Kết quả nghiên cứu với biến đại diện RES_CFO

Một phần của tài liệu Sự ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính đến việc làm đẹp báo cáo tài chính của các doanh nghiệp việt nam trong giai đoạn 2008 2013 (Trang 30 - 52)

4. Kết quả nghiên cứu

4.3.2 Kết quả nghiên cứu với biến đại diện RES_CFO

Bảng 9 trình bày kết quả cho thấy quy mô và ROA đều có mối tương quan âm với REM với hệ số tương quan lần lươt bằng -0,03 và -0,14 tương ứng với mức ý nghĩa 1% và 10% có độ tin cậy cao. Điều này cho thấy những công ty có hiệu suất hoạt động càng thấp thì khả năng tạo ra động lực để thực hiện các hoạt động EM càng cao, đồng thời những công ty có quy mô lớn hơn thì có độ biến động trong hoạt động thấp hơn từ đó dẫn đến kết quả là họ thực hiện ít thực hiện REM hơn do chi phí mà họ phải gánh chịu sẽ lớn hơn so với những công ty nhỏ.

Dependent Variable: RES_CFO

Method: Panel EGLS (Cross-section random effects) Date: 03/29/14 Time: 17:11

Sample: 2008 2013 Periods included: 6

Cross-sections included: 100

Total panel (unbalanced) observations: 599

Swamy and Arora estimator of component variances

Variable

Coefficien

t Std. Error t-Statistic Prob. C 0.213276 0.058629 3.637747 0.0003 LEV 6.96E-08 1.23E-07 0.563946 0.5730 SIZE -0.030755 0.010679 -2.879973 0.0041 ROA -0.147776 0.086275 -1.712849 0.0873 AUDITOR 0.005860 0.026506 0.221066 0.8251 YR -0.050336 0.020309 -2.478528 0.0135 Effects Specification S.D. Rho Cross-section random 0.000000 0.0000 Idiosyncratic random 0.227414 1.0000 Weighted Statistics

R-squared 0.039352 Mean dependent var 6.26E-19 Adjusted R-squared 0.031252 S.D. dependent var 0.213280 S.E. of regression 0.209921 Sum squared resid 26.13163 F-statistic 4.858354 Durbin-Watson stat 2.183061 Prob(F-statistic) 0.000230

Unweighted Statistics

R-squared 0.039352 Mean dependent var 6.26E-19 Sum squared resid 26.13163 Durbin-Watson stat 2.183061

Bảng 9: Kết quả hồi quy của mô hình ước lượng đối với biến đại diện RES_CFO 4.3.3 Kết quả nghiên cứu với biến đại diện RES_PROD

Kết quả mô hình được trình bày trong bảng 10 cho thấy một mối tương quan dương đáng kể giữa ROA và REM với hệ số tương quan là 5.8 tương ứng với mức ý nghĩa 5% . Điều này đi ngược lại với kết quả trong mô hình thứ nhất và các nghiên cứu trước đây khi cho rằng những công ty có ROA càng thấp thấp thì họ càng ít thực hiện REM. Điều này một phần là do hầu hết những công ty này có độ biến động trong

chi phí sản xuất cao, việc tạo ra ROA thấp làm cho các nhà quản lý ít có động lực để thực hiện REM do sự tốn kém về tiền bạc và thời gian và một phần lý do khác đến từ chính sách riêng của ban quản trị

Dependent Variable: RES_PROD

Method: Panel EGLS (Cross-section random effects) Date: 03/09/14 Time: 16:41

Sample: 2008 2013 Periods included: 6

Cross-sections included: 100

Total panel (unbalanced) observations: 599

Swamy and Arora estimator of component variances

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C 0.140894 1.342229 0.104970 0.9164 LEV 0.169001 0.460479 0.367012 0.7137 LAIVAY 2.50E-07 2.83E-06 0.088178 0.9298

