0
Tải bản đầy đủ (.doc) (103 trang)

HD Parameter Editor

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM MIKE 11 PPS (Trang 79 -103 )

7 HƯỚNG DẪN HỌC MIKE 11

7.5 HD Parameter Editor

Dữ liệu cuối cùng cần phải có để chạy một mô phỏng là HD parameters, và để xác định được các parameters (thông số) này, cần phải tạo HD parameter file thông qua File menu. Thông số duy nhất có thể thay đổi được từ các giá trị mặc định trong phần hướng dẫn này là các mực nước ban đầu. Phần này được xác định trên trang ở phần bên trái cùng của HD parameter file như minh họa. Mực nước ban đầu phải là 5m.

.

Hình 7.19. HD parameter file, các điều kiện ban đầu

Nội dung của file phải được lưu và phải đặt tên file trên trang input page của simulation editor

7.6 Chạy một mô phỏng

Để chạy được mô phỏng, các trang trong simulation editor phải được set-up như trình bày dưới đây.

Hình 7.22. Chọn thời đoạn mô phỏng, bước thời gian và điều kiện ban đầu cho mô phỏng

Hình 7.24. Sẵn sàng bắt đầu mô phỏng- nhắp nút lệnh ‘Start’

Khi đã nhắp nút lệnh ‘Start’, mô phỏng sẽ được bắt đầu và một cửa sổ mới sẽ xuất hiện, thể hiện tiến trình mô phỏng

Hình 7.25. Hộp thoại thể hiện tiến trình mô phỏng (Simulation progress dialog)

Khi mô phỏng đã hoàn tất, cửa sổ này sẽ biến mất và bạn có thể xem kết quả mô phỏng bằng cách dùng MIKE View.

8 MIKE View TUTORIAL

8.1 Tổng quan về MIKE View

Chương trình MIKE View đã được chấp nhận là chương trình dùng để hiển thị kết quả cho MIKE 11. Trong phiên bản công bố hiện nay MIKE View chưa được tích hợp trong cấu trúc MIKE 11 chính vì vậy nó được sử dụng là một chương trình độc lập.

MIKE View cung cấp nhiều chức năng và đặc điểm khác nhau trong việc xem và phân tích kết quả mô phỏng do hệ thống mô hình MIKE 11 cung cấp. Đặc điểm trình bày chính bao gồm:

• Biểu diễn màu mạng sông • Mặt nghiêng dọc

• Mô tả dạng biểu đồ chuỗi thời gian (vài sự kiện có thể được trình bày trên cùng một biểu đồ)

• Mô tả hình hoạt mực nước trong mặt cắt ngang • Kết quả từ những file kết quả có thể đưa vào so sánh • Vẽ biểu đồ mối quan hệ lưu lượng – mực nước (Q - h)

• Mô tả hình hoạt các phần kết quả do người sử dụng xác định (biểu diễn đồ thị quy hoạch, mặt nghiêng dọc và chuỗi thời gian).

• Công cụ phóng to thu nhỏ trong tất cả các cửa sổ • Tải về hình ảnh quét của bản đồ nền.

• Bản in cứng của tất cả các đường biểu diễn

Một trong những lựa chọn thú vị nhất của MIKE View đó là đặc tính “trình bày đồng bộ”. Đặc tính này cho phép người sử dụng biểu diễn lại một hoặc nhiều mô phỏng trong khi vẫn có thể xem được kết quả của một vài cửa sổ hiển thị khác, tất cả đều hoàn toàn đồng bộ. Lựa chọn này mở ra khả năng:

• Xem hình ảnh quy hoạch (ví dụ với mức nước hoặc nồng độ các chất có trong nước) cùng với mặt cắt dọc, một hoặc nhiều chuỗi thời gian và biểu đồ mối quan hệ lưu lượng - mức nước cho một mô phỏng hoàn toàn đồng bộ.

• Xem hai hình ảnh quy hoạch, chuỗi thời gian cho hai mô phỏng thay thế cùng được trình bày một lúc và hoàn toàn đồng bộ.

