Tình hình thiếu máu được đánh giá theo IMCI

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình thiếu máu nhẹ cân và các yếu tố liên quan ở trẻ em từ 2 tháng đến 5 tuổi tại xã hương hồ thừa thiên huế (Trang 33 - 47)

Qua nghiên cứu dựa trên phương pháp phát hiện lòng bàn tay nhợt của IMCI, chúng em nhận thấy tỷ lệ thiếu máu chiếm 14,71% trong đó vẫn còn 1 trường hợp thiếu máu nặng, còn lại là trẻ không thiếu máu chiếm 84,8%.

4.5.1. Tỷ lệ thiếu máu ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi

Theo điều tra 204 trẻ tại xã Hương Hồ thành phố Huế trong đó số trẻ có thiếu máu là 14,71%, thiếu máu nặng 0,49% so sánh với tỷ lệ thiếu máu của trẻ < 5 tuổi trung bình của sáu tỉnh An Giang, Bắc Ninh, Bắc Cạn, Đắc Lắc, Huế và Hà Nội trong nghiên cứu của Nguyễn Xuân Ninh và cộng sự (2006) là 36,7% [28]. Sự khác biệt trên có thể do địa điểm của chúng em là một xã nằm vùng ven thành phố Huế, cho nên có đời sống kinh tế và dân trí cao.

4.5.2. Phân bố thiếu máu theo giới

Chúng em nhận thấy trong nhóm trẻ nghiên cứu trẻ nam có tỷ lệ thiếu máu chiếm 18,1%, trẻ nữ có tỷ lệ thiếu máu là 12,12% như vậy tỷ lệ thiếu máu của hai giới gần như tương đương nhau.

So sánh với nghiên cứu của Phạm Thị Liên Hoa và cộng sự (2003) về thiếu máu và tình hình SDD ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi tại 2 xã Thuỷ Phù và Thuỷ Bằng huyện Hương Thủy, Thừa Thiên Huế cũng nhận thấy tỷ lệ thiếu máu giữa nam và nữ cũng gần tương đường nhau [14].

4.5.3. Các yếu tố liên quan đến thiếu máu

Qua phân tích các yếu tố có thể có liên quan đến tình hình thiếu máu của nhóm trẻ được nghiên cứu, chúng em nhận thấy các yếu tố sau thực sự có liên quan đến thiếu máu.

- Tuổi ≤ 12 tháng: Có tỷ lệ ở nhóm không TM cao hơn nhóm TM. Khác biệt có ý nghĩa về phương diện thống kê (p < 0,05).

- Nhẹ cân: Tỷ lệ nhẹ cân ở nhóm TM cao hơn ở nhóm không TM. Sự khác biệt rất có ý nghĩa về phương diện thống kê (p < 0,01).

Nhận xét này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Hữu Đương trong nghiên cứu thiếu máu ở trẻ suy dinh dưỡng tại khoa Nhi bệnh viện Trung Ương Huế [12].

- Nuôi dưỡng tốt: Tỷ lệ nuôi dưỡng tốt ở nhóm không TM cao hơn ở nhóm TM. Sự khác biệt rất có ý nghĩa về phương diện thống kê (p < 0,01).

Nghiên cứu của Phạm Thị Liên Hoa và cộng sự (2006) cũng nhận thấy thiếu máu có liên quan chặt chẽ đến vấn đề nuôi dưỡng [14].

Các yếu tố như giới, uống viên sắt khi mang thai, tiêm chủng, nhiễm trùng, tiêu chảy, tẩy giun không có liên quan đến tình hình thiếu máu (p > 0,05). Tuy nhiên có lẽ do cỡ mẫu của chúng em chưa đủ lớn nên sự khác biệt ở đây chưa có ý nghĩa thống kê.

4.6. TÌNH HÌNH SUY DINH DƯỠNG CỦA NHÓM TRẺ ĐƯỢC NGHIÊN CỨU4.6.1. Tình hình nhẹ cân so với tuổi 4.6.1. Tình hình nhẹ cân so với tuổi

Qua điều tra 204 trẻ trong đó có 35 trẻ nhẹ cân so với tuổi. Như vậy tỷ lệ SDD nhẹ cân ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi của xã Hương Hồ là 17,16%, trong đó có 4,41% trẻ SDD nặng. Tỷ lệ không nhẹ cân là 82,84%.