ROA 5.799499 2.372603 2.444362 0.0148 SIZE -0.063853 0.226689 -0.281676 0.7783 AUDITOR -0.445811 0.772193 -0.577331 0.5639 YEAR -1.040543 1.015257 -1.024906 0.3058 Effects Specification S.D. Rho Cross-section random 4.062966 0.5177 Idiosyncratic random 3.921705 0.4823 Weighted Statistics

R-squared 0.012726 Mean dependent var 0.000228 Adjusted R-squared 0.002719 S.D. dependent var 3.923152 S.E. of regression 3.917814 Sum squared resid 9086.765 F-statistic 1.271778 Durbin-Watson stat 1.379571 Prob(F-statistic) 0.268294

Unweighted Statistics

R-squared 0.027335 Mean dependent var 0.001194 Sum squared resid 18604.08 Durbin-Watson stat 0.673822

Bảng 10: Kết quả hồi quy của mô hình ước lượng đối với biến đại diện RES_PROD

4.3.4 Kết quả nghiên cứu của biến đại diện RES_DISXEPT

Mô hình với biến đại diện RES_DISXEPT trong bảng 11 cũng cho ra những mối tương quan có ý nghĩa đáng kể, kết quả nghiên cứu cũng đồng ý kiến khi cho rằng ROA có mối tương quan dương với REM khi kết quả cho thấy hệ số tương quan bằng 0.714 với mức ý nghĩa 1%. Những công ty có ROA thấp sẽ không thích thực

hiện REM bằng cách thay đổi trong các chi phí hữu ích một mặt bởi vì những chi phí này không mang lại hiệu quả tức thì, mặt khác một số nhà quản lý không thích thành quả trong ngắn hạn, họ quan tâm đến vấn đề đầu tư dài hạn, vì vậy họ sẽ không thay đổi chi phí cho những hoạt động này. Ngoài ra, kết quả còn chỉ ra rằng, những công ty có mức lãi vay cao sẽ ít thực hiện REM hơn, điều này một phần nào đó tương đồng với mối quan hệ giữa LEV và REM, tuy nhiên mối tương quan này rất nhỏ, không đáng kể với mức ý nghĩa 5%.Vấn đề kiểm toán cũng gây ảnh hưởng đến hoạt động làm đẹp báo cáo tài chính, kết quả mô hình cho thấy AUDIOR có mối tương quan dương với REM với hệ số tương quan dương bằng 0.119 tại mức ý nghĩa 10%, những công ty do BIG4 kiểm toán lại là những công ty thực hiện REM nhiều hơn so với những công ty khác, nguyên nhân là do các hoạt động REM xuất phát từ những hoạt động thực tế xảy ra và chúng không bị kiểm soát bởi kiểm toán, vì thế những phương pháp này ngày nay được ưa chuộng hơn so với việc thực hiên AEM.

Dependent Variable: DISXEPT

Method: Panel EGLS (Cross-section random effects) Date: 03/09/14 Time: 17:16

Sample: 2008 2013 Periods included: 6

Cross-sections included: 100

Total panel (unbalanced) observations: 598

Swamy and Arora estimator of component variances

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C 0.207038 0.115465 1.793082 0.0735 LEV 0.019787 0.034904 0.566908 0.5710 LAIVAY -5.64E-07 2.53E-07 -2.232939 0.0259 ROA 0.713716 0.210294 3.393901 0.0007 SIZE -0.024364 0.020216 -1.205159 0.2286 AUDITOR 0.119125 0.064771 1.839173 0.0664 IND 0.028462 0.072365 0.393313 0.6942 YEAR 0.054280 0.032469 1.671721 0.0951 Effects Specification S.D. Rho Cross-section random 0.272240 0.3685 Idiosyncratic random 0.356348 0.6315 Weighted Statistics

R-squared 0.050405 Mean dependent var 0.085779 Adjusted R-squared 0.039139 S.D. dependent var 0.363442 S.E. of regression 0.356239 Sum squared resid 74.87479 F-statistic 4.473961 Durbin-Watson stat 1.007149 Prob(F-statistic) 0.000072

