Nghiên cứu chế tạo hệ thống cung cấp LPG trên động cơ AVL5402

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nghiên cứu đặc điểm quá trình cháy và hình thành phát thải của động cơ LGG diesel (Trang 82 - 174)

v. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

3.2 Nghiên cứu chế tạo hệ thống cung cấp LPG trên động cơ AVL5402

Bộ điều khiển cung cấp nhiên liệu LPG gọi tắt là ELC (Hình 3.5) được thiết kế, chế tạo để điều khiển lượng nhiên liệu cấp vào động cơ thông qua thời gian mở vòi phun. ELC gồm các khối mạch: Khối nguồn, khối ghi nhận tín hiệu từ cảm biến, khối vi xử lý, khối điều khiển cơ cấu chấp hành và khối kết nối với máy tính. Khối tín hiệu từ các cảm biến cho phép tính toán được lượng nhiên liệu LPG theo các chế độ làm việc của động cơ [76, 77, 78, 85].

Hình 3.5 Bộ điều khiển hệ thống cung cấp LPG (ELC)

Các tín hiệu từ cảm biến tốc độ, cảm biến nhiệt độ, cảm biến lưu lượng, cảm biến chân ga, cảm biến áp suất,... được đưa về bộ điều khiển cung cấp LPG. Bộ vi xử lý sau khi tính toán lượng nhiên liệu cần cấp vào sẽ đưa ra tín hiệu xung để mở vòi phun LPG. Trong quá trình nghiên cứu, việc thay đổi lượng nhiên liệu LPG để tìm ra tỷ lệ tối ưu giữa LPG và diesel được thực hiện thông qua khối kết nối giữa máy tính và bộ điều khiển ELC.

Chương trình điều khiển trong bộ vi xử lý được viết bằng ngôn ngữ lập trình C trên phần mềm CodeVisionAVR [79, 80]. Ngoài ra, để hiển thị các thông số của các cảm biến và điều chỉnh lượng nhiên liệu phun, thay đổi thời điểm phun, bật tắt các công tắc... trong quá trình thí nghiệm thì bộ điều khiển ELC phải được điều khiển từ máy tính. Giao diện xây dựng trên phần mềm được lập trình với ngôn ngữ Borland Delphi [81] cho phép người

-83-

thực hiện thay đổi được các thông số điều khiển theo mục đích đặt ra. Các khối mạch của ELC bao gồm :

-Khối cung cấp nguồn điện cho ELC

Hình 3.6 Sơ đồ nguyên lý tạo nguồn 5V

Khối cung cấp nguồn điện cho ELC gồm có điốt an toàn, các tụ lọc nguồn, IC ổn áp LM7805, đèn LED báo nguồn 5V. Điện áp nguồn 12V được lấy từ ắc qui thông qua công tắc điện và cầu chì chính của mạch, khi bật khóa điện thì nguồn 12V cấp cho mạch nguồn của ELC. Điốt được lắp vào mạch nguồn có tác dụng chống dòng ngược trong quá trình lắp ráp hoặc sử dụng, do đó tránh được dòng ngược đi vào các linh kiện trong mạch làm hỏng các linh kiện. Do các thành phần, linh kiện trong ELC sử dụng điện áp 5V nên điện áp 12V được qua IC ổn áp LM7805 cho ra điện áp 5V (4,98V). Các tụ điện được sử dụng để san phẳng những dao động điện áp nhỏ (nếu có).