• Xem kết quả đồng bộ từ MIKE 11 và các sản phẩm mô hình cống thải đô thị khác của DHI; MOUSE, trình bày dòng chảy tràn cống thải kết hợp (Combined Sewer Overflow – CSO’s) từ MOUSE mà sẽ được chuyển vào sông, tác động thủy động lực kết quả và ảnh hưởng đến các chỉ số Chất lượng nước trong sông.

Nhiều thông tin chi tiết về sử dụng MIKE View có trong cuốn “Cẩm nang sử dụng MIKE View” và hệ thống hỗ trợ Help trực tuyến được tích hợp trong MIKE View. Mô tả và các thông tin hữu ích khác về hội thoại và các đặc tính có sẵn khác được mô tả trong hệ thống hỗ trợ trực tuyến

8.2 MIKE Print

Chương tình MIKE Print được xem như là một chương trình dùng để trình bày đồ họa trong MIKE 11. MIKE Print là công cụ tổng hợp biểu diến đỗ thị được thiết kế đặc biệt cho việc sản xuất hình hoạ dạng báo cáo các kết quả mô phỏng của MIKE 11.

Với MIKE Print, hoàn toàn có thể tổng hợp một trang với nhiều loại kết quả đồ thị khác nhau (hình vẽ mạng sông, chuỗi thời gian v.v...), xem trước kết quả hiển thị trên máy tính và gửi sản phẩm cuối cùng đến máy in khi đã hài lòng với kết quả đó. Biểu đồ mẫu bố trí có thể được lưu và tái sử dụng cho nhiều chuỗi mô phỏng khác.

Để làm quen với phần mềm MIKE Print, hãy chạy Screen Cam Recording có trong MIKE Print. Tên file của Screen Cam Recording là “MPDemo.Exe” và file này được chứa trong thư mục “MIKE 11\bin”.

8.3 Tôi sẽ học được những gì trong cuốn hướng dẫn MIKE View?

Cuốn hướng dẫn này sẽ hướng dẫn bạn từng bước qua từng đặc tính của MIKE View. File kết quả có trong cuốn hướng dẫn này là file kết quả trong MIKE 11 (hình thành từ ví dụ minh hoạ về sông Vida có kèm theo trong bản cài đặt MIKE 11), nhưng nguyên tắc chính được trình bày ở đây cũng được áp dụng cho việc xem các file kết quả của MOUSE. MOUSE là hệ thống của DHI để lập mô hình Hệ thống cống thoát nước thải đô thị.

Khi xem hết cuốn hướng dẫn này, bạn sẽ có cảm tưởng về các đặc tính quan trọng nhất của MIKE View. Với sự hỗ trợ của Cẩm nang MIKE View và Hỗ trợ trực tuyến MIKE View bạn có thể có được kết quả tối ưu trong công việc của mình với MIKE View.

8.4 Trước khi bắt đầu

Bạn có thể làm việc với cuốn hướng dẫn này mà không cần có kinh nghiệm trước đây về MIKE View. Tuy nhiên, tại thời điểm này MIKE View nên được cài đặt một cách phù hợp và bạn nên bắt đầu chương trình, nếu không được thì xem Cẩm nang Hướng dẫn sử dụng MIKE View trước khi bắt đầu.

Nên lưu ý rằng, mặc dù MIKE View là một công cụ trình bày rất thân thiện với người dùng cho hệ thống thoát nước đô thị, sông và mạng kênh dẫn, việc sử dụng thành công chương trình lại yêu cầu một sự hiểu biết cơ bản về lĩnh vực kỹ thuật thuỷ lực tương ứng.

Bản sao của file kết quả được cuốn hướng dẫn này sử dụng sẽ tự động được cài đặt trong máy tính của bạn. File đó được đặt trong thư mục “Vida’ trong

8.5 Về File kết quả của Mike 11 và MOUSE

Mike 11 và MOUSE cho một vài loại file kết quả mà tất cả đều có một điểm chung: những file này có chứa chuỗi thời gian cho các biến khác nhau trong hệ thống”.