So với kết quả nghiên cứu của Vũ Thị Thanh Hương tại Sóc Sơn - Hà Nội (2006) thì kết quả của chúng em có cao hơn một ít, nhưng so với kết quả nghiên cứu của Vũ Thị Bắc Hà (2005) tại Bệnh viện Trung ương Huế là 20,9% thì kết quả của chúng em gần ngang với mức SDD theo nghiên cứu này. Tuy nhiên so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hải Anh và cộng sự (2005) ở tỉnh Lào Cai (35,7%) [1] thì tỷ lệ của chúng em thấp hơn nhiều. Điều đó chứng tỏ SDD phân bố không đồng đều giữa các vùng sinh thái trên cả nước. Tuy nhiên những vùng tương đồng nhau thì tỷ lệ SDD cũng gần giống nhau [4].

Với tỷ lệ SDD là 17,16% có thể nói tình hình SDD của xã Hương Hồ thuộc loại thấp điều này có lẽ do một số yếu tố sau:

- Xã Hương Hồ là một xã ven thành phố chỉ cách trung tâm thành phố khoảng 2,5km nên đời sống văn hóa, kinh tế, xã hội thuộc loại khá phát triển.

- Đảng ủy, chính quyền địa phương có sự quan tâm đúng mức đến chương trình phòng chống SDD.

- Trạm y tế, y tế thôn bản, cộng tác viên dinh dưỡng luôn theo dõi cân nặng hàng tháng báo cáo số trẻ SDD và phân loại cho chính quyền địa phương.

- Công tác giáo dục phòng chống SDD được triển khai một cách cụ thể với sự hỗ trợ của Bộ môn Nhi, trường Đại học Y Dược Huế như tổ chức buổi thực hành dinh dưỡng, hướng dẫn cho các bà mẹ ăn uống nghĩ ngơi hợp lý.

- Thực hiện quản lý thai nghén tốt, bổ sung viên sắt cho các bà mẹ mang thai.

- Thực hiện tốt dân số kế hoạch hóa gia đình.

4.6.2. Tình hình suy dinh dưỡng theo giới

Qua nghiên cứu chúng em nhận thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ nam là 18,10%, trẻ nữ là 16,16%. Như vậy không có sự khác biệt đáng kể tỷ lệ SDD theo giới.

So với kết quả nghiên cứu của Vũ Thị Bắc Hà (2005) ở trẻ dưới 5 tuổi tại bệnh viện Trung ương Huế cũng có tỷ lệ trẻ trai tương đương trẻ gái [13]. Qua kết quả trên cho thấy giới tính không phải là yếu tố ảnh hưởng đến suy dinh dưỡng.

4.6.3. Các yếu tố khác liên quan đến tình hình suy dinh dưỡng

Qua phân tích các yếu tố liên quan đến tình hình SDD của nhóm trẻ được khảo sát tại xã Hương Hồ - Thừa Thiên Huế. Chúng em có một số nhận xét sau:

- Yếu tố về giới (nam): Tỷ lệ nam ở nhóm nhẹ cân chiếm 54,3%, nhóm không nhẹ cân 50,9%. Hai tỷ lệ này có sự khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) như vậy giới không liên quan đến nhẹ cân ở nhóm chúng em nghiên cứu.

So sánh với các tài liệu nghiên cứu về giới trong suy dinh dưỡng thì nghiên cứu của chúng em cũng tương tự với một số công trình đã thực hiện về SDD [4].

- Yếu tố về tuổi: Tỷ lệ trẻ ≤ 12 tháng ở nhóm nhẹ cân chiếm 2,9% và nhóm không nhẹ cân chiếm 19,5%. Sự khác biệt này có ý nghĩa về phương diện thống kê (p < 0,05). Như vậy, trẻ ≤ 12 tháng tuổi ít bị nhẹ cân hơn trẻ lớn hay tuổi có liên quan đến nhẹ cân.