-Khối xử lý tín hiệu từ các cảm biến

oXử lý tín hiệu cảm biến tốc độ động cơ

Tín hiệu tốc độ qua IC thuật toán LM358 nhằm tạo ra xung vuông đưa về vi xử lý. Cầu điện trở gồm R23 và R24 có cùng giá trị trở kháng 1K để tạo ra mức điện áp 2,5V. Khi tín hiệu điện áp từ cảm biến tốc độ có biên độ lớn hơn 2,5V thì điện áp ra ở chân số 7 của LM358 ở mức cao (5V), ngược lại khi biên độ điện áp từ cảm biến tốc độ có biên độ nhỏ hơn 2,5V thì

điện áp ra ở chân số 7 ở mức thấp (0V), do đây thực chất là một mạch so sánh không đảo. Tụ lọc C20 có tác dụng lọc nhiễu cho tín hiệu tốc độ.

oXử lý tín hiệu CB đo lưu lượng, áp suất LPG, nhiệt độ LPG và van đóng mở LPG

Việc xác định lưu lượng nhiên liệu LPG rất cần thiết trong quá trình điều khiển hệ thống cung cấp nhiên liệu LPG. Trên hình 3.8, tín hiệu từ cảm biến đo lưu lượng sẽ được đưa về chân CB.LL_LPG, qua mạch chuyển đổi tín hiệu để đưa về vi xử lý thông qua chân

LL_LPG. Các điện trở R1 và R2 có tác dụng điều chỉnh điện áp đưa về vi xử lý. Tụ C1, C2 và điốt D1 có tác dụng chống nhiễu cho tín hiệu.

1 2 12V N G U O N 12V D 1 0 IN 1 2 O U T 3 G N D 7805 U 3 G N D G N D V C C 1 2 5V N G U O N 5V L E D 5V D 9 390R R 30 G N D 470uF C 23 G N D G N D 0.1uF C24 V C C Hình 3.7 Mạch xử lý tín hiệu tốc độ

-84-

Lượng nhiên liệu LPG, cũng như khả năng chuyển hóa từ dạng lỏng sang dạng hơi phụ thuộc rất nhiều vào áp suất của LPG. Đối với cảm biến đo lưu lượng LPG được thiết kế để đo lưu lượng ở chế độ chuẩn (áp suất 1at và nhiệt độ 293K), do đó khi xác định lưu lượng LPG ở điều kiện thực tế cần phải xác định được áp suất để hiệu chỉnh lại lượng LPG đúng với giá trị thực của thí nghiệm.

Tín hiệu từ cảm biến áp suất được đưa về chân CB.Asuat LPG của mạch ELC, thông qua điện trở R4 đưa tới chân Asuat_LPG của vi xử lý. Ban đầu thông qua mạch treo điện áp VCC-R3-R4 sẽ tạo điện áp +5V tại chân vi xử lý Asuat_LPG. Khi lắp cảm biến vào mạch, giá trị áp suất mà cảm biến đo được sẽ làm thay đổi điện áp đưa về vi xử lý. Giá trị điện áp thay đổi tỷ lệ với giá trị áp suất cảm biến đo được.

Hình 3.8 Mạch xử lý tín hiệu lưu lượng và áp suất LPG

Hình 3.9 Mạch xử lý tín hiệu nhiệt độ và công tắc ON/OFF nhiên liệu LPG

Giá trị nhiệt độ LPG có tác dụng để điều khiển quá trình hóa hơi của nhiên liệu, đồng thời giá trị này được sử dụng để tính toán chính xác lượng nhiên liệu LPG cung cấp cho động cơ thông qua cảm biến lưu lượng TF-4000. Tín hiệu từ cảm biến nhiệt độ được đưa vào chân CB.NDo_LPG của mạch ELC. Khi giá trị điện trở thay đổi theo nhiệt độ sẽ làm thay đổi giá trị điện áp tại chân CB.NDo_LPG, giá trị này sẽ được đưa vào vi xử lý tại chân

NDo_LPG và được chuyển đổi thành tín hệu số thông qua bộ ADC của vi xử lý để xác định được giá trị nhiệt độ tương ứng. Quá trình cung cấp LPG trước khi đưa vào bộ hóa hơi được điều khiển thông qua tín hiệu On/Off từ công tắc bên ngoài hoặc thông qua tín hiệu từ máy tính.

