0
Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Bàn luận về đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT NHU CẦU CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI CAO TUỔI TẠI PHƯỜNG PHÚ NHUẬN THÀNH PHỐ HUẾ (Trang 33 -49 )

2 phương pháp đông y và tây y chiếm tỷ lệ cao nhất 50,9%.

Bảng 3.20. Biện pháp để nâng cao chất lượng CSSK của NCT

Biện pháp n Tỷ lệ %

Ăn ngủ điều độ 66 18,9

Sống vui vẻ, tập thể dục 201 57,4

Khám SK định kỳ 16 4,6

Dịch vụ BHYT hoàn thiện 11 3,1

Không ý kiến 56 16,0

Tổng 350 100,0

Đối tượng NCT có ý kiến cho rằng sống vui vẻ, tập thể dục là biện pháp để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe có 57,4%. Ăn ngủ điều độ chiếm 18,9%.

Chương 4 BÀN LUẬN

Qua thực tế điều tra, phỏng vấn 350 người cao tuổi để khảo sát nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi tại phường Phú Nhuận thành phố Huế, chúng tôi xin nhận xét và bàn luận như sau:

4.1. BÀN LUẬN VỀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊNCỨU CỨU

Qua bảng 3.1 và biểu đồ 3.1 cho thấy nhóm 60-74 tuổi (người cao tuổi) chiếm tỷ lệ 61,14% gấp 1,5 lần nhóm 75-89 tuổi (người già) chiếm 38,86%, không có đối tượng nào từ 90 tuổi trở lên ( người già sống lâu). Trong đó cả 2 nhóm người cao tuổi và người già đều có tỷ lệ nữ cao hơn nam(38,29% so với 22,85% ở người cao tuổi và 20,00% so với 18,86% ở người già). Tỷ lệ chung của 2 độ tuổi nam (41,71%) và nữ (58,29%). Theo nghiên cứu của Đặng Xuân

Vinh năm 2001 tại Thủy Vân Hương Thủy có tỷ lệ NCT nhóm 60-69 tuổi cao nhất [30]. Trần Thị Hạnh (2009) nghiên cứu CSSK cho người cao tuổi tại Quận Ô Môn Tp Hồ Chí Minh cho kết quả tương tự là nhóm 60-79 tuổi (75,44%) và ≥ 80 tuổi chiếm 24.56% [11]. Theo đánh giá của Phạm Thắng (2009) báo cáo tổng quan về chính sách chăm sóc người già thích ứng với thay đổi cơ cấu tuổi tại Việt Nam cho biết số người cao tuổi ở phụ nữ nhiều hơn nam giới [24], điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi.

Qua bảng 3.2 và biểu đồ 3.2 cho thấy tỷ lệ học vấn của người cao tuổi giảm dần theo trình độ, có trình độ ≤ THCS chiếm tỷ lệ cao nhất (59,71%) trong đó tiểu học chiếm 37,71%, THPT (25,14%) và thấp nhất là CĐ-ĐH (15,14%). Theo nghiên cứu của Nguyễn Khoa Hội (2009) về nhu cầu CSSK người cao tuổi tại Khánh Hòa kết quả cho thấy là trình độ ≤ THCS chiếm 58,19%, THPT (10,79%), CĐ-ĐH (4,24%) [12]. Nghiên cứu của Đặng Xuân Vinh, Trương Thị Vân (2001) tại xã Thủy Vân, huyện Hương Thủy cho thấy trình độ học vấn ≤ THCS chiếm 98%, ≥ THPT trở lên chỉ chiếm (2%)[30]. Kết quả của chúng tôi với tỷ lệ người cao tuổi có trình độ CĐ-ĐH cao hơn, điều này có thể lý giải rằng địa bàn nghiên cứu của phường Phú Nhuận là 1 phường trung tâm thành phố Huế, đa số các đối tượng nghiên cứu là hưu trí nên tỷ lệ có trình độ học vấn có thể cao hơn là điều chấp nhận được.

