàn bộ máy với các cơ sở vật chất đảm bảo cho việc thực hiện chính sách, pháp luật về kinh tế [137, tr.119].

Song song với quá trình này, các hoạt động thanh tra, kiểm tra việc thi hành và tuân thủ pháp luật về kinh tế cũng được duy trì. Trong quá trình triển khai, sự phối hợp giữa các cấp chính quyền và các bộ, cơ quan ngang bộ làm tăng tính hiệu quả của việc thực thi thể chế kinh doanh của các chủ thể kinh tế cũng như hướng tới mục tiêu tăng trưởng, phát triển bền vững nền KTTT định hướng XHCN.

Hoạt động thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quyền quy định của pháp luật về kinh tế là nội dung quan trọng thứ hai trong nội dung thi hành pháp luật về kinh tế của Nhà nước. Công tác này được tiến hành trên hai phạm vi: trong nội bộ các cơ quan nhà nước và với nền kinh tế, bao gồm các chủ thể kinh tế tiến hành hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh để bảo đảm việc thực thi pháp luật về kinh tế là tồn diện và tránh tình trạng hoặc để thị trường tự vận động không theo khuôn khổ định sẵn, lấn át chính sách hoặc các cơ quan, cá nhân trong bộ máy quản lý nhà nước lạm dụng chức vụ, quyền hạn dẫn tới những ảnh hưởng tiêu cực như tham ô, tham nhũng, lạm quyền; tránh chồng chéo, trùng lắp và bảo đảm tính kế thừa trong hoạt động thanh tra, kiểm tra;… [148].

Thông qua thanh tra, kiểm tra, giám sát thực thi pháp luật về kinh tế, Nhà nước duy trì trật tự kinh tế trên cơ sở đã được pháp luật thừa nhận và nhờ đó, thực

hiện các biện pháp điều chỉnh đối với các hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về kinh tế. Một cơ quan chuyên trách thanh tra, kiểm tra sẽ không đủ để bao quát tất cả các lĩnh vực liên quan đến việc thi hành và tuân thủ pháp luật về kinh tế, mặc dù nhiệm vụ, quyền hạn chủ yếu thuộc về Chính phủ và có phân cơng, phân cấp đến các cơ quan chuyên ngành quản lý nhà nước về kinh tế. Do vậy, vẫn cần sự phối hợp, theo dõi chặt chẽ của tất cả các cơ quan quản lý nhà nước để bảo đảm chắc chắn thi hành pháp luật về kinh tế được duy trì có hiệu quả.

Hoạt động thanh tra, kiểm tra có thể được kết hợp giữa thực hiện thường xuyên, định kỳ với kiểm tra đột xuất. Các hoạt động mang tính kế hoạch là để đảm bảo tốt hơn những mục tiêu đã đặt ra trong hoạt động của các tổ chức kinh tế trong khi những đợt kiểm tra bất thường lại ngăn chặn được tình trạng giả dối, gian lận, đối phó và nhờ đó phát hiện được những yếu tố bất thường để kịp thời có biện pháp ứng phó. Tính nghiêm túc, kịp thời trong các đợt kiểm tra, thanh tra cũng là yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả của công tác quản lý và cũng cần đảm bảo đạo đức của các cán bộ, công chức thực thi. Dù kiểm tra định kỳ hay bất thường thì vẫn phải đặt trên nguyên tắc hiệu quả, minh bạch và đúng chức năng, nhiệm vụ được giao. Hơn nữa, một trong những mục đích chủ yếu của các hoạt động thanh tra, kiểm tra là phát hiện kịp thời những sai phạm, sai sót của các tổ chức kinh tế, giúp họ khắc phục để phát triển lành mạnh theo các quy định pháp luật [145, tr.2].

Có thể thấy, sự giám sát và hợp tác của các tổ chức, cá nhân trong xã hội là yếu tố khơng thể thiếu góp phần hiệu quả công tác thực thi pháp luật về kinh tế của Nhà nước. Vì vậy, quá trình Nhà nước thực thi pháp luật về kinh tế cũng đồng thời là quá trình kết hợp với công sức của các chủ thể trong nền kinh tế trên cơ sở tin tưởng và tôn trọng quyền tự do căn bản tự nhiên của mỗi thực thể, trong đó có tự do ngơn luận.

Tóm lại, Nhà nước thi hành pháp luật về kinh tế mang bản chất của hoạt động chấp hành, tuân thủ pháp luật và làm cho xã hội nhận thức được “tự do trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”. Nhà nước, với tư cách là chủ thể kinh tế đặc biệt có quyền lực cơng, là lực lượng quan trọng nhất trong thực thi pháp luật về kinh

tế của một quốc gia. Có thể nói, nội dung triển khai thực thi pháp luật về kinh tế là nội dung quan trọng hàng đầu trong chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu SNCNQv1 (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w