2. Hệ thống các ngân hàn gở Singapore
2.4.2 Chính sách tỷ giá
Tính dễ biến động của tỷ giá làm mọi người ngạc nhiên. 20 năm trước đây thì các nhà kinh tế cho rằng tỷ giá được xác định trên thị trường tự do thì không dẫn đến những biến động kinh tế lớn. Kinh nghiệm phát triển của Singapore đã không nói lên điều đó.
Tỷ giá hối đoái luôn bị tác động bởi tình hình lạm phát trên thị trường nội địa và thị trường thế giới. Nhà nước đã tiến hành điều chỉnh tỷ giá hối đoái theo cơ chể thị trường, điều chỉnh một cách có quy mô và tác dụng rộng lớn. Vừa
làm cho các nhà đầu tư dễ thích nghi, vừa phù hợp với tình hình kinh tế. Và luôn đem lại kết quả tốt trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt là hoạt động trên thị trường ngoại hối.
2.5. Những yếu tố làm nên thành công:
Bài học từ khủng hoảng tài chính châu Á:
Là một trong những quốc gia "chèo chống" thành công con thuyền kinh tế
vượt qua khủng hoảng tài chính, Singapore mang theo mình nhiều bài học xương máu và kinh nghiệm đáng tham khảo và học hỏi trong việc thiết lập chính sách khôn ngoan cũng như mạnh dạn tiến hành những biện pháp tài chính đúng đắn trên cơ sở ngắn hạn và dài hạn, đưa Singapore trở thành trung tâm ngân hàng tài chính vững mạnh.
• Khủng hoảng Châu Á năm 1997: Ngòi nổ bắt nguồn từ Thái Lan
Đồng Bạt sụt giá đột ngột tại Thái Lan, giảm tới 15%, gây kinh hoàng cho nhiều người. Thực ra, các nhà quan sát, trong đó có IMF, đã cảnh báo Thái Lan về vực thẳm kinh tế trước mắt, nhưng không ai lường trước được độ nghiêm trọng của nó, cũng như việc cơn bão khủng hoảng lại có thể lan sang các nước Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia và Philippines. Ngay cả những nền
kinh tế có nền tảng vững chắc như Hong Kong, Singapore và Đài Loan cũng hứng chịu đợt khủng hoảng này.
Trong cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997, cũng như các nước khác, khủng hoảng kinh tế đã kéo đồng SDG sụt giá trầm trọng (tới ngày 7/1/1998 đã giảm từ tỉ giá 1.43 đô/đô la Mỹ xuống còn 1.75 đô/đô la Mỹ, giảm 18.3% trong vòng có 6 tháng); ảnh hưởng xấu đến thị trường chứng khoán cũng như bất động sản, khiến ngành tài chính suy yếu và tăng tỉ lệ thất nghiệp, cho dù Singapore từ lâu vốn là trung tâm kinh tế tại Đông Nam Á. Vậy nhân tố gì đã giúp Singapore vượt qua đợt khủng hoảng này và khôi phục kinh tế?
Bốn trụ cột chính của nền kinh tế
Khả năng chống chọi của Singapore trước cú sốc kinh tế có thể được lí giải bởi bốn nền móng mà Singapore đã dày công xây dựng từ nhiều năm trước. Đó là (1) nỗ lực duy trì nền móng kinh tế vững chắc, với trọng tâm phát triển ngành ngân hàng; (2) sự tiếp thu một hệ thống hối đoái có hiệu quả (đồng đô la được giám sát dựa vào một rổ tiền tệ theo tỷ trọng thương mại chứ không theo một đơn vị tiền tệ nhất định, vì thế giảm các nguy cơ rủi ro); (3) sự thiết lập hệ thống lương có thể điều chỉnh được; và (4) sự kiểm soát việc cho vay đô la Singapore của các ngân hàng.
Chính sách đối phó khôn ngoan
Khủng hoảng tài chính châu Á xói mòn khả năng cạnh tranh của Singapore, vì vậy, chính sách và ngân sách nhanh chóng được điều chỉnh để phù hợp với hoàn cảnh mới, với phương châm linh hoạt, kịp thời và thực tế.