So sánh với kết quả trong nghiên cứu tình hình và một số yếu tố ảnh hưởng đến SDD trẻ em dưới 5 tuổi của Nguyễn Hữu Kỳ; Hoàng Thị Liên [34] cũng phù hợp với nghiên cứu của chúng em.

- Yếu tố trọng lượng lúc sinh của trẻ:

Tỷ lệ trẻ có trọng lượng lúc sinh dưới 2500g ở hai nhóm nhẹ cân và không nhẹ cân lần lượt 17,1% và 30%. Sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê (p < 0,05). Như vậy trẻ sinh ra có trọng lượng < 2500g có nguy cơ nhẹ cân khi trẻ lớn lên. Điều này có thể giải thích trẻ sinh ra thiếu cân do thiếu tháng, hoặc đủ tháng nhưng suy dinh dưỡng bào thai nếu không được nuôi dưỡng với một chế độ chăm sóc đặc biệt dễ bị nhẹ cân khi lớn lên. So sánh với nghiên cứu của Phạm Thị Kim Ngân và cộng sự (2000) khi khảo sát một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến SDD [23] thì nghiên cứu của chúng em cũng phù hợp.

Tỷ lệ thiếu máu ở nhóm nhẹ cân và nhóm không nhẹ cân lần lượt như sau 54,3% và 7,1%. Sự khác biệt này rất có ý nghĩa (p < 0,01). Điều này chứng tỏ nếu trẻ có bị thiếu máu thì có nguy cơ nhẹ cân rất cao.

- Yếu tố có tiêu chảy 2 tuần trước:

Với tỷ lệ nhóm trẻ có tiêu chảy ở hai nhóm nhẹ cân và không nhẹ cân lần lượt như sau 31,4% và 7,7%. Sự khác biệt này rất có ý nghĩa thống kê với (p < 0,01). Vì tiêu chảy cấp gây mất nước và rối loạn hấp thu do đó ảnh hưởng đến nhẹ cân. Vậy khi trẻ bị tiêu chảy cần bù nước và điện giải cho trẻ, chế độ nuôi dưỡng phải đảm bảo tốt nếu không trẻ bị suy dinh dưỡng.

- Yếu tố có viêm phổi 2 tuần trước đó:

Tỷ lệ nhóm trẻ có viêm phổi ở hai nhóm nhẹ cân và không nhẹ cân lần lượt như sau 37,1% và 20,7%, sự khác biệt này cũng có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Điều này chứng tỏ viêm phổi cũng có nguy cơ gây nhẹ cân.

Nhận xét của chúng em phù hợp với nghiên cứu của Phạm Thị Kim Ngân (2000) trong nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến SDD ở trẻ em [23].

- Yếu tố về nuôi dưỡng trẻ đúng cách:

Tỷ lệ nuôi dưỡng đúng cách ở hai nhóm nhẹ cân và không nhẹ cân lần lượt là 2,9% và 33,1%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,01). Điều này hoàn toàn dễ hiểu vì chế độ nuôi dưỡng là điều kiện cơ bản quyết định đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Nuôi dưỡng đúng đảm bảo một chế độ nuôi dưỡng với số lượng và chất lượng các bữa ăn phù hợp cho từng độ tuổi theo chương trình phòng chống SDD cũng như IMCI đề xuất. Nhận xét của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Ngô Thanh Cảnh và cộng sự (1994) khi nghiên cứu về sự ảnh hưởng của sữa mẹ đến sự phát triển của trẻ [10] và đồng thời cũng phù hợp với nghiên cứu của Phạm Thị Minh Nguyệt (1994) trong nghiên cứu về tập quán nuôi con của các bà mẹ [25].

