Giải pháp về thị trường

Một phần của tài liệu LuanAn (Trang 148 - 150)

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG CGHNN Ở TỈNH HÀ TĨNH

4.2. Các giải pháp chủ yếu đẩy mạnh CGHNN tỉnh Hà Tĩnh

4.2.4. Giải pháp về thị trường

4.2.4.1. Mục tiêu giải pháp

Hình thành và phát triển thị trường cơ giới hóa ở trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, mà ở đó các quan hệ trao đổi, mua bán các loại máy móc, thiết bị cơ giới cũng như các dịch vụ cơ giới theo đúng nghĩa của cơ chế thị trường, đảm bảo tính cạnh tranh và phát triển.

4.2.4.2. Giải pháp thực hiện

a. Phát triển thị trường cung ứng máy nông nghiệp

- Cũng giống như các địa phương khác trong vùng, ở Hà Tĩnh chưa có doanh nghiệp sản xuất, chế tạo và lắp ráp các loại máy nông nghiệp và phương tiện cơ giới trong lĩnh vực sản xuất nơng nghiệp. Thay vào đó là việc hình thành các doanh nghiệp, đại lý phân phối các sản phẩm máy nông nghiệp của các hãng sản xuất đến từ Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan và một số nước khác, trong đó chủ yếu là Nhật Bản. Như đã đề cập ở chương 3, thị trường cung ứng các loại máy nông nghiệp về cơ bản đã được hình thành, tạo điều kiện thuận lợi để người dân địa phương tiếp cận mua sắm tại chỗ, khắc phục được tình trạng các hộ có nhu cầu đầu tư máy nơng nghiệp phải đến các địa phương khác ngoài tỉnh. Tuy nhiên, số lượng các doanh nghiệp tham gia vào thị trường này mới có 3 đơn vị, và chủ yếu tập trung ở thành phố Hà Tĩnh. Việc bảo hành, sửa chữa và khác phục các sự cố kỹ thuật của máy là rất khó khăn do khoảng cách đi lại q xa.

Chính vì vậy, trong thời gian tới, Hà Tĩnh cần có các cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng phạm vi hoạt động đến các huyện trong tỉnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân cũng như chính các doanh nghiệp này thực hiện các giao dịch trong mua bán và các hoạt động hậu cần khác.

- Cần có sự liên kết chặt chẽ với các ngành chức năng như Sở Công thương, Sở NN&PTNT; Trung tâm khuyến nông của tỉnh và các doanh nghiệp cung ứng máy nông nghiệp để tổ chức hội thảo, giới thiệu các loại máy móc, thiết bị hiện đại đến với

đơng đảo người nơng dân. Bên cạnh đó các doanh nghiệp này cũng cần có sự phối hợp với các NHTM để xây dựng cơ chế bán hàng linh hoạt, tiện lợi, có hệ thống đại lý rộng khắp và phải có những điểm sửa chữa, bảo hành phục vụ người dân.

- Để thị trường này hoạt động được ổn định và đảm bảo tính cạnh tranh, tỉnh Hà Tĩnh cần phải tăng cường công tác quản lý thị trường, đặc biệt là thị trường cung ứng các loại máy cũ không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc các loại máy móc khơng đảm bảo về tiêu chuẩn, kỹ thuật nhằm hạn chế những rủi ro đối với người dân địa phương. Kết quả nghiên cứu ở chương 3 cho thấy, hầu hết các loại máy nông nghiệp được người dân sử dụng hiện nay bao gồm các loại máy mới và máy cũ; máy được sản xuất trong nước và có các loại máy nhập khẩu từ nước ngồi. Đặc biệt, nhiều loại máy cũ đã qua sử dụng như máy làm đất, máy gặt đập liên hợp đều không được kiểm định chất lượng, gây ảnh hưởng đến năng suất làm việc cũng như tăng chi phí sửa chữa. Chính vì vậy, các ngành liên quan như Sở Cơng thương; Sở NN&PTNT cần có cơ chế phối hợp để tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh các loại máy nông nghiệp ở trên địa bàn tỉnh nhằm phát triển nguồn cung máy nông nghiệp đảm bảo chất lượng.

b. Phát triển thị trường dịch vụ cơ giới

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã xuất hiện nhiều nông hộ đầu tư mua sắm máy móc và phương tiện cơ giới để vừa phục vụ sản xuất cho chính gia đình của hộ đó vừa kiêm làm dịch vụ cơ giới cho các nơng hộ khác khơng có điều kiện mua sắm máy móc. Kết quả điều tra khảo sát tại các nơng hộ trồng lúa cho thấy, các hộ có quy mơ diện tích sản xuất lớn đều được trang bị máy cày, máy tuốt lúa và xe tải để vừa phục vụ sản xuất vừa làm dịch vụ cơ giới. Điều này đã được phản ánh qua số liệu thống kê về tỷ lệ hộ thuê dịch vụ cơ giới khá cao từ 80% trở lên. Ở lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp, các hộ trồng rừng đều thuê dịch vụ cơ giới để làm đất và trồng rừng. Trong khi đó, khâu thu hoạch đều được thực hiện bằng cơ giới hóa bởi các thương lái thu mua. Những thương lái này thuê trực tiếp những người chuyên làm nghề chặt hạ và vận chuyển gỗ cây bằng các phương tiện cơ giới của họ như máy cưa, xe tải.

Như vậy, việc hình thành các loại hình dịch vụ cơ giới này đã cho thấy thị trường dịch vụ cơ giới đã bắt đầu phát triển. Tuy nhiên, để thị trường này phát triển mạnh hơn trong thời gian tới, tỉnh Hà Tĩnh cần ưu tiên hỗ trợ về lãi suất, vốn từ các chương trình, dự án cho chính những hộ có quy mơ sản xuất lớn để vừa tự phục vụ sản

xuất tại hộ của mình vừa kiêm làm dịch vụ cơ giới nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng máy, tạo ra mạng lưới hoạt động rộng khắp ở trên địa bàn tỉnh.

Một phần của tài liệu LuanAn (Trang 148 - 150)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(161 trang)
w