Kế hoạch ngắn hạn
Từ tháng 7 năm 1997, Uỷ ban Tiền tệ Singapore (MAS) đã thi hành một số chính sách tiền tệ để hỗ trợ cho nền kinh tế đang xuống dốc như việc cho phép đôla Singapore lên xuống trong phạm vi rộng hơn do những bất ổn trong thị trường tài chính. Do thoát được sức ép của lạm phát trong nước, MAS "thả" cho đôla Singapore giảm so với đôla Mỹ, theo cùng xu hướng khu vực để đảm bảo vị thế của mình. Tuy nhiên đây chỉ là phản ứng tức thời. Về lâu dài, MAS vẫn giữ vững mục tiêu là quản lí tỉ giá hối đoái để ổn định mức giá cả. Cùng với sự hồi phục của nền kinh tế dựa theo lí do khách quan (chu kì kinh tế luôn hồi phục sau mỗi lần khủng hoảng), MAS đã chuyển chính sách hối đoái về trạng thái trung hòa, và từ đầu năm 1999, giá trị của đồng đôla Singapore (dựa trên một rổ tiền tệ theo tỷ trọng thương mại) đã phục hồi lại mức tiền khủng hoảng, mặc dù nền kinh tế vẫn vận hành dưới mức tiềm năng cao nhất của nó.
Chiến lược dài hạn
Cho dù tiền tệ, chứng khoán và địa ốc trong nửa cuối năm 1997 đặt ra nhiều sức ép, chính phủ Singapore vẫn chưa can thiệp trực tiếp. Rõ ràng, ngân khố giành cho năm 1998 đã chưa đánh giá hết mức độ nghiêm trọng của khủng hoảng kinh tế trong vùng. Điều này có thể là do các nhà chức trách quá tự tin vào những hoạt động mang giá trị cao và nền kinh tế công nghiệp hóa với trọng tâm xuất khẩu hàng điện tử.
Giữa năm 1998, chính phủ Singapore đã ban hành 2 tỉ SDG ngoài ngân sách, với mục tiêu chính là để (1) giảm chi phí kinh doanh, giảm thuế và các khoản
đóng góp cho chính phủ, (2) tài trợ cho các dự án phát triển và đào tạo kĩ năng cho các doanh nghiệp trong nước nhằm củng cố hạ tầng kinh tế, và (3) ổn định thị trường địa ốc bằng cách ngừng các hoạt động mua bán đất công cho đến cuối năm 1999.
Về phía các hộ dân, nhà nước cũng giảm phí thuê đối với các hộ tập thể, và trợ giúp trong việc cầm cố. Các nỗ lực này đã thể hiện trong việc giá nhà đất ổn định trở lại vào nửa cuối năm 1998. Vẫn chưa đủ để cứu vãn tăng trưởng GDP đang tuột dốc và nạn thất nghiệp leo thang, một đợt "cứu trợ" mới lại được tiến hành vào tháng 11/1998, với tổng trị giá 10,5 tỉ đôla Singapore, nhằm mục đích giảm chi phí kinh doanh xuống thêm 15% nữa. Đến năm tài chính 1999, chính phủ Singapore áp dụng chính sách tài chính mở rộng, với trọng tâm là giáo dục và cơ sở hạ tầng. Kết quả đã khá khả quan. Tính toàn bộ năm 1999, Singapore đã đạt được mức tăng trưởng đáng nể là 5.4%.
• Khủng hoảng tài chính năm 2008- bắt nguồn từ Hoa kỳ
Một cuộc khủng hoảng bao gồm sự đổ vỡ hàng loạt hệ thống ngân hàng, tình trạng đói tín dụng, tình trạng sụt giá chứng khoán và mất giá tiền tệ quy mô lớn ở nhiều nước trên thế giới. Mặc dù không tránh khỏi tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhưng Singapore chống trọi vươn lên đạt được những thành tựu đáng kể nhờ vào nỗ lực thực hiện 3 cột trụ trong chính sách của mình là “duy trì sự lành mạnh và an toàn của các định chế tài
chính, đảm bảo cho thị trường hoạt động một cách nhịp nhàng và duy trì niềm tin của các nhà đầu tư.”
Diễn biến của nền kinh tế nước này với những nhận định cho rằng nền kinh tế Singapore đã chịu sự tác động mạnh mẽ, bởi lẽ các ngành chế tạo máy móc, giao thông vận tải, hậu cần và thương mại bán buôn của nước này gắn chặt với chu chuyển thương mại khu vực cũng như toàn cầu. Kết quả là tính đến hết quý 1 năm 2009, nền kinh tế Singapore đã gánh chịu tổn thất nặng nề nhất trong lịch sử phát triển của mình với sự sụt giảm sản phẩm ở mức 10%. Hoạt động đầu tư cũng bị cuộc khủng hoảng tác động nghiêm trọng. Tính đến thời điểm 31/3/2009, Cơ quan tiền tệ Singapore gọi tắt là MAS đã bị tổn thất ròng 9,2 tỷ đô la Singapore tương đương với 3,5% tổng tài sản bình quân của MAS, trong khi chỉ một năm trước đó lại thu được khoản lợi nhuận 7,44 tỷ đô la Singapore. Do vậy mà MAS phải gánh chịu khoản tổn thất nặng nề tới 80% thành quả của 2 năm trước đó do hậu quả của cuộc khủng hoảng gây ra. Mức độ tổn thất đã được giảm thiểu do MAS đã tăng khối lượng thanh khoản trong danh mục của MAS vào đầu năm 2008 trong bối cảnh xảy ra những diễn biến bất thường. Với sự tăng trưởng mạnh mẽ của các thị trường tài chính sau khi kết thúc năm tài khóa, giá trị tài sản ngoại tệ của MAS đã tăng lên đáng kể và đã thu hồi lại hơn một nửa khoản tổn thất ở trong nước.
