2005 về hoạt động MGTM
2.1.1 Cách hiểu của Luật về hoạt động MGTM
Khoản 1, Điều 3, Luật thương mại Việt Nam năm 2005 định nghĩa: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”. Như vậy, hoạt động MGTM, theo cách hiểu của Luật thương mại năm 2005, trước hết là một hoạt động sinh lợi.
Khoản 11, Điều 3, Luật thương mại Việt Nam năm 2005 cho rằng: “Các hoạt động trung gian thương mại là hoạt động của thương nhân để thực hiện các giao dịch thương mại cho một hoặc một số thương nhân được xác định, bao gồm hoạt động đại diện cho thương nhân, mơi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa và đại lý thương mại”. Từ đó suy ra, theo cách hiểu của Luật này, hoạt động mơi giới thương mại là một loại hình của hoạt động trung gian thương mại, bên thuê môi giới và bên môi giới đều là thương nhân. Thương nhân, theo khoản 1, Điều 6, Luật thương mại Việt Nam năm 2005, “bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập một cách hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xun và có đăng kí kinh doanh”.
Điều 150 Luật thương mại Việt Nam năm 2005 quy định: “Môi giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là bên mơi giới) cho các bên mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới”. Trong hoạt
động mơi giới, bên mơi giới nhân danh chính mình để giao dịch với các bên được mơi giới, là người trung gian cho các bên tiến hành giao dịch thương mại, giúp các bên cơ hội gặp gỡ, đàm phán, ký kết hợp đồng và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ có liên quan đến các giao dịch thương mại.
Luật thương mại năm 1997 có quy định về mơi giới tại Mục 4, Chương 2 (Hoạt động thương mại), bao gồm các điều từ 93 đến 98. Luật thương mại năm 2005 quy định về môi giới thương mại từ Điều 150 đến Điều 154. So với luật thương mại năm 1997, Luật thương mại năm 2005 đã bỏ Điều 94 quy định về Hợp đồng môi giới; nghĩa vụ của bên môi giới thương mại được quy định tại Điều 151 Luật thương mại năm 2005, thay cho Điều 95 và Điều 96 Luật thương mại năm 1997. Luật thương mại năm 2005 cũng quy định về Quyền hưởng thù lao môi giới tại Điều 153; quy định về Thanh tốn chi phí phát sinh liên quan đến việc môi giới tại Điều 154; bổ sung thêm Điều 152 về Nghĩa vụ của bên được môi giới.
2.1.2 Các quy định cụ thể về hoạt động MGTM
Luật thương mại Việt Nam năm 2005 quy định cụ thể về hoạt động môi giới thương mại tại Mục 2, Chương V, các điều từ 150 đến 154; ngoài ra tại mục 3, chương II cịn có các điều 69, 70, 71 quy định về Thương nhân mơi giới mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa.
Luật thương mại năm 2005 đề cập đến nghĩa vụ của bên môi giới thương mại, nghĩa vụ của bên được môi giới, quyền hưởng thù lao mơi giới và việc thanh tốn chi phí phát sinh liên quan đến việc môi giới.
Theo Điều 151, Luật thương mại Việt Nam năm 2005, bên MGTM có các nghĩa vụ sau đây (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác):
Bảo quản mẫu hàng hóa, tài liệu được giao để thực hiện việc mơi giới và phải hồn trả cho bên được mơi giới sau khi hồn thành nghĩa vụ môi giới;
Không được tiết lộ, cung cấp thông tin làm phương hại đến lợi ích của bên được mơi giới;
Chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của các bên được môi giới, nhưng không chịu trách nhiệm về khả năng thanh tốn của họ;
Khơng được tham gia thực hiện hợp đồng giữa các bên được môi giới, trừ trường hợp có ủy quyền của bên được mơi giới.
Quy định về nghĩa vụ của bên MGTM như trên chỉ mang tính tương đối. Trên thực tế, rất khó kiểm sốt việc bên mơi giới có tiết lộ thơng tin gây hại đến quyền lợi của bên được môi giới hay không. Hơn nữa, do bên môi giới chỉ chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của bên được môi giới, việc xác định khả năng thanh tốn sẽ thuộc về bên được mơi giới – là bên cần bán (mua) hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên, q trình đàm phán các điều kiện giao dịch thường được tiến hành thông qua người môi giới, các bên được môi giới thường gặp gỡ nhau vào giai đoạn ký kết hợp đồng – khi các điều kiện giao dịch cơ bản đã được thống nhất. Điều này gây bất lợi cho người bán trong việc kiểm tra khả năng thanh toán của người mua, lại gây sức ép tâm lý dẫn đến người bán có thể vẫn đồng ý ký hợp đồng khi chưa chắc chắn về khả năng thanh toán của người mua.
Tương ứng với nghĩa vụ của bên MGTM, bên được mơi giới cũng có các nghĩa vụ sau đây (Điều 152, Luật thương mại Việt Nam năm 2005):
Cung cấp các thông tin, tài liệu, phương tiện cần thiết liên quan đến hàng hóa, dịch vụ;
Trả thù lao mơi giới và các chi phí hợp lý khác cho bên mơi giới. Trong mối quan hệ với các luật chuyên ngành như Bộ luật hàng hải năm
2005, Luật kinh doanh bất động sản năm 2006…, Luật thương mại năm 2005 là luật chung, cũng là luật hiếm hoi đề cập đến nghĩa vụ của bên được môi giới.
Theo Điều 153, nghĩa vụ trả thù lao môi giới, hay quyền hưởng thù lao môi giới phát sinh từ thời điểm các bên được môi giới đã ký hợp đồng với
nhau. Nếu các bên khơng có thỏa thuận riêng, mức thù lao mơi giới sẽ được xác định theo Điều 86 của Luật thương mại năm 2005.
Điều 86 của Luật này cho phép xác định giá dịch vụ mơi giới trong trường hợp khơng có thỏa thuận về giá và phương pháp xác định giá dịch vụ, cũng như khơng có bất kì chỉ dẫn nào khác. Khi đó giá dịch vụ mơi giới được xác định theo giá cả của dịch vụ môi giới trong các điều kiện tương tự về phương thức và thời điểm cung ứng, thị trường địa lý, phương thức thanh toán và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá dịch vụ.
Bên được mơi giới khơng chỉ có nghĩa vụ trả thù lao cho bên môi giới khi việc môi giới thành công. Kể cả khi hợp đồng giữa bên được môi giới và bên thứ ba không được ký kết, bên được mơi giới vẫn phải thanh tốn các chi phí phát sinh hợp lý liên quan đến việc mơi giới, trừ trường hợp có thỏa thuận khác (Điều 154). Nghĩa là, cho dù việc môi giới không mang lại kết quả, bên môi giới vẫn chắc chắn thu hồi được những “chi phí phát sinh hợp lý” mà họ đã bỏ ra để thực hiện công việc môi giới. Vấn đề nằm ở chỗ, thế nào là “chi phí phát sinh hợp lý”? Luật thương mại Việt Nam năm 2005 hồn tồn khơng quy định về vấn đề này, do đó, cách hiểu thế nào tùy thuộc vào bên môi giới, bên được môi giới và người giải quyết tranh chấp (nếu có tranh chấp xảy ra).
Các Điều 69, 70, 71 là những quy định về thương nhân hoạt động mơi giới thương mại tại Sở giao dịch hàng hóa. Các quy định này chặt chẽ hơn so với quy định dành cho thương nhân mơi giới nói chung (ở Mục 2, chương V, Luật thương mại Việt Nam năm 2005) và tập trung vào những hành vi bị cấm đối với thương nhân mơi giới mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa.