Định hướng phát triển du lịch của ngành du lịch Việt Nam

Một phần của tài liệu 1541751028_biacg_2717 (Trang 57 - 59)

Khách Cho Khách Sạn ParkRoyal Saigon

3.1.1 Định hướng phát triển du lịch của ngành du lịch Việt Nam

Định hướng phát triển Du lịch Việt Nam thập kỷ tới(2010 – 2 020) là tập trung phát triển du lịch theo hướng có chất lư ợng, có thương hiệu, chuyên nghiệp, hiện đại; khai thác tối ưu nguồn lực và lợi thế quốc gia; phát huy tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa vai trị động lực của các doanh nghiệp. Định hướng cơ b ản đối

với các lĩnh v ực trọng yếu là:

Đối với phát triển sản phẩm và định hướng thị trường sẽ tập trung xây dựng hệ thống sản phẩm, loại hình du lịch đặc trưng và chất lượng cao trên cơ sở phát huy giá trị tài nguy ên du lịch độc đá o, đặc sắc, có thế mạnh nổi trội. Ưu tiên phát triển du lịch biển là thế mạnh nổi trội quốc gia; phát triển du lịch văn hó a làm nền tảng, phát triển du lịch sinh thái, du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm; liên kết p hát triển sản phẩm k hu vực gắn với các hàn h lang kinh tế.

Xác định thị trường mục tiêu với phân đoạn thị trường theo mục đích du lịch và khả nă ng thanh toán; ưu tiên thu hút khách du lịch có khả năng chi trả cao, có mục đích du lịch thuần tuý, lưu tr ú dài ngày. Phát triển mạnh thị trường nội địa, chú trọng khách nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, nghỉ cuối tuần, cơng vụ, mua sắm. Đối với thị trường quốc tế tập trung thu hút phát triển mạnh thị trườn g khách quốc tế gần: Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc), Đơng Nam Á và Thái Bình

Dương (Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Australia); Tăng cường khai thác thị trường khách cao cấp đến từ Tây Âu (Pháp, Đức, Anh, Hà Lan, Ý, Tây Ban Nha, Scandinavia), Bắc Mỹ (Mỹ, Canada) và Đông Âu (Nga, Ucraina); mở rộng thị trườn g m ới từ Trung Đông.

Đối với phát triển thương hiệu cần tập trung phát triển một số thương hiệu d u lịch nổi bật trong khu vực và trên thế giới, hướng tới việc tạo dựng thương hiệu Du lịch Việt Nam. Trước hết, Nhà nước cần tập trung hỗ trợ phát triển các thương hiệu du lịch có tiềm năng như: Saigontourist , Vinpearl Land, Hạ Long, Phú Quốc, Mũi Né, Hội An, Huế, Sapa, Đà Lạt.

Lĩnh vực xúc tiến quảng bá cần tập trung đẩy mạnh và chuyên nghiệp hóa hoạt động xúc tiến quảng bá nhằm vào th ị trường mục tiêu theo hướng lấy điểm đến, sản phẩm du lịch và thương hiệu d u lịch làm đối tượng xúc tiến trọng tâm. Cơ quan xúc tiến d u lịch quốc gia có vai trị chủ đạo trong việc hoạch định chương trình xúc tiến quảng bá quố c gia và huy độ ng các tổ chức, doanh nghiệp chủ động tham gia theo cơ chế “cùng mục tiêu, cùng chia sẻ”

Đối với phát triển nguồn nhân lực cần xây dựng lực lượng lao động du lịch đáp ứng yêu cầu về chất lượng, hợp lý về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo để đảm bảo tính chuy ên nghiệp, đủ sức cạnh tranh và hội nhập khu vực, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, đáp ứng nhu cầu xã hội; tập trung đào tạo nhân lực bậc cao, đội ngũ quản lý, hình thàn h lực lượng “máy cái” để thúc đẩy chuyển giao, đào tạo tại chỗ và đào tạo, huấn luyện theo y êu cầu công việc.

Phát triển du lịch theo vùng lãnh thổ cần định hướng và tổ chức phát triển du lịch trên các vùng lãnh thổ phù hợp với đặc điểm tài nguy ên du lịch gắn với vùng kinh tế, vùng văn hóa, vùng địa lý, khí hậu và các hành lang kinh tế; trong đó có các đ ịa bàn trọng điểm d u lịch tạo thành các cụm liên kết phát triển mạnh về du lịch. Vùng phát triển du lịch có khơng gian và quy mơ phù hợp, có đặc điểm thuần nhất về tài nguyên, địa lý và hiện trạng p hát triển du lịch; tăng cường khai thác y ếu tố tương đồng và bổ trợ trong vùng, yếu tố đặc trưng của vùng và liên kết khai thác yếu tố liên vùng để phát triển mạnh sản phẩm đặc thù, tạo các thương hiệu du lịch vùng.

Tập trung ưu tiên phát triển các địa bàn trọng điểm, điểm đến nổi bật trong mỗi vùng, có mối tương quan b ổ trợ liên kết nội vùng và liên vùng.

Lĩnh vực đầu tư phát triển du lịch cần tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm nâng cao năng lực và chất lượng cun g ứng du lịch, tăng cường đầu tư cho kết cấu hạ tầng, xúc tiến quản g bá và xây dựng thương hiệu du lịch. Các chương t rình ưu tiên cần tập trung đầu tư: Chương trình đầu tư hạ tầng du lịch; Chương trình phát triển nguồn nhân lực du lịch; Chương trình xúc tiến quảng bá du lịch; Chương trình phát triển thương hiệu du lịch; Đề án phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển; Đề án phát triển du lịch biên giới; Đề án phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái; Chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu; Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch cả nước, quy hoạch phát triển du lịch theo vùng và khu du lịch quốc gia; Chương trình điều tra, đánh giá, phân loại và xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên du lịch và tài khoản vệ tinh du lịch. (TS. Hà Văn Siêu - Định hướng phát triển Du lịch Việt Nam trong giai

đoạn tới – website của tổng cục du lịch Việt Nam – 11/2/2010)

Một phần của tài liệu 1541751028_biacg_2717 (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w