Unweighted Statistics

R-squared 0.064446 Mean dependent var 0.181628 Sum squared resid 117.4637 Durbin-Watson stat 0.641986

Bảng 11: Kết quả hồi quy của mô hình ước lượng đối với biến đại diện RES_DISEXPT

4.3.5 Kết quả tổng hợp từ ba mô hình

Biến RES_CFO RES_PROD RES_DISEXPT

Constant 0.213276 0.140894 0.207038 LEV 6.96E - 08 (0.573) 0.169001 (0.7137) 0.019787 (0.5710) INTEXP 2.50E-07 (0.9298) -5.64E-07 (0.0259)** ROA -0.17776 (0.0873)* 5.799499 (0.0148)** 0.713716 (0.0007)*** SIZE -0.030755 (0.0041)*** -0.063853 (0.7783) -0.024364 (0.2286) AUDITOR 0.00586 (0.8251) -0.445811 (0.5639) 0.119125 (0.0664)* R2 0.039352 0.012726 0.050405 ADJUST R2 0.031252 0.002719 0.039139 F- statistics 0.359258 1.271778*** 4.473961*** N 599 599 598

Bảng kết quả hồi quy tổng hợp từ 3 mô hình, với các hệ số ước lượng ghi trong ngoặc *,**,*** tương ứng với mức ý nghĩa 10%, 5%, 1%

Bảng 12: Bảng tổng hợp kết quả của ba mô hình

Kết quả của cả ba mô hình trên đều cho thấy được mối tương quan giữa các biến trong mô hình với nhau. Lãi vay có mối tương quan dương với REM, điều này góp phần khẳng định, mức vay nợ của công ty đóng góp một phần vào việc hạn chế những hoạt động REM, đòn bẩy tài chính đươc nhận định rằng có vai trò giúp các công ty hoạt động có hiệu quả và năng suất hơn. Những công ty có ROA cao sẽ có xu hướng thực hiện REM thấp hơn hoặc cao hơn những công ty có ROA thấp, điều này được giải thích do tính biến động của dòng tiền và chính sách của ban quản trị. REM cũng có mối tương quan âm với quy mô công ty, những công ty có quy mô lớn thì hạn chế thực hiện REM hơn do chi phí thực hiện những hoạt động này cao hơn nhiều so

với những công ty có quy mô nhỏ. Vấn đề kiểm toán cũng là một trong những nguyên nhân thúc đẩy việc thực hiện REM của mỗi công ty, nó xuất phát từ bản chất của REM, nó khắc phục được điểm yếu của AEM, chính điều này làm cho các doanh nghiệp ngày nay sử dụng REM nhiều hơn.

5. Kết luận

Bằng việc xem xét vấn đề hoạt động của các công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam dựa trên số liệu được công bố, bài nghiên cứu cho thấy đòn bẩy tài chính vẫn chưa phải là nhân tố ảnh hưởng đến việc làm đẹp BCTC, tuy nhiên kết quả trong mô hình RES_DISXEPT lại cho thấy một mối tương quan âm giữa lãi vay và REM, tuy mối tương quan này khá nhỏ và không đáng kể, nhưng nó cũng góp phần vào kết quả nhận định rằng, đòn bẩy tài chính là một trong những hệ thống kiểm soát và quản lý nhằm làm hạn chế REM. Những kết quả được thực hiện trong bài nghiên cứu này trên thị trường Việt Nam góp phần làm sáng tỏ cho những nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện REM, điều này cũng đưa ra lời giải đáp cho những công ty bị thất bại gần đây vì vấn đề lạm dụng REM từ đó dẫn đến việc ảnh hưởng đến chất lượng của các khoản thu nhập được ghi trên sổ sách, điều này tạo ra sự phù hợp với kết quả nghiên cứu trước đây của các tác giả trên thế giới (Jensen, 1986; Denis và Denis, 1993; Jelinek, 2007; Wasimullah và các cộng sự, 2010). Đặc biệt, bài nghiên cứu một lần nữa nhấn mạnh mối quan hệ giữa REM với quy mô và hiệu suất sử dụng tài sản của công ty, cụ thể REM có mối quan hệ ngược chiều với quy mô công ty, những công ty có quy mô nhỏ có xu hướng thực hiện REM nhiều hơn so với những công ty khác, ngược lại những công ty lớn, họ lại hạn chế thực hiện REM do chi phí phải gánh chịu cao hơn nhiều so với những công ty có quy mô nhỏ. Mặt khác, bài nghiên cứu còn cho thấy hai luồng kết quả nhận định về mối quan hệ giữa REM và ROA khi chạy mô hình thực nghiệm ở các công ty Việt Nam, kết quả cho thấy có mối tương quan cùng chiều giữa ROA và phần chênh lệch thể hiện mức độ biến động của chi phí sản xuất và chi phí hữu ích, hai đại diện của REM trong mô