oTín hiệu cảm biến đo lưu lượng và nhiệt độ khí nạp

Dựa vào đặc tính mối quan hệ giữa điện áp và lưu lượng đi qua cảm biến để tính được sự thay đổi điện áp tại chân CB.LL_Khi_nap từ đó tính được điện áp tương ứng tại chân LL_Khi_nap tại vi xử lý và thông qua bộ chuyển đổi ADC của vi xử lý sẽ xác định được giá trị số tương ứng. Trên cảm biến đo lưu lượng khí nạp thường được lắp kết hợp với cảm biến đo nhiệt độ khí nạp. Đối với cảm biến này, giá trị điện trở của cảm biến thay đổi theo nhiệt độ của khí nạp, thông qua mạch điện áp trên hình 3.10 xác định được giá trị điện áp tương ứng tại chân NDo_Khi và thông qua bộ chuyển đổi ADC sẽ xác định được

-85-

giá trị số tương ứng. Các tụ điện và điốt trên hình 3.10 có tác dụng chống nhiễu cho tín hiệu từ cảm biến đưa về vi xử lý.

Hình 3.10 Mạch xử lý tín hiệu lưu lượng và nhiệt độ khí nạp

oTín hiệu cảm biến chân ga và tín hiệu không tải

Hình 3.11 Mạch xử lý tín hiệu vị trí chân ga và tín hiệu không tải

Mức tải của động cơ được xác định thông qua tín hiệu cảm biến chân ga. Tín hiệu cảm biến chân ga (VT_Chan_Ga) được lấy từ cảm biến vị trí chân ga (CB.VT Chan_ga) (Hình 3.11, trái), thông qua mạch điều điện áp VCC-R7-R8. Tín hiệu điện áp thay đổi từ 0 đến 5v sẽ qua mạch chuyển đổi sang tín hiệu số ADC (0 đến 1024) để vi xử lý xác định được tỷ lệ phần trăm chân ga. Các tụ C7, C8 và điốt D3 có tác dụng chống nhiễu. Tín hiệu không tải cũng được đưa về chân Khong_tai của mạch ELC (Hình 3.11, phải), thông qua mạch điều chỉnh điện áp VCC-R11-R12, tín hiệu được đưa về chân IDL của vi xử lý. Đây là chân ghi nhận tín hiệu On/Off của vi xử lý nhằm xác định đúng trạng thái không tải của động cơ để cấp lượng LPG phù hợp. Tụ C11 và điốt D4 có tác dụng chống nhiễu.

oTín hiệu dự phòng

Để mở rộng tín hiệu đầu vào cho mạch ELC điều khiển hệ thống cung cấp nhiên liệu LPG, trên bản mạch có thiết kế thêm một số chân dự phòng để ghi nhận được các tín hiệu tương tự hoặc các tín hiệu dạng On/Off.

-86-

-Khối điều khiển cơ cấu chấp hành

oĐiều khiển vòi phun LPG

Quá trình điều khiển vòi phun LPG được lập trình trong vi xử lý. Tín hiệu từ vi xử lý điều khiển vòi phun thông qua chân

DK_phun (Hình 3.13). Điện áp tại chân điều khiển DK_phun luôn ở hai mức 0V hoặc 5V. Trong khi đó điện áp để đóng mở vòi phun là 12V. Do đó, để mở được vòi phun thì tín hiệu điều khiển phải điều khiển để đóng mở transitor (dạng MOSFET) IRF540N. Khi điện thế 5V từ vi xử lý được

đưa ra chân DK_phun và truyền tới cực G của IRF540N, thì transistor dạng MOSFET sẽ được phân cực thuận làm thông mạch qua IRF540N, nhờ đó điện áp +12V đi qua cuộn dây của vòi phun tới chân Phun_LPG và đến chân mát GND, tạo ra dòng điện đi qua cuộn dây của vòi phun và sinh ra lực điện từ để nâng kim phun của vòi phun LPG.