Tóm lại những yếu tố có liên quan với tình trạng SDD (nhẹ cân) của trẻ em xã Hương Hồ, Thừa Thiên Huế là nhóm tuổi ≤ 12 tháng, trọng lượng lúc sinh < 2500g, trẻ có thiếu máu, trẻ có bị viêm phổi, tiêu chảy hay chế độ nuôi

dưỡng đúng cách. Những yếu tố khác như giới, mẹ uống viên sắt trong thời gian mang thai, tẩy giun không liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu tình hình Suy dinh dưỡng và thiếu máu ở 204 trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi tại xã Hương Hồ, Thừa Thiên Huế bằng phương pháp đánh giá theo Chiến lược xử trí lồng ghép bệnh ở trẻ em, chúng em rút ra một số kết luận sau:

1. Tình hình thiếu máu và nhẹ cân ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi đánh giá theo chiến lược xử trí lồng ghép bệnh trẻ em:

1.1. Tình hình thiếu máu

- Tỷ lệ thiếu máu là 14,71%

- Thiếu máu nặng 1 trường hợp chiếm 0,49%.

- Không có sự khác biệt tỷ lệ thiếu máu giữa nam và nữ

1.2. Tình hình suy dinh dưỡng chung

- Tỷ lệ nhẹ cân 17,16%

- Tỷ lệ suy dinh dưỡng nặng 4,41%

2. Các yếu tố liên quan đến thiếu máu và nhẹ cân: 2.1. Các yếu tố liên quan đến thiếu máu:

- Trẻ có tuổi ≤ 12 tháng (p < 0,05): Trẻ có tuổi ≤ 12 tháng ít bị thiếu máu hơn trẻ lớn.

- Trẻ được nuôi dưỡng đúng cách hay không (p < 0,001): Trẻ được nuôi dưỡng đúng cách ít bị thiếu máu hơn.

- Trẻ có nhẹ cân (p< 0,01): Trẻ nhẹ cân bị thiếu máu nhiều hơn.

2.2. Các yếu tố liên quan đến nhẹ cân

- Nhóm trẻ ≤ 12 tháng (p < 0,05): Trẻ ≤ 12 tháng ít bị nhẹ cân hơn trẻ lớn. - Trọng lượng lúc sinh của trẻ < 2500g (p < 0,01): Trẻ có nhẹ cân lúc sinh bị suy dinh dưỡng nhiều hơn khi lớn lên.

- Trẻ thiếu máu (p < 0,01): Trẻ thiếu máu bị nhẹ cân nhiều hơn.

- Trẻ có viêm phổi trong hai tuần trước đó (p < 0,05): Trẻ có viêm phổi trong 2 tuần trước đó bị nhẹ cân nhiều hơn.

- Trẻ có tiêu chảy trong 2 tuần trước đó (p < 0,01): Trẻ có tiêu chảy trong 2 tuần trước đó bị nhẹ cân nhiều hơn.

- Trẻ được nuôi dưỡng đúng hay không (p < 0,01): Trẻ được nuôi dưỡng đúng ít bị nhẹ cân hơn.

KIẾN NGHỊ

Từ những kết luận trên chúng em xin có một số kiến nghị sau:

- Tuy tỷ lệ suy dinh dưỡng và thiếu máu ở trẻ em từ 2 tháng đến dưới 5 tuổi ở xã Hương Hồ tương đối thấp nhưng còn trường hợp thiếu máu và suy dinh dưỡng nặng nên cần sự quan tâm hơn nữa của các cấp chính quyền và các đoàn thể đến công tác phòng chống suy dinh dưỡng và thiếu máu của xã nhà để đưa tỷ lệ suy dinh dưỡng và thiếu máu giảm nhanh và không còn tỷ lệ suy dinh dưỡng và thiếu máu nặng.

- Tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ cho bà mẹ, đặc biệt các bà mẹ mang thai và các bà mẹ có con dưới 5 tuổi.

- Thường xuyên tập huấn cho các bà mẹ có thai và có con dưới 5 tuổi về kiến thức nuôi dưỡng trẻ ở các độ tuổi khác nhau và chế độ dinh dưỡng nghỉ ngơi cho bà mẹ mang thai.

- Phải tư vấn cho các bà mẹ có trẻ dưới 5 tuổi về cách phòng chống tiêu chảy, viêm phổi và cách chăm sóc nuôi dưỡng trẻ khi trẻ bị bệnh.