MAS đã làm gì để vượt qua tác động của cơn bão táp khủng hoảng toàn cầu ? Thứ nhất:
MAS tập trung vào việc duy trì sự lành mạnh và an toàn của các định
chế tài chính ở Singapore bằng việc tăng cường hoạt động thanh tra giám sát các định chế tài chính một cách thường xuyên, tiến hành các cuộc thảo luận với hội đồng quản trị , ban giám đốc và các nhà kiểm toán của các định chế
tài chính, riêng đối với các định chế nước ngoài thì thực hiện đối thoại đều kỳ với các cơ quan quản lý và các cán bộ kiểm toán tại quốc gia xuất xứ của các định chế này. Việc kiểm tra tình trạng khó khăn các định chế tài chính lớn là một trong những công cụ thanh tra giám sát chủ chốt đã từng được sử dụng thường xuyên ngay cả trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng. Chính trong thời gian xảy ra khủng hoảng, công cụ này lại càng được quan tâm hơn. Đợt kiểm tra gần đây nhất tại các ngân hàng và các công ty bảo hiểm nhân thọ đã được thực hiện vào quý 1/2009 . Do các ngân hàng, các công ty bảo hiểm nhân thọ có nguồn vốn phong phú và lành mạnh về tài chính, cho nên mục đích của các đợt kiểm tra không nhằm vào việc xác định họ cần tăng thêm bao nhiêu vốn, mà thay vào đó nhằm cho phép MAS xác định xem các ngân hàng và các công ty bảo hiểm nhân thọ đứng vững đến mức nào trong các tình huống khó khăn nghiêm trọng. Mục đích thứ hai là nhằm tập trung đánh giá xem sự quan tâm của các định chế tài chính trong việc quản lý rủi ro và duy trì sự vững mạnh của thanh khoản, thu nhập và nguồn vốn để trở nên lành mạnh về tài chính trong quá trình suy giảm kinh tế.
Thứ hai:
Thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo cho thị trường hoạt động một cách nhịp nhàng. Thị trường tiền tệ liên ngân hàng của Singapore không trải qua cơn tai biến làm phương hại đến thị trường LIBOR. Tuy nhiên, việc mở rộng cửa thị trường của đất nước này có nghĩa là họ không thể “miễn dịch” khỏi tình trạng bất ổn tại các khu vực khác trên toàn cầu. MAS đã đảm bảo với các định chế tài chính rằng các định chế này có thể tiếp cận nguồn thanh khoản đô la Singapore và đô la Mỹ bằng 3 kênh khác nhau. MAS đã duy trì
được thanh khoản ở mức độ cao hơn trong hệ thống ngân hàng. MAS đã lập ra “Thể thức thường trực” để cho phép tất cả các ngân hàng được tiếp cận Hệ thống thanh toán điện tử của MAS, tạo điều kiện cho các ngân hàng dùng các quỹ đô la Sinagopre để mua lại đồng đô la Singapore từ MAS. Cuối cùng, MAS cũng đã ký thỏa thuận hoán đổi trị giá 30 tỷ đô la Mỹ với Cục dự trữ liên bang Hoa kỳ, và thỏa thuận này được kéo dài đến tận 1/2/2010.
Thứ ba:
Triển khai các biện pháp để duy trì lòng tin của các nhà đầu tư, trên
cương vị Singapore là một trung tâm tài chính quốc tế. Ngày 16/10/2008, Chính phủ Singapore đã cho công bố kế hoạch bảo đảm cho các khoản tiền gửi của cá nhân và các khách hàng phi ngân hàng được cấp phép hoạt động tại Singapore. Kế hoạch này nhằm mục đích đảm bảo duy trì một sân chơi quốc tế bình đẳng cho mọi ngân hàng ở Singapore và thể hiện niềm tin của Chính phủ vào tính lành mạnh và an toàn của hệ thống tài chính, đồng thời tạo ra tác dụng duy trì lòng tin của các nhà đầu tư và những người gửi tiền vào hệ thống ngân hàng của quốc gia này.
