6. Đề nghị: Được bảo vệ: □ Bổ sung để được bảo vệ: □ Không được bảo vệ: □
4.5 Kết nối LCD 16x2 với vi điều khiển AT89S52
Căn cứ vào các chức năng của đã khảo sát, kết nối LCD 16x2 với vi điều khiển AT89S52 như sau:
• Chân 1 nối GND.
• Chân 2 được nối với nguồn Vcc qua 1 điện trở 330 Ohm.
• Chân 3 nối với 1 biến trở 5K để điều chỉnh độ tương phản.
• Chân RS, EN, RW nối với 3 chân P2.0, 2.1, 2.2 của vi điều khiển.
• 8 chân dữ liệu kết nối port P0 của vi điều khiển và 1 điện trở thanh 330 ohm để đảm bảo đúng mức logic cho dữ liệu.
• Chương 5
• KHẢO SÁT KHỐI ĐIỀU KHIỂN
•
• 5.1 Linh kiện của khối điều khiển
• Khối đóng mở cửa của nhóm sử 2 relay riêng lẻ để điều khiển động cơ cho phép đóng hoặc mở cửa (chốt cửa mô phỏng).
• Hai relay sẽ điều khiển động cơ quay theo 2 chiều qua đó tác động mở hay đóng cửa (tùy theo tín hiệu từ VDK gửi xuống).
•
• Hình 5.1: Relay 5VDC thực tế
• Cùng với đó trên mạch điều khiển còn có 2 led hiển thị để biết được có tín hiệu được gửi xuống mạch không. Nếu có led sẽ chớp sáng xong tắt.
•
• Hình 5.2: Led thực tế
•
•
• Để kích cho 2 Relay này hoạt động thì nhóm sử dụng 2 con Transistor C1815
•
• Hình 5.3: Transistor c1815
• Ngoài ra còn sử dụng các điên trở để hạn chế dòng và diode để tránh việc dòng chạy ngược.
• 5.2 Kết nối và nguyên lý hoạt động
• 5.2.1 Kết nối khối điều khiển
•
• Hình 5.3: Sơ đồ kết nối Relay 5VDC thực tế
Số Chân Chức năng 1 Nối nguồn vào 5V DC
2 Nối GND
3 Chân điều khiển tác động
4 Ngõ ra kênh 1 khi Relay tác động 5 Ngõ ra kênh 2 khi Relay tác động
•
•
• Lưu ý:
• Relay nhả khi ngỏ vào dưới 0.25V DC
• Relay tác động khi ngỏ vào từ 3.6 đến 5V DC
•
• Port 2.6 và 2.7 mỗi port điều khiển kích 1 relay và 1 led báo.
•
•
• Hình 5.4: Sơ đồ nguyên lý khối điều khiển
• 5.2.2 Nguyên lý hoạt động của khối
• Khi nhận tín hiệu từ chân ra của VĐK transistor sẽ được kích dẫn làm nguồn đổ từ VCC qua cuộn dây của relay xuống GND nên cặp tiếp điểm luôn hở của relay sẽ đóng lại. Bên cạnh đó sẽ có dòng qua led để báo hiệu.
• Khi không nhận được tín hiệu từ VĐK thì transistor sẽ không hoạt động nguồn từ VCC không đổ được xuống GND nên relay sẽ không đóng cặp tiếp điểm luôn hở.
• Qua các cặp tiếp điểm của relay ta có thể điều khiển thiết bị một cách linh hoạt theo một yêu cầu nào đó.
Chương 6
GIỚI THIỆU RFID READER ACE630 VÀ GIAO TIẾP IC89S52
6.1 Sơ đồ chân và thông số dữ liệu
6.1.1 Sơ đồ và chức năng các chân
Hình 6.1 Sơ đồ và chức năng các chân RFID ACE630
6.1.2 Dữ liệu của RFID
• Tốc độ truyền dữ liệu: 9600Baud
• Nguồn cung cấp: DC 5v (sai số 5%)
• Dòng: <50mA
• Kích thước 41.3mm-22,6mm-9mm.
6.2 Giao tiếp với IC89S52
6.2.1 Cách kết nối với IC89S52
Hình 6.2 Cách kết nối với 89S52
• Nối chân TX của RFID với chân P3_0 của VDK.