- Cần phải cân trẻ hàng tháng và ghi vào biểu đồ cân nặng để phát hiện sớm trường hợp nhẹ cân để điều trị sớm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Hải Anh, Lê Thị Hợp và cộng sự (2005), "Tình trạng dinh

dưỡng và một số yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi Lào Cai năm 2005", TCDD và TP 2 (2 + 4) 2006.

2. Nguyễn Thị Thanh Bình (2001), Nhận xét tình trạng trẻ em dưới 5 tuổi

(1999 - 2000) và sự thay đổi kiến thức nuôi con của bà mẹ, sau 3 năm thực hiện chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em tỉnh Bình Định (1999 - 2001), trường Đại học Y Khoa Huế.

3. Bộ Giáo dục và đào tạo, Trường Đại học Y Khoa Huế (2002), "Đánh

giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi bằng phương pháp nhân trắc", giáo trình giảng dạy Bác sỹ đa khoa hệ 4 năm, tr.124-125.

4. Bộ giáo dục và đào tạo, trường đại học Y khoa Huế (2002), "Suy dinh dưỡng protein - năng lượng", giáo trình giảng dạy Bác sỹ đa khoa hệ 4 năm, tr.169-170.

5. Bộ y tế (1994), Phòng chống thiếu máu dinh dưỡng, Nhà xuất bản Y học

Hà Nội, năm (1994).

6. Bộ y tế (2005), "Kiểm tra SDD và thiếu máu", Hướng tới xử trí lồng ghép

các bệnh thường gặp ở trẻ em, tr.5.

7. Bộ Y tế, Hoạt động lồng ghép chăm sóc trẻ bệnh (2006), "Kiểm tra

SDD và thiếu máu", Quyển 2: Đánh giá và phân loại trẻ bệnh từ 2 tháng đến 5 tuổi, tr. 86-87.

8. Bộ Y tế (2003), Xử trí lồng ghép các bệnh thường gặp ở trẻ em, "Kiểm tra

suy dinh dưỡng và thiếu máu" xử trí các bệnh thường gặp ở trẻ em, tr.70. 9. Bộ Y tế viện dinh dưỡng (2000), cải thiện tình trạng dinh dưỡng của

người Việt Nam, nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr.70-71.

10.Ngô Thanh Cảnh, Nguyễn Thị Diễm Thu (1994), "ảnh hưởng của sữa mẹ đến sự phát triển của trẻ", kỷ yếu công trình nhi khoa.

11.Đào Ngọc Diễm (1998), "Nguyên nhân suy dinh dưỡng protein năng lượng ở trẻ em điều trị tại viện bảo vệ sức khoẻ trẻ em Hà Nội", chuyên đề dinh dưỡng Nhi khoa.

12.Nguyễn Hữu Đương (2003), "Nguyên cứu thiếu máu ở trẻ suy dinh dưỡng tại khoa Nhi bệnh viện Trung ương Huế", Hội nghị Nhi khoa khu vực miền Trung lần thứ VI.

13.Vũ Thị Bắc Hà (2006), "Tình hình SDD trẻ em dưới 5 tuổi tại bệnh viện Trung ương Huế năm 2005", TCDD và PT 2 (3 + 4) (2006).

14.Phạm Thị Liên Hoa, Nguyễn Đình Sơn, Nguyễn Tần Viên (2003), "Thiếu máu và tình hình dinh dưỡng từ 2 tháng đến 60 tháng tuổi tại xã Thuỷ Phù, Thuỷ bằng, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế", Hội nghị Nhi khoa khu vực miền Trung lần thứ VI.

15.Vũ Thị Thanh Hương, Phạm Văn Hoan (2006), "Tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội, năm 2001, 2006 và một số yếu tố liên quan", Y học thực hành (566 - 567), số 3/2007.

16.Nguyễn Công Khanh, Đinh Bích Thu (2003), "Thiếu máu dinh dưỡng và phân loại", Bài giảng nhi khoa tập 2, tr.69.

17.Nguyễn Công Khẩn (2004), "Một số vấn đề chiến lược phòng chống

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình thiếu máu nhẹ cân và các yếu tố liên quan ở trẻ em từ 2 tháng đến 5 tuổi tại xã hương hồ thừa thiên huế (Trang 33 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w