Các kết quả điều tra nghiên cứu cho thấy số lượng người cao tuổi sống độc thân là không nhiều, chỉ chiếm khoảng 1/6. Trong số này nữ nhiều gấp 3 lần so với nam. Hầu hết tình trạng này là chung cho các nước và nguyên nhân là do nam giới chết sớm hơn [14]. Do đó qua bảng 3.3 cho thấy đa số những cặp vợ chồng người cao tuổi thường sống chung với con cháu trong một gia đình, số người cao tuổi sống trong một gia đình có từ 2-5 người chiếm tỷ lệ cao 66,57%,

số người cao tuổi sống trong gia đình từ 3 - 4 thế hệ, thuận lợi cho NCT được chăm sóc phục vụ khi ốm đau cũng như hỗ trợ kinh tế, chăm sóc sinh hoạt hằng ngày. Có 3,14% NCT sống 1 mình cần được sự giúp đỡ quan tâm của chính quyền, giúp đỡ bà con láng giềng khi đau ốm.

Qua bảng 3.4 cho thấy người cao tuổi ở nghiên cúu chúng tôi hiện sống với con cái chiếm tỷ lệ cao (80,0%), sống 1 vợ 1 chồng chiếm 16,86%. Nghiên cứu của Trần Thị Hạnh [11] , kết quả cho thấy tỷ lệ NCT sống 1 mình chiếm tỷ lệ (4,68%) tương đương với kết quả của chúng tôi . So sánh ở các nước phát triển như Mỹ, Anh thì NCT có vợ hoặc chồng sống chung với nhau không có con, cháu chiếm tỷ lệ cao hơn Việt Nam từ 8-10 lần [34].

Qua bảng 3.5 cho thấy đa số các đối tượng nghiên cứu NCT có mức thu nhập < 3 triệu đồng/tháng chiếm tỷ lệ cao 92,29% và ngược lại ≥ 3 triệu đồng/tháng chỉ chiếm 7,71%. Nghiên cứu của Trần Thị Hạnh tại Hóc Môn Cần Thơ thì thu nhập người cao tuổi ≥ 7 triệu đồng năm/người (khoảng 600.000 đ/tháng) chiếm tỷ lệ thấp 5,85%. So với mặt bằng chung của thành phố Huế mức thu nhập ≥ 3 triệu đồng/tháng là khá cao nên tỷ lệ chỉ chiếm 7,71%. Nguồn thu nhập của người cao tuổi cũng rất khác nhau tuỳ theo tổ chức xã hội của từng người. Ở Thái Lan thì 77,9% là do con cái nuôi, trong lúc ở Đan Mạch thì chỉ có 0,2%. Ở Mỹ 84,7% do trợ cấp của cộng đồng trong lúc đó ở Thái Lan chỉ có 5,5% [14].

4.2. SỰ HIỂU BIẾT VỀ BỆNH TẬT CỦA NGƯỜI CAO TUỔI

Theo Đàm Viết Cường thuộc Viện Chiến lược chính sách Y tế đánh giá tình hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cho biết:

- Tỷ lệ ốm của nhóm người cao tuổi cao hơn các nhóm tuổi khác. Phụ nữ cao tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nam giới. Khoảng 60% người cao tuổi bị ốm trong thời gian 4 tuần trước thời điểm điều tra. Tuổi là một yếu tố có mối liên quan chặt chẽ với tình trạng sức khỏe, tỷ lệ ốm tăng dần theo nhóm tuổi.

- Mô hình ốm cấp tính ở người cao tuổi: chủ yếu là các bệnh thông thường như đau đầu, chóng mặt, ho, đau khớp, đau lưng và tăng huyết áp. Khoảng 70% số người cao tuổi được điều tra cho biết có mắc triệu chứng bệnh mạn tính. Tăng huyết áp mạn tính là bệnh thường gặp ở người cao tuổi (28,4%) [7]

- Khoảng 5% người cao tuổi trong diện điều tra có biểu hiện của trầm cảm. Bệnh này ở người cao tuổi có mối liên quan chặt chẽ với tình trạng sức khỏe, tình trạng sống độc thân do góa bụa và tình trạng kinh tế [5] .

