0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Thủ tục xét xử phúc thẩm

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN LUẬT KINH DOANH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH BẰNG TỐ TỤNG TÒA ÁN (Trang 33 -54 )

2.2.1. Tính chất của xét xử phúc thẩm.

Tính chất của xét xử phúc thẩm: để đảm bảo nguyên tắc hai cấp xét xử khi có đơn kháng cáo của người có quyền kháng cáo, quyết định kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp, hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp đối với bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật thì vụ án phải được đưa ra xét xử theo thủ tục phúc thẩm theo quy định của BLTTDS 2005. Vì vậy, việc xét xử theo thủ tục phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị. Theo đó, người có quyền kháng cáo có đơn kháng cáo hợp lệ, Viện kiểm sát cùng cấp, hoặc Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp kháng nghị phúc thẩm theo quyết định của BLTTDS 2005, không kể trường hợp kháng cáo, kháng nghị có đủ căn cứ hay không thì vụ án vẫn phải được Tòa án cấp phúc thẩm thụ lý giải quyết theo quyết định của pháp luật.

Những người có quyền kháng cáo, kháng nghị: đương sự, người đại diện của đương sự, cơ quan, tổ chức đã khởi kiện vụ án để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách có quyền làm đơn kháng cáo, Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị bản án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp trên trực tiếp giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm. Người kháng cáo, kháng nghị phải làm đơn bằng văn bản gửi tới Tòa án đã giải quyết sơ thẩm vụ án kinh tế với các nội dung chủ yếu là nội dung bị kháng cáo, kháng nghị; lý do kháng cáo, kháng nghị và yêu cầu của người kháng cáo, kháng nghị. Kèm theo đơn kháng cáo, quyết định kháng nghị là tài liệu, chứng cứ bổ sung, nếu có để chứng minh cho kháng cáo, kháng nghị của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Thời hạn kháng cáo:

 Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Toà án cấp sơ thẩm là mười lăm ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự không có mặt tại phiên toà thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết.

 Thời hạn kháng cáo đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Toà án cấp sơ thẩm là bảy ngày, kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định.

GVHD: LS TS Trần Anh Tuấn Trang 26

 Trong trường hợp đơn kháng cáo gửi qua bưu điện thì ngày kháng cáo được tính căn cứ vào ngày bưu điện nơi gửi đóng dấu ở phong bì.

Thời hạn kháng nghị:

 Thời hạn kháng nghị đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm của Viện kiểm sát cùng cấp là mười lăm ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là ba mươi ngày, kể từ ngày tuyên án. Trường hợp Kiểm sát viên không tham gia phiên tòa thì thời hạn kháng nghị tính từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được bản án.

 Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm là bảy ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là mười ngày, kể từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được quyết định.

Phạm vi xét xử phúc thẩm: Tòa án cấp phúc thẩm chỉ có quyền xem xét lại phần của bản án, quyết định sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị hoặc liên quan đến việc xem xét lại nội dung kháng cáo, kháng nghị. Còn những phần không có kháng cáo, kháng nghị, hoặc không có liên quan đến kháng cáo, kháng nghị thì Hội đồng xét xử phúc thẩm không được quyền xem xét và quyết định. Nếu Hội đồng xét xử phúc thẩm xét xử lại và quyết định cả những phần của bản án, quyết định không có kháng cáo, kháng nghị, hoặc không có liên quan đến kháng cáo, kháng nghị là có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, đây là một trong những căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.

Những người tham gia phiên tòa phúc thẩm: người kháng cáo, đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải được triệu tập tham gia phiên tòa. Tòa án có thể triệu tập những người tham gia tố tụng khác nếu thấy cần thiết cho việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị. Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải tham gia phiên toà phúc thẩm trong trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị hoặc đã tham gia phiên toà sơ thẩm.

2.2.2. Thủ tục tiến hành phiên tòa phúc thẩm:

Hội đồng xét xử phúc thẩm bắt đầu xét xử vụ án bằng việc nghe lời trình bày của các đương sự; việc hỏi những người tham gia tố tụng và công bố tài liệu, tranh luận được

GVHD: LS TS Trần Anh Tuấn Trang 27

thực hiện như tại phiên tòa sơ thẩm, và chỉ được tranh luận về những vấn đề thuộc phạm vi xét xử phúc thẩm.

Thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm:

 Giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm;

 Sửa bản án, quyết định sơ thẩm;

 Huỷ bản án, quyết định sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Toà án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án hoặc tiếp tục việc giải quyết vụ án.

 Huỷ bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án.

Bản án, quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án hoặc ra quyết định. Cũng cần chú ý là khi xét các Quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, Tòa án cấp phúc thẩm không phải mở phiên tòa và cũng không phải triệu tập các đương sự trừ trường hợp cần thiết.

2.3. Thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm

Thành phần Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án dân sự

 Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm Toà án nhân dân cấp tỉnh là Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh.

 Khi Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh tiến hành giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia.

 Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm Toà chuyên trách Toà án nhân dân tối cao gồm có ba Thẩm phán.

 Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm Toà án nhân dân tối cao là Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.

Khi Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao tiến hành giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia.

GVHD: LS TS Trần Anh Tuấn Trang 28

2.3.1. Thủ tục giám đốc thẩm

Tính chất giám đốc thẩm: giám đốc thẩm là việc xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án. Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án dân sự gồm ba Thẩm phán. Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm gồm một trong các căn cứ sau:

 Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án;

 Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng;

 Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật. Người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm

 Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án các cấp, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.

 Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân cấp huyện.

Thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm: là 3 năm kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

Thẩm quyền giám đốc thẩm

 Uỷ ban Thẩm phán TAND cấp tỉnh giám đốc thẩm những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân cấp huyện bị kháng nghị.

 Toà kinh tế của TAND tối cao giám đốc thẩm những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân cấp tỉnh bị kháng nghị.

 Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao giám đốc thẩm những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Toà phúc thẩm, Toà kinh tế, của TAND tối cao bị kháng nghị.

GVHD: LS TS Trần Anh Tuấn Trang 29

 Những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật về cùng một vụ án thuộc thẩm quyền của các cấp Toà án khác nhau được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Toà án có thẩm quyền cấp trên giám đốc thẩm toàn bộ vụ án. Phạm vi giám đốc thẩm

 Hội đồng giám đốc thẩm chỉ xem xét lại phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị.

 Hội đồng giám đốc thẩm có quyền xem xét phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật không bị kháng nghị hoặc không có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị, nếu phần quyết định đó xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích của người thứ ba không phải là đương sự trong vụ án.

Thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm:

 Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật;

 Giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Toà án cấp dưới đã bị huỷ hoặc bị sửa;

 Huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại hoặc xét xử phúc thẩm lại;

 Huỷ bản án, quyết định của Toà án đã xét xử vụ án và đình chỉ giải quyết vụ án.

Quyết định giám đốc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày Hội đồng giám đốc thẩm ra quyết định

2.3.2. Thủ tục tái thẩm trong Tố tụng tòa án

Tái thẩm là việc xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án, các đương sự không thể biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó.

GVHD: LS TS Trần Anh Tuấn Trang 30

Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm:

 Mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự đã không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án;

 Có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch không đúng sự thật hoặc có giả mạo chứng cứ;

 Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố ý kết luận trái pháp luật;

 Bản án, quyết định hình sự, hành chính, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Toà án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước mà Toà án căn cứ vào đó để giải quyết vụ án đã bị huỷ bỏ.

Người có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm giống như thủ tục giám đốc thẩm. Thời hạn kháng nghị tái thẩm: là 1 năm kể từ ngày người có thẩm quyền tái thẩm biết được các căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.

Thẩm quyền Hội đồng tái thẩm:

 Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật;

 Huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại theo thủ tục do Bộ luật này quy định;

 Huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án.

2.4. Thi hành bản án và quyết định có hiệu lực của Tòa án

Thi hành án là giai đoạn cuối cùng của các quá trình tố tụng, kết thúc quá trình bảo vệ quyền lợi của các đương sự. Thi án các bản án, quyết định có hiệu lực của vụ án kinh tế được thực hiện theo thủ tục thi hành án dân sự được quy định tại Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004. Trong giai đoạn này, quyết định của Tòa án được đưa ra thi hành và bảo đảm thực hiện trên thực tế. Đây là giai đoạn có ý nghĩa rất lớn đối với việc giải quyết các vụ án tại Tòa án, nó không những bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án, bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật mà còn góp phần tằng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

GVHD: LS TS Trần Anh Tuấn Trang 31

Những bản án, quyết định kinh tế của Toà án được thi hành là những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo Điều 375/BLTTDS 2005 bao gồm:

 Bản án, quyết định hoặc phần bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm;

 Bản án, quyết định của Toà án cấp phúc thẩm;

 Quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Toà án;

 Bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài đã có quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam.

GVHD: LS TS Trần Anh Tuấn Trang 32

CHƢƠNG III: NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN

3.1. Ƣu điểm và nhƣợc điểm của tố Tụng tòa án

Nếu đặt lên “bàn cân” những điểm mạnh, điểm yếu của từng hình thức giải quyết tranh chấp thì mặc dù Trọng tài và Tòa án đều là những phương thức giải quyết tranh chấp của các bên, không cạnh tranh lẫn nhau mà bổ sung cho nhau. Thế nhưng, nếu xét từ góc độ hiệu quả, thì giả quyết tranh chấp kinh doanh bằng tố tụng Tòa án có một số ưu điểm và nhược điểm sau:

3.1.1. Ưu điểm:

 Phán quyết của toà án được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước. Có cơ quan thi hành án, cơ quan chuyên trách và có đầy đủ bộ máy, phương tiện để thi hành các bản án đã có hiệu lực pháp luật.

 Nguyên tắc nhiều cấp xét xử bảo đảm cho quyết định của toà án được chính xác, công bằng, khách quan và đúng với pháp luật.

 Thẩm quyền giải quyết của toà án được mở rộng đến tất cả các ngành kinh tế.

 Chi phí cho việc giải quyết tranh chấp kinh tế tại toà án thấp hơn rất nhiều so với việc nhờ đến các tổ chức trọng tài thương mại hay trọng tài quốc tế

3.1.2. Nhược điểm:

 Các Tòa án luôn bị quá tải công việc, điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng xét xử và làm cho vụ án bị kéo dài. Ở nước ta, hàng năm các Tòa Kinh tế ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh phải thụ lý trên 10.000 vụ án kinh tế và nhiều vụ việc dân sự. Thêm vào đó là những thủ tục tố tụng hết sức nghiêm ngặt, trong giới luật người ta thường nói với nhau câu: “Công lý bị trì hoãn là công lý bị từ chối”! Nguyên tắc xét xử nhiều cấp khiến cho vụ việc có thể bị kéo dài, xử đi xử lại nhiều lần gây bất lợi cho đương sự, nhất là những tranh chấp kinh tế có giá trị lớn đòi hỏi phải giải quyết nhanh chóng, dứt điểm. Việc giải quyết tranh chấp của toà án phải tuân thủ nghiêm

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN LUẬT KINH DOANH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH BẰNG TỐ TỤNG TÒA ÁN (Trang 33 -54 )

×