hình chính, đồng thời ROA còn có mối tương quan ngược chiều với phần chênh lệch trong mô hình dòng tiền hoạt động kinh doanh. Điều này xảy ra một phần là do chính sách điều hành của bộ máy quản lý công ty đề ra dựa trên những khó khăn thực tế mà họ đang phải đối mặt.

Việc làm đẹp báo cáo tài chính tại thị trường Việt Nam là một vấn đề đang được dư luận quan tâm, đặc biệt là các nhà đầu tư cũng như các tổ chức nhà nước. Việc làm đẹp báo cáo tài chính diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, ngày càng tinh vi và khó bị phát hiện hơn, vì vậy việc phòng tránh và khắc phục là vô cùng cần thiết đối với mỗi thành phần trong xã hội, từ ban quản lý các công ty cho đến các nhà đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước.

Do tính khách quan cũng như chủ quan, bài nghiên cứu này vẫn tồn tại một số hạn chế. Trước tiên là vấn đề lấy mẫu có thể chưa bao hàm hết thị trường để có một đánh giá toàn diện hơn.Thứ hai, cơ cấu tổ chức trong bộ máy quản lý tại Việt Nam có sự khác biệt so với các quốc gia khác, điều này dẫn đến các kết quả trong bài có thể có một vài điểm bất tương đồng với các nghiên cứu của các giả trước đây. Bài nghiên cứu trong tương lai sẽ có thể được mở rộng theo hướng tìm ra những biện pháp thay thế cho việc làm đẹp báo cáo tài chính một cách tích cực hơn, cụ thể là biện pháp sử dụng các công cụ phái sinh, đồng thời kết quả của bài nghiên cứu sẽ kết hợp với những nghiên cứu liên quan đến tính minh bạch trong công bố thông tin của các công ty trên thị trường chứng khoán nhằm giúp cho các nhà đầu tư nhận diện được tình hình hoạt động thực chất của những công ty mà mình muốn đầu tư.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Kết quả kiểm định việc lựa chọn phương pháp chạy mô hình hồi quy đối với ba mô hình đại diện

Phụ lục 2: Giới thiệu về thực trạng làm đẹp báo cáo tài chính trên thế giới và Việt Nam

Với sự kiện hàng loạt các công ty trên thế giới bị phá sản vào đầu thế kỷ 21, việc gian lận trong việc công bố thông tin trên báo cáo tài chính đã nổi lên như một chủ đề nóng bỏng hiện nay. Những cái tên Lucent, Xerox, Enron, Worldcom v.v, được xem là những công ty đã thực hiện những hành vi gian lận với sự tham gia chủ yếu của ban quản lý bao gôm CEO và CFO. Tại Việt Nam, những trường hợp phá sản vì gian lận không phải là hiếm, tiêu biểu là công ty Cổ phần Dược Viễn Đông và công ty Bạch Tuyết. Trên thực tế, báo cáo tài chính ở nước ngoài hiếm khi gặp sai sót, nhưng đã sai thì đó là những vấn đề rất lớn còn ở Việt Nam, trên một bản Báo cáo tài chính các nhà chuyên môn có thể phát hiện rất nhiều lỗi sai sót nhỏ, từ đó tạo ra việc sự sai sót lớn nếu những lỗ hổng đó không được khắc phục. Sự phơi bày những vụ gian lận trên sổ sách ở những công ty có quy mô lớn đã làm cho dư luận và các nhà đầu tư càng quan tâm nhiều hơn về tính trung thực và hợp lý của Báo cáo tài chính. Điều này trở thành câu hỏi lớn và thách thức mà ban quản lý của các công ty phải đối mặt cũng như bộ phận kiểm toán viên trong việc phát hiện và xử lý những vụ gian lận này.