Theo y văn, bệnh mạn tính là bệnh thường khởi phát từ từ, có hoặc không có triệu chứng lâm sàng, kéo dài lâu và thay đổi rất chậm, được xác định qua khám bệnh hoặc có xác nhận trong y bạ, đơn thuốc của các bác sĩ. Qua bảng 3.6 cho thấy có 226 đối tượng nghiên cứu là NCT tự ghi nhận tình hình bệnh tật của mình có 226 NCT trả lời cho rằng mình đang mắc bệnh mạn tính chiếm tỷ lệ 64,57%, trong đó bệnh mạn tính ở nhóm NCT 75-89 tuổi (người già) chiếm 27,14% cao hơn nhóm không mạn tính chỉ 11,71%. Theo nghiên cứu của Trần Thị Vỹ (2008) ở Huyện Hương Thủy, Thừa Thiên Huế cho thấy bệnh mạn tính chiếm tỷ lệ 59,86% [31].

Qua bảng 3.7 cho thấy các loại bệnh mạn tính phân theo độ tuổi trong đó bệnh tim mạch chiếm tỷ lệ 31,4%, bệnh khớp chiếm 37,2%, bệnh phối hợp 11,9%; chấn thương (6,2%), chỉ có 2,2% rối loạn tâm thần. Theo nghiên cứu của

Nguyễn Quốc Thắng (2008) về mô hình bệnh tật người cao tuổi dựa theo bảng phân loại quốc tế thì các bệnh nhân khám và điều trị nhiếu nhất là nhóm IX (bệnh hệ tuần hoàn) chiếm tỷ lệ 23,56%; chủ yếu là bệnh tim mạch [22]. Trương Tấn Minh (2006), nghiên cứu mô hình bệnh tật ở tỉnh Khánh Hòa cũng cho thấy bệnh huyết áp chiếm tỷ lệ cao 30,2%, tim mạch (10,3%), bệnh xương khớp chiếm 26%, bệnh hệ thần kinh trung ương chiếm 1,8%. [17] . Qua điều tra tại xã Phụng Công, huyện Văn Yên, tỉnh Hải Hưng, là một xã thuộc đồng bằng Bắc Bộ, cho 364 cụ từ 60 tuổi trở lên, gồm 229 nữ và 135 nam tình hình bệnh tật chung thấy bệnh tim mạch 18,4% [14]. Qua kết quả Lê Văn Tuấn (2009) nghiên cứu mô hình bệnh tật điều trị tại Viện lão Khoa Quốc gia cho thấy nhóm bệnh hệ tuần hoàn chiếm 36,9%, chấn thương chiếm (0,5%). Kết quả trên cho thấy thống kê từng loại bệnh thông qua tự đánh giá của đối tượng NCT được phỏng vấn cho thấy ghi nhận có tỷ lệ bệnh mạn tính thường thấp hơn so với điều tra thực.

Qua bảng 3.8 và 3.9 cho thấy có 77,43% người cao tuổi cho rằng mình mắc một số bệnh thông thường: như viêm họng, viêm phổi, đau dạ dày…trong đó bệnh viêm họng chiếm tỷ lệ cao nhất (26,57%), đau dạ dày (13,28%), đái đường (6,27%), viêm phổi (2,58%), rối loạn tiểu tiện (3,69%)…So với kết quả của Viện Lão khoa Quốc gia năm 2008 cho thấy bệnh hệ tiêu hóa (5,7%), đái đường typ II (5,3%), viêm phổi chiếm 7,8% [27]. Nghiên cứu Trần Thị Hạnh (2008) cho thấy bệnh viêm họng chiếm 5,85%; viêm phổi chiếm (12,87%), đau dạ dày (7,6%), bệnh phối hợp chiếm 19,30%. Nghiên cứu của Phan Thị Tâm (2009) về tình hình CSSK người cao tuổi ở thành phố Cần Thơ kết quả cho thấy có 34,7% bệnh về tim mạch, 5,4% bệnh đái đường và 7,4% bệnh viêm khớp [20].

Tóm lại, cũng như các nước đang phát triển khác, Việt Nam là nước tăng nhanh về tuổi thọ trung bình cũng như số lượng người già. Điều này đã làm cho mô hình ốm đau cũng thay đổi. Do đó tỷ lệ người cao tuổi tự hiểu biết mắc bệnh của nghiên cứu chúng tôi sẽ thấp hơn những kết quả theo điều tra thực tế cũng như phân loại bệnh quốc tế ICDD 10 tại cộng đồng và các bệnh viện.