File kết quả từ hai loại mô hình trên được phân biệt bởi đuôi mở rộng của file. Mỗi file kết quả có chứa một số loại chuỗi thời gian phụ thuộc vào quá trình thực tế mô hình xử lý (ví dụ dòng chảy mặt, dòng chảy mạng cống thoát, vận chuyển các chất ô nhiễm v.v...)

Từ quan điểm của MIKE View, các file kết quả được trật tự chia theo hai nhóm: •File có chứa thông tin địa lý mạng:

• File kết quả MIKE 11 DSF (*RES11), • File kết quả MOUSE HD (PRF)

• File kết quả MIKE 11 HD (RRF), MIKE 11 phiên bản 3.2 và các phiên bản trước – và không được nhầm với file kết quả của MOUSE Runoff cũng có đuôi là RRF nhưng không thể mở ra mà chỉ được bổ sung thêm.

• File không có file thông tin địa lý mạng, ví dụ file kết quả tải khuyếch tán được tạo trong MIKE 11 phiên bản 3.2 hoặc các phiên bản trước đã được công bố (TRF).

File thuộc nhóm đầu tiên thiết lập một nền để xem kết quả trong MIKE View, vì MIKE View là một công cụ trình bày dựa trên bản đồ. Những file này có thể được nạp trong MIKE View qua chức năng <Open>.

File thuộc nhóm thứ hai có thể được nạp vào MIKE View qua chức năng <Add>, liên quan đến các file tương ứng (đã được nạp) từ nhóm đầu tiên. Tất nhiên, file được thêm phải hoàn toàn tương thích với file liên quan của MIKE 11 hoặc MOUSE.

8.6 Chúng ta sẽ xem cái gì

Mạng sông liên quan đến file kết quả trong cuốn hướng dẫn này bao gồm một số các thành phần sau:

• 10 nhánh sông có chứa một sông chính và một vài nhánh phụ đổ vào sông chính • 8 công trình thủy lực trong đó 7 công trình là đập tràn đỉnh rộng thông thương và một là công trình điều khiển với cửa di chuyển theo điều kiện của mức nước tại một điểm quan trắc phía thượng nguồn của cửa này.

8.7 Nạp kết quả

Khởi động MIKE View bằng cách chọn “MIKE View” trong nhóm chương trình “MIKE 11”.

Ngay lúc khởi động, MIKE View sẽ mở cửa sổ File Open. Công cụ này giúp điều hướng đến các ổ có thể truy cập, và bạn có thể tìm thấy thư mục dữ liệu có file kết quả của mình.

Kiểm tra khả năng lựa chọn các loại file kết quả bằng cách nhấp vào trường “Files of types”. Chọn “MIKE 11 DFS file (*Res11), tức là file kết quả MIKE 11.

Tất cả file DFS11 có trong thư mục Vida sẽ được liệt kê. Chọn file “VIDA96- 3.Res11”.

Một vài file kết quả có thể sẽ khá lớn và khó khăn cho máy tính thậm chí đó là máy tính tốc độ nhanh. Nó thường đủ để nạp dữ liệu từ file kết quả một cách lựa chọn để phần cứng của bạn được sử dụng một cách chừng mực hơn, MIKE View cho bạn cơ hội loại bỏ các loại dữ liệu không cần thiết hoặc thời gian mô phỏng không phù hợp, hoặc giảm mức phân giải thời gian của dữ liệu được hiển thị. Bạn đơn gian chỉ nhấn ON hoặc OFF loại dữ liệu nào đó, xác định lại khoảng cách thời gian nạp, và chọn hệ số bước nạp phù hợp:

Hình 8.1: Data Load View Selection. Như đã mặc định, MIKE View có file kết quả hoàn chỉnh được nạp

File kết quả hướng dẫn khá nhỏ và bạn nên đơn giản xác nhận lựa chọn mặc định bằng cách nhấp vào nút <OK>. Sau một lúc, file sẽ được nạp và MIKE View mở hai cửa sổ mới.