Thống kê tình hình gian lận của Hiệp Hội các nhà điều tra gian lận của Mỹ

Các nhà điều tra tập trung vào việc phân tích những bước tiến hành gian lận để từ đó có thể giúp các các công ty cũng như các nhà đầu tư đưa ra những biện pháp ngăn ngừa và phát hiện được những gian lận được thực hiện trên Báo cáo tài chính. Kết quả thống kê cho thấy: Việc gian lận đã làm thiệt hại khoảng 6% trên tổng thu nhập quốc nội của Mỹ, tức là mỗi năm nền kinh tế bị thiệt hại trên 600 tỷ USD do gian lận. Đây là con số rất lớn vì nó gần gấp đôi số ngân sách mà Chính phủ Mỹ dành cho các hoạt động quân sự trong năm 2003. Và tất nhiên là nhiều hơn cả nguồn tiền Chính phủ đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng và giáo dục, vượt quá 28 lần số ngân sách Chính phủ ưu tiên dùng để phòng chống tội phạm năm 2003.

Bảng kết quả cuộc nghiên cứu của ACFE cho thấy:

Loại gian lận Năm 2004 Năm 2006 Năm 2008

% Thiệt hại (USD) % Thiệt hại (USD) % Thiệt hại (USD) Biển thủ 92.7% 93.000 91,5% 150.000 88,7% 150.000 Tham ô 30,1% 250.000 30,8% 538.000 27,4% 375.000 Gian lận trên BCTC 7,9% 1.000.000 10,6% 2.000.000 10,3% 2.000.000

Bảng 11: bảng kết quả nghiên cứu của ACFE

Kết quả nghiên cứu của ACFE cho thấy, trong các trường hợp khảo sát, gian lận liên quan đến tài sản tuy chiếm khoảng 90% trường hợp nhưng mức thiệt hại cho nền kinh tế là thấp nhất. Trong khi đó, các gian lận trên Báo cáo tài chính, tuy chiếm tỷ lệ thấp nhất nhưng hậu quả gây ra cho nền kinh tế là lớn nhất.

Những phương pháp phổ biến thực hiện gian lận trên báo cáo tài chính

Một trong những đóng góp rất lớn của ACFE là việc thống kê các phương pháp gian lận phổ biến trên Báo cáo tài chính. Theo số liệu thống kê, dù gian lận trên Báo cáo tài chính xảy ra ít thường xuyên hơn nhưng tác động của chúng đối với báo cáo tài chính lớn hơn nhiều lần so với hành vi tham ô, biển thủ. Dưới đây là thống kê các loại gian lận phổ biến trên BCTC.

Loại gian lận Trường hợp báo cáo % (trường hợp)

Che dấu công nợ 54 45%

Ghi nhận doanh thu không có thật

52 43.3%

Định giá sai tài sản 45 37.5%

Ghi nhận sai niên độ 34 28,3%

Không công bố đầy đủ thông tin 56 48%

Che dấu công nợ và chi phí

Che dấu công nợ đưa đến giảm chi phí là một trong những kỹ thuật gian lận

Một phần của tài liệu Sự ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính đến việc làm đẹp báo cáo tài chính của các doanh nghiệp việt nam trong giai đoạn 2008 2013 (Trang 30 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)