4.3. XÁC ĐỊNH NHU CẦU CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI CAO TUỔI TẠI PHƯỜNG PHÚ NHUẬN, THÀNH PHỐ HUẾ

Trợ cấp tuổi già có thể trích từ đóng góp tiết kiệm, bảo hiểm xã hội.Vì sức khỏe đối với người cao tuổi, Nhà nước cố gắng đảm bảo mọi chi phí nhưng thực tế điều này khó thực hiện. Phần lớn phải do bệnh nhân đóng góp hoặc tính sang bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế [14].

- Qua bảng 3.10 và 3.11 cho thấy trong 350 đối tượng nghiên cứu NCT có 311 trường hợp mua bảo hiểm y tế (BHYT) chiếm 88,86%. Trong 311 người mua bảo hiểm có 31,83% con cháu tự mua và 65,59% nhà nước cấp và nguồn khác là 2,58%. Kết quả tương tự với Trương Tấn Minh (2010) nghiên cứu giải pháp khả thi nhằm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tỉnh Khánh Hòa cho thấy 62,8% có thẻ BHYT là do nhà nước cấp, 32,5% do con cháu mua và 4,7% là do nguồn khác.

- Đánh giá khám chữa bệnh bằng BHYT qua bảng 3.12 cho thấy 186 người cao tuổi cho rằng khám chữa bệnh BHYT là tốt chiếm tỷ lệ cao nhất 59,81%, có 27,65% đối tượng nghiên cứu cho rằng khám chữa bệnh BHYT là bình thường và thấp nhất là 12,54% NCT cho rằng khám chữa bệnh BHYT là không tốt. Như vậy, có gần 90% các trường hợp được hỏi là nhận xét tích cực (positive) về khám chữa bệnh BHYT. Kết quả này có xu thế giống với nghiên cứu của Trương Tấn Minh [17] cho biết 66,6% cho rằng khám chữa bệnh BHYT

là tốt hoặc rất tốt, 28,9% cho rằng cũng bình thường và 3,7% cho rằng khám chữa bệnh BHYT là không tốt.

- Qua bảng 3.13. với 39 người cao tuổi trả lời về lý do khám chữa bệnh không tốt cho thấy thời gian bệnh nhân chờ đợi lâu (33,3%)và thủ tục rườm rà (28,2%) chiếm tỷ lệ cao, với 23,1% ý kiến cho rằng thuốc BHYT không tốt, và thấp nhất là khám bệnh không kỹ chiếm 15,4%. Điều này cho thấy khám chữa bệnh BHYT vẫn còn vướng mắc về thủ tục hành chính làm không hài lòng cho bệnh nhân nói chung và đối tượng nghiên cứu NCT nói riêng.

- Về nơi khám chữa bệnh ban đầu:

Trả lời câu hỏi: “Trong trường hợp thông thường, nơi đầu tiên Ông/Bà đi khám bệnh là ở đâu ?” có 271 đối tượng nghiên cứu chọn phòng khám bệnh khu vực là nơi khám bệnh đầu tiên chiếm 77,43%. Tiếp đến là BVTW Huế chiếm 9,71%. Nơi khám bệnh khác như Trạm Y tế Phường, bệnh viện thành phố, bệnh viện trường ĐHYD Huế và thầy thuốc tư nhân chiếm tỷ lệ thấp < 5%. Điều này cho thấy phòng khám khu vực chiếm tỷ lệ khá cao, như vậy vai trò phòng khám khu vực trong việc chọn lựa nơi khám bệnh ban đầu của NCT phường là khá quan trọng, đồng thời phường Phú Nhuận là một phường nằm gần trung tâm thành phố Huế, nên BVTW Huế là một địa bàn cách không quá xa với bệnh nhân (trên dưới 1 km là từ nhà của các đối tượng được nghiên cứu có thể đi và đến BVTW Huế) do đó tỷ lệ thăm khám chỉ sau trạm y tế phường. So sánh với nghiên cứu Trương Tấn Minh [17] cho thấy 33,2% đối tượng NCT trả lời chọn y tế xã là nơi đầu tiên khám bệnh.

