Những khoảng trống về lý luận và thực tiễn trong các cơng trình đã nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luan-an-Trinh-Thi-Thuy (Trang 33 - 34)

phương diện như: tín dụng, tái cơ cấu, thanh tra, giám sát, xử lý nợ xấu của NHTW đối với hệ thống NHTM,...

- Đánh giá về thực trạng hoạt động của các NHTM Việt Nam trong thời gian qua;

- Nghiên cứu về tính độc lập của NHTW ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của các hệ thống ngân hàng nói chung và các NHTM nói riêng cũng như chỉ ra xu hướng chuyển đổi mơ hình NHTW ở các nước trên thế giới hiện nay;

- Đề xuất các giải pháp quản lý nhà nước đối với các NHTM trên một số phương diện tái cơ cấu, thanh tra, giám sát, quản trị rủi ro,...

1.3.2. Những khoảng trống về lý luận và thực tiễn trong các cơng trình đãnghiên cứu nghiên cứu

Về mặt lí luận, hiện chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, cũng như chưa xây dựng được cơ sở khoa học trong quản lý nhà nước đối với NHTM trên các phương diện: xây dựng thể chế, định hướng tổ chức bộ máy, phát triển nguồn nhân lực, tái cơ cấu và thanh tra giám sát. Có thể nói, hệ thống ngân hàng thương mại đóng vai trị đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế, nhất là giai đoạn hội nhập về mặt tài chính – tiền tệ ngày càng sâu rộng. Sự ảnh hưởng của các định chế tài chính lớn như Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đối với xu hướng phát triển thị trường tài chính- tiền tệ đã tác động trực tiếp đến tất cả các quốc gia, vì thế rất cần có sự tham gia của nhà nước vào quá trình định hướng, dẫn dắt và hỗ trợ đối với các NHTM.

- Thực tế đã có một số cơng trình nghiên cứu về lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước đối với các NHTM dưới những góc độ khác nhau, nhưng chưa nghiên cứu quản lý nhà nước đối với các NHTM trong điều kiện nền KTTT hội nhập khu vực và quốc tế. Khơng chỉ có vậy, những nghiên cứu này chưa đặt hoạt động quản lý nhà nước đối với NHTM trong điều kiện cụ thể của Việt Nam là phát triển nền KTTT định

hướng XHCN. Có thể thấy, trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam hiện đang trở thành đối tác tích cực tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế này, do vậy hệ thống thể chế, chính sách quốc gia cũng cần phải thay đổi cho phù hợp với xu thế chung, nhất là những cam kết mang tính ràng buộc khi Việt Nam trở thành thành viên của các tổ chức kinh tế - tài chính quốc tế này. Nếu được tiếp cận từ góc độ trên, chúng ta sẽ có cách nhìn khách quan, tồn diện về quản lý nhà nước đối với các NHTM, cũng như thấy được sự cần thiết phải đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp quản lý vĩ mơ của các cơ quan Nhà nước.

- Kết quả đề xuất giải pháp trong các nghiên cứu đã có mới chỉ dừng lại ở mức độ định hướng phát triển chung trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng hay mang tính chun mơn sâu đối với từng nghiệp vụ ngân hàng. Các đề xuất này chưa mang tính tồn diện và hệ thống trên phương diện quản lý vĩ mô của nhà nước đối với các NHTM trong giai đoạn hiện nay, cũng như chưa định hướng mang tính chiến lược dài hạn về quản lý nhà nước đối với ngành Ngân hàng nói chung và NHTM nói riêng. Đứng trước xu thế tồn cầu hóa, hội nhập kinh tế- tài chính ngày càng sâu rộng và sự biến đổi khó lường của nền kinh tế thế giới, đòi hỏi chúng ta phải thay đổi mạnh mẽ cả về tư duy và thể chế để tạo dựng môi trường pháp lý đồng bộ cho hoạt động của hệ thống NHTM ngày càng hiệu quả.

Một phần của tài liệu Luan-an-Trinh-Thi-Thuy (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(198 trang)
w