Quá trình phun kết thúc khi tín hiệu điện áp từ vi xử lý đưa ra chân DK_phun là 0V. Khi đó IRF540N không thông mạch, dẫn đến dòng điện đi qua vòi phun bị cắt, lúc này lực điện từ của cuộn dây của vòi phun không thắng được lực lò xo tỳ lên kim phun làm cho kim phun đóng kín vòi phun.

Trên hình 3.13, điện trở R32 có tác dụng giảm dòng tác dụng lên IRF540N, giúp giảm nhiệt tỏa ra từ transitor trong quá trình điều khiển vòi phun. Điện trở R33 có tác dụng giúp cho quá trình ngắn mạch của IRF540N diễn ra nhanh và chính xác hơn. Điốt D11 có tác dụng dập giao động điện áp của vòi phun trong quá trình kết thúc phun, đồng thời có tác dụng ngăn dòng điện đánh thủng tác dụng lên transitor IRF540N.

oĐiều khiển van điện từ đóng mở đường LPG

Trên đường cung cấp nhiên liệu LPG có sử dụng van điện từ để đóng mở quá trình cung cấp nhiên liệu LPG trước khi vào bộ hóa hơi. Quá trình đóng mở được thực hiện từ vi xử lý thông qua tín hiệu từ máy tính gửi vào vi xử lý. Để đóng mở được van điện từ, trên mạch ELC có gắn thêm mạch xử lý tín hiệu điều khiển van điện từ. Mạch xử lý tín hiệu này được thiết kế với nguyên lý tương tự mạch điều khiển vòi phun LPG. Đồng thời ELC còn được trang bị các mạch điều khiển rơle phục vụ các yêu cầu khác nếu cần thiết.

Hình 3.14 Mạch xử lý tín hiệu điều khiển van điện từ và rơle đóng mở LPG

Hình 3.13 Mạch xử lý tín hiệu điều khiển vòi phun LPG

-87-

-Khối vi xử lý ELC

Mạch ELC được thiết kế bao gồm các khối xử lý tín hiệu chính như: 1 vi xử lý loại Atmega32 của hãng Atmel, mạch tạo xung nhịp dao động thạch anh bên ngoài và mạch reset vi xử lý khi bắt đầu cấp nguồn cho vi xử lý. Với vi xử lý trang bị trên mạch ELC cho phép người điều khiển lập trình các thuật toán nhận tín hiệu từ cảm biến và từ đó đưa ra các tín hiệu điều khiển cơ cấu chấp hành một cách hợp lý và phù hợp với yêu cầu.

Hình 3.15 Sơ đồ khối vi điều khiển hệ thống cung cấp nhiên liệu LPG

o Khối tạo xung nhịp dao động

Thạch anh 8MHz được sử dụng để giữ nhịp dao động của vi xử lý. Thực tế vi xử lý AVR có nguồn dao động bên trong có thể đạt tới 8MHz. Như vậy có thể không cần sử dụng nguồn dao động ngoài, vi xử lý vẫn làm việc được. Tuy nhiên, nguồn dao động bên trong của vi xử lý có sai số khá cao (có thể tới 5%), do vậy thạch anh ngoài vẫn được sử dụng trong mạch để duy trì xung nhịp dao động với độ chính xác cao hơn (sai số gần 0%). Hai tụ điện C21 và C22 có giá trị 27pF nhằm duy trì dao động của thạch anh. Việc tạo ra xung nhịp dao động nhằm mục đích tính toán thời gian trong vi xử lý được chính xác.

-88- o Khối mạch Reset

Mạch Reset có tác dụng reset lại vi xử lý bằng cách bật tắt lại khóa điện, khi đó sẽ có điện áp kích vào chân RESET (chân số 9) của vi xử lý. Quá trình reset giúp vi xử lý khởi động lại và tránh được hiện tượng bị treo vi xử lý.

o Vi xử lý chính

Vi xử lý chính được lựa chọn và sử dụng là Atmega32L-8PU(16PU) hiện đang rất phổ biến trên thị trường, và giá thành của vi xử lý cũng phù hợp trong nghiên cứu và ứng dụng (Hình 3.18).