- Lý do của việc không thuận lợi khi đến khám chữa bệnh tại trạm y tế phường , 2 lý do quan trọng nhất các đối tượng nghiên cứu NCT cho rằng là

trạm y tế phường không có đủ thiết bị xét nghiệm, siêu âm (63,43%) và không đủ thuốc (55,71%). Như vậy, để xây dựng chất lượng y tế cơ sở bao gồm trang thiết bị, thuốc men đóng vai trò quan trọng trong việc khẳng định chất lượng của trạm Y tế phường. Cải thiện được tình trạng này sẽ giúp cho việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người cao tuổi tốt hơn ngay từ tuyến cơ sở. Nghiên cứu Nguyễn Khoa Hội [12] cũng cho kết quả tương tự là NCT không thích khám ở Trạm Y tế là vì do không có thiết bị máy móc (39,90%).

- Thăm dò nhận xét của các đối tượng nghiên cứu NCT trả lời về chất lượng khám bệnh ở các cơ sở y tế qua bảng 3.16 cho thấy, Bệnh viện trung ương Huế được đánh giá tốt chiếm 52,6% so với BV Trường Đại học Y-Dược (27,4%), BV thành phố (15,1%) và thầy thuốc tư nhân (25,7%). Như vậy, BVTW Huế vẫn là đơn vị chủ chốt trong chiến lược chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi, đặc biệt điều trị chuyên sâu. Đồng thời qua đây cho thấy tỷ lệ NCT chưa đến khám bệnh tại các cơ sở y tế cũng khá cao: BV thành phố (74,6%), BV Đại học Y (63,7%), BVTW Huế (30,9%), BS tư nhân (53,1%). Điều này có thể giải thích rằng BV thành phố quá xa so với địa bàn phường Phú Nhuận, BV Đại học Y được xây dựng không quá 10 năm nay…đối tượng nghiên cứu NCT có người chưa nghe đến.

- Mức độ thường xuyên tìm hiểu về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe qua bảng 3.17 cho thấy chỉ đến 1/3 số người cao tuổi thường xuyên tìm hiểu lĩnh vực CSSK (26,29%), hiếm khi và không bao giờ tìm hiểu CSSK chiếm 33,14%. Trong đó có 14 NCT không bao giờ tìm hiểu (4,0%) lĩnh vực này. Đây là điều thiếu sót của Hội NCT, Y tế phường chưa tuyên truyền rộng rãi về chính sách, CSSK người cao tuổi đến nhân dân nói chung và NCT nói riêng ?

Kết quả cũng tương đương với Trương Tấn Minh [17] khi nghiên cứu mô hình bệnh tật và CSSK người cao tuổi tỉnh Khánh Hòa cho biết có 27,8% NCT thường xuyên tìm hiểu về lĩnh vực CSSK và bệnh tật NCT.

- Về nguồn cung cấp thông tin chăm sóc sức khỏe cho NCT cho thấy các các phương tiện thông tin này đều sử dụng với tần suất khá cao, truyền hình, rađio được xem là phương tiện phổ biến nhất để NCT tìm hiểu về vấn đề sức khỏe (75,71%), sách báo tạp chí (49,71%), cán bộ y tế (30,86… Theo một số nghiên cứu được công bố gần đây nguồn thông tin được cho là có giá trị và tin cậy đối với NCT là từ các thầy thuốc (52%), các tờ rơi y tế (48%), các cán bộ y tế khác (39%), sách y khoa (30%), những người bán thuốc (30%) nhưng không đề cập đến truyền hình [34], [35]. Trong khi đó, tại kết quả của chúng tôi nguồn thông tin từ tờ rơi áp phích rất thấp (19,71%). Điều này cũng có thể giải thích rằng với điều kiện kinh tế phát triển đa số các gia đình đều có các phương tiện nghe nhìn như tivi, rađio nên giáo dục thông tin về sức khỏe cộng đồng nói chung và CSSK người cao tuổi nói riêng được chuyển tải cho người dân là rất cao. Như vậy, sự nâng cao chất lượng và tính khoa học, tin cậy của các nguồn thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng (tivi, rađio) là quan trọng và đó là câu hỏi được đặt ra dành cho ngành truyền thông trong việc tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho NCT ?. Kết quả của chúng tôi cũng tương đương với các tác giả khác [17], [21], [30].

Qua bảng 3.19., cho thấy các đối tượng nghiên cứu cho rằng vừa đông y, kết hợp tây Y là phương pháp điều trị để chữa bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất 50,9%,

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT NHU CẦU CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI CAO TUỔI TẠI PHƯỜNG PHÚ NHUẬN THÀNH PHỐ HUẾ (Trang 33 -49 )

×