• Nối chân RX của RFID với chân P3_1 của VDK. RFID có 2 chế độ hoạt đồng:
1 Truyền 10 ký tự ASCII với 2 ký tự bắt đầu và kết thúc. 2 Truyền 5 byte (1byte Number Code,4 byte Number Keytag)
Thay đổi 2 chế độ này bằng cách cung cấp ngỏ vào ở chân I của RFID. Chế độ 1 thì I=0, chế độ 2 thì I=1.
Ở đây nhóm dung RFID ở chế độ 1.
6.2.2 Nguyên lý hoạt động
Khi có tín hiệu ngắt gửi đến VDK (có thẻ quét vào thì RFID gửi 1 tín hiệu cho VDK) thì chương trình ở VDK sẽ nhảy vào thực hiện chương trình ngắt truyền thông (interrupt 4).
Tại chương trình ngắt thì VDK sẽ nhận từng ký tự do RFID gửi thông qua chân TX xuống bằng chân RX (với kiểu truyền bất đồng bộ tốc độ 9600).
Các ký tự VDK nhận được lưu ở bộ nhớ đệm SBUF sau đó được lấy ra và lưu vào từng biến của một mảng đã khai báo trước.
Sau khi kết thúc chương trình RFID đã gửi cho VDK 12 ký tự, sau đó VDK sẽ xử lý và đưa ra kết quả.
Chương 7
KẾT QUẢ THỰC HIỆN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI
7.1 Kết quả thực hiện
7.1.1 Sơ đổ nguyên lý
Tổng kết từ tất cả các khối trên nhóm thực hiện đề tài đã cho ra mạch nguyên lý dưới đây.
7.1.2 Sơ đồ mạch in
Hình 7.2 Mạch in khối xử lý và hiển thị của mạch
Hình 7.3 Mạch in khối điều khiển
7.1.3 Ưu điểm của mạch
Hệ thống mạch đơn giản và thân thiện với người sử dụng.
7.1.4 Khuyết điểm của mạch
Mạch còn có 1 số khuyết điểm như:
Trong hệ thống có sử dụng chương trình ngắt để nhận diện thẻ nên có một số lỗi khó tránh được ví dụ như trong khi nhập mật khẩu nếu quét thẻ thì chương trình sẽ hiển thị sai. Chỉ được quét thẻ khi vẫn còn ở giao diện chính.
Ngoài ra các dữ liệu đều được lưu trên vi điều khiển nên khi mất nguồn thì các cài đặt thêm đều bị mất.
Mặt khác với 10 chữ số từ 0 đến 9 thì mức độ bảo mật chưa cao lắm. Ta có thể sử dụng các ký tự như a, b, c và thêm các ký tự đặc biệt để tăng tính bảo mật cho hệ thống.
Do là thiết kế đầu tiên nên không thể tránh khỏi những lỗi nhất định. Nhóm thực hiện đề tài xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và hướng dẫn của các thầy giáo và các bạn trong thời gian vừa qua. Mong rằng sẽ nhận được nhiều đóng góp ý kiến để bản thiết kế này và những bản thiết kế sau ngày càng được hoàn thiện hơn.
7.2 Hướng phát triển
Trên cơ sở lí thuyết đã học, nhóm thực hiện đề tài đã thiết kế hệ thống đóng/mở cửa với độ tin cậy có thể chấp nhận được dựa vào chức năng quản lí chương trình bằng mật mã trong máy tính với quy mô đơn giản hơn. Để ứng dụng vào thực tế, hệ thống này còn cần được chỉnh sửa để tăng tính ổn định và kết nối với bộ phận cơ khí đóng mở cửa.
Trong tương lai thì nhóm sẽ tiếp tục cải tiến hệ thống, hoàn thiện các chức năng, sữa các lổi phát sinh, thêm một số các tính năng khác bổ sung để tăng tính bảo mật. Ngày nay thì công nghệ nhận diện bằng dấu vân tay hay khuôn mặt hoặc điều khiển từ xa qua mạng internet hay mạng điện thoại di động ngày càng phát triển, có thể nhóm sẽ vận dụng các công nghệ đó cho việc phát triển ý tưởng này.