Đặc điểm chính của vi xử lý:

• Sử dụng kiến trúc RISC AVR với chỉ tiêu chất lượng cao và tiêu thụ ít năng lượng.

• Chịu được 100.000 lần ghi/ xoá. • Bộ nhớ EEPROM 512 byte. • Điện thế hoạt động: 2,7V- 5,5V. • Các nguồn ngắt ngoài và trong. • Vùng tốc độ làm việc: 0 – 16 MHz. • Có mạch Power-On reset.

• 32x8 thanh ghi làm việc đa năng. • 32 đường vào ra lập trình được.

• 32 kbytes RAM flash lập trình được ngay

trên hệ thống, điều này cho phép thay đổi chương trình điều khiển mà không cần lấy chip ra khỏi mạch.

• Bộ biến đổi ADC 8 kênh, 10 bit tăng độ phân giải khi xử lý các biến tương tự. • Tốc độ xử lý lệnh lên đến 8MIPS ở 8MHz.

• Bộ đếm thời gian thực (RTC) với bộ dao động và chế độ đếm tách biệt. • Hai bộ đếm / bộ định thời 8 bit với chế độ so sánh và chia tần số tách biệt.

• Một bộ đếm / bộ định thời 16 bit với chế độ so sánh và chia tần số tách biệt và chế độ bắt mẫu (Capture).

• Ba kênh PWM (biến điệu độ rộng xung). • Bộ so sánh tương tự có sẵn trên chip. • Bộ truyền nhận UART.

Sau khi xây dựng được các khối ghi nhận tín hiệu từ cảm biến, khối vi xử lý và khối điều khiển cơ cấu chấp hành, mạch thiết kế được in và hàn các linh kiện lên mạch theo sơ đồ nguyên lý đã trình bày ở trên.

-Khối mạch giao tiếp với máy tính

Trong quá trình nghiên cứu cần hiển thị các thông số của các cảm biến trên máy tính, cũng như để điều chỉnh được lượng nhiên liệu LPG phun vào trong động cơ... Công việc truyển thông giữa máy tính và vi xử lý này được thực hiện thông qua bộ truyền nhận nối tiếp UART RS232 (Hình 3.19).

-89-

Hình 3.19 Sơ đồ nguyên lý mạch kết nối theo chuẩn RS232

Các cổng này giao tiếp theo tiêu chuẩn RS232 trên máy tính PC là COM1 và COM2. Cổng này truyền dữ liệu dưới dạng nối tiếp theo một tốc độ do người lập trình quy định (thường là 9600 hoặc 19200 bps). Loại truyền này có khả năng dùng cho những khoảng cách lớn. Cổng nối tiếp chuẩn RS232 không phải là một hệ thống bus, do đó nó cho phép dễ dàng tạo ra liên kết dưới hình thức điểm giữa hai máy cần trao đổi thông tin với nhau. Chiều dài dữ liệu truyền đi có thể là 7 hoặc 8 bit, và kèm theo các bit start, stop, parity để tạo thành một khung truyền (frame). Do việc truyền dữ liệu là nối tiếp nên tốc độ truyền bị hạn chế do đó nó thường không được sử dụng trong những ứng dụng cần tốc độ truyền cao. Cổng nối tiếp của vi điều khiển không thể ghép nối trực tiếp với cổng nối tiếp của PC. Lý do là các tín hiệu trên đường truyền RS-232 là tín hiệu hai cực có biên độ nằm trong khoảng +12V đến -12V, trong khi vi điều khiển ATMega32 chỉ có thể xử lý các tín

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nghiên cứu đặc điểm quá trình cháy và hình thành phát thải của động cơ LGG diesel (Trang 82 - 174)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)