Kết quả là những số liệu gần đây nhất cho thấy nền kinh tế Singapore phục
hồi mạnh mẽ trong quý 2/2009. Sự phục hồi này cần phải được nhìn nhận trong bối cảnh hoạt động kinh tế tại nước này bị suy giảm mạnh trong quý 4/2008 và quý 1/2009. Do vậy, các doanh nghiệp đã bắt đầu tích lũy hàng hóa tồn kho tới mức vượt quá yêu cầu bền vững và nhất quán với nhu cầu cơ bản, mà nhu cầu đó đã ổn định phần nào trong bối cảnh nới lỏng các điều kiện tài chính. Trong hệ thống tài chính trong nước, một số lĩnh vực hoạt động đã thu
được thành quả trong quý 2/2009. Tâm lý nhà đầu tư được cải thiện đã làm cho doanh số thị trường chứng khoán tăng lên và số liệu gần đây nhất cho thấy các khoản vay phi ngân hàng trong nước được duy trì ở mức chắc chắn. Những bài học xương máu
Đầu tiên, nền tảng vững chắc đã hỗ trợ cho Singapore vượt qua "cơn bão" đổ bộ lên khu vực châu Á. Với tỉ lệ tiết kiệm cao, nguồn vốn dự trữ lớn, lưu lượng đầu tư trực tiếp từ nước ngoài cao, tỉ lệ nợ gần như không tồn tại, Singapore đã có khả năng "chịu đòn" cũng như đề ra các biện pháp kịp thời và quyết đoán để chống lại những ảnh hưởng tiêu cực đến từ đợt khủng hoảng.
Thứ hai, khả năng linh hoạt trong việc điều khiển tỉ lệ hối đoái và tiền lương đã giúp Singapore hồi phục tốt hơn phần lớn các nước trong khu vực. Nỗ lực sự dụng nhiều chiến lược cùng một lúc (kết hợp với chính sách tài chính và tiền tệ), Singapore không những tránh được tình huống xấu nhất của khủng hoảng, mà còn "rải" gánh nặng cải biến lên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế.
Thứ ba, các nhà chức trách Singapore từ lâu đã được người ta biết tới về phẩm chất kiên định và có uy tín cao. Chính vì thế, những thay đổi trong kế hoạch ngắn hạn không làm thị trường nghi ngờ việc "chung thủy" của Singapore với những mục tiêu dài hạn.
Cuối cùng, Singapore đã cho thấy thành công trong việc tự do hóa tài chính, và chính điều này đã giữ vững vị trí trung tâm của Singapore trong ngành tài chính, ngay cả vào những giờ phút khó khăn. Đây cũng là thế mạnh
của nền kinh tế Singapore, đưa đất nước này vượt qua mọi đợt tấn công tiền tệ.
Cũng có thể cho rằng, sự thành công của hệ thống ngân hàng là do các chính sách khuyến khích tiết kiệm, thắt lưng buộc bụng của chính phủ Singapore. Thông qua tiền gửi tiết kiệm bắt buộc vào quỹ dự phòng trung ương. Tỷ lệ tiền gửi tiết kiệm đã tăng dần từ 10% năm 1955 lên tới 50% vào năm 1984, tiền gửi được Nhà nước bảo hiểm. Số tiền gửi được lĩnh khi rút ra 1 phần. Chính sách tiết kiệm bắt buộc đã góp phần làm giàu nền kinh tế Singapore.
Singapore cũng như những thành phố và quốc gia khác London, New York, Thụy Sỹ, Hồng Kông... đã trở thành trung tâm tài chính của thế giới và khu vực châu Á không phải bởi họ là những vận động viên trực tiếp tham gia các cuộc đua. Đơn giản là họ đã kiến tạo nên các sân vận động, các đường đua để giới tài chính quốc tế đổ về đó kinh doanh và tạo ra lợi nhuận.
PHẦN 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỚI VIỆT NAM 3.1. Một vài nét mối quan hệ Việt Nam- Singapore:
Cả hai quốc gia trên đều phải chịu một quãng thời gian đô hộ tương đối dài của các nước thực dân và trải qua rất nhiều những cuộc chiến trong suốt giai đoạn thế chiến thứ hai. Với Singapore, thực dân Anh và sau đó là phát xít Nhật đã làm chủ đất nước này về kinh tế, chính trị, xã hội cho tới tận năm 1959 mới giành được độc lập. Còn ở Việt Nam, đó là quãng thời gian nắm
chính quyền của thực dân Pháp, phát xít Nhật rồi sau đó là cuộc chiến tranh 2 miền Nam Bắc mãi cho tới năm 1975 mới có được sự thống nhất chung.
Đi theo nền kinh tế thị trường: Cả Việt Nam và Singapore đều nhìn ra