8.8 Thám hiểm cửa sổ MIKE View

Mike View mở ra hai cửa sổ: Cửa sổ Horizontal Plan Cửa sổ Plan Overview Lưu ý rằng:

Nếu MIKE View của bạn “nhớ” được một số thiết lập từ các phần trước, cửa sổ Palette cũng có thể xuất hiện trên màn hình, và Horizontal Plan sẽ bị đóng lại.

Cửa sổ Horizontal Plan thống trị chương trình MIKE View. Nó hiển thị bố trí của mạng cống thoát nước. Nếu bạn chọn cửa sổ Horizontal Plan, nó sẽ trở thành cửa sổ kích hoạt và thanh công cụ Horizontal Plan sẽ xuất hiện dưới thanh trình đơn chính.

Khi bạn di chuyển con trỏ trong cửa sổ Horizontal Plan, toạ độ của vị trí hiện tại sẽ được hiển thị trên thanh status dưới góc đáy trái. Thanh status cũng cung cấp những thông tin hữu ích về tình trạng của chương trình, các văn bản hỗ trợ v.v...

Cửa sổ Overview Plan chứa phác thảo mạng trong Horizontal Plan. Nó làm cho bạn dễ dàng nhìn thấy vị trí trên mạng đó khi bạn phóng to hoặc thu nhỏ. Bạn có thể thay đổi kích thước và vị trí của cửa sổ MIKE View cho đến khi bạn có được phác thảo như mong muốn.

8.9 Xem Dữ liệu hệ thống

Cách tốt nhất để xem sát Horizontal Plan là bằng cách sử dụng một số lựa chọn có sẵn. Horizontal Plan Options View được kích hoạt bằng cách nhấp vào công cụ Option trên thanh công cụ, hoặc bằng cách kích hoạt trình đơn Horizontal Plan (nhấp chuột phải trong khi làm việc trên cửa sổ này).

Hình 8.2: Horizontal Plan Options View

Trước tiên hãy hiểu mạng sông sẽ được lập mô hình. Các lựa chọn khác nhau trong MIKE View được thiết kế chính xác nhằm hỗ trợ hoạt động này.

Thử một vài lựa chọn từ nhóm Plan Type. Lựa chọn một trong các tình trạng đặc tính của thông tin hệ thống, ví dụ lựa chọn “Slope” (dốc). Điều này cho bạn ấn tượng đầu tiên về bố trí địa hình của mạng sông; độ dốc của kết nối sẽ được hiển thị như là một bảng màu. Hơn thế nữa, bạn có thể lựa chọn “Slope” trong nhóm “Symbols and Fonts” nhóm này sẽ thêm mũi tên và các đường kết nối để chỉ ra hướng của dốc (việc này chỉ làm được nếu “Slope” được chọn từ “Plan Type”). Tương tự như vậy, nếu bạn chọn “Bottom levels”, bảng màu sẽ minh hoạ được mức đáy của lòng sông.

Trong nhóm “Symbols and Fonts”, bạn có thể điều chỉnh biểu tượng và độ dày của kết nối và chọn loại font cũnt như kích thước mà mình mong muốn.

Ngoài ra, hệ thống có thể được thám hiểm bằng cách lựa chọn và xem mặt nghiêng dọc theo các đường lựa chọn khác nhau.

Hình 8.3: Vẽ biểu đồ mạng sông.

Phóng to thu nhỏ - Zooming

Chức năng phóng có trong tất cả các cửa sổ trình diễn đồ họa của MIKE View. Nó có thể được kích hoạt bằng cách lựa chọn các công cụ phóng khác nhau trên thanh công cụ, hoặc bằng cách lựa chọn <Zoom In>. <Zoom out> hoặc <Zoom Previous> trong trình đơn.

Nếu bạn chọn <Zoom In>, con trỏ sẽ chuyển thành biểu tượng kính lúp. Di chuyển nó đến vị trí trên biểu đồ mà vị trí đó sẽ là một góc của khung được phóng to. Sau đó nhấn chuột và kéo con trỏ ngang qua cửa sổ Horizontal Plan. Con trỏ đó lại thay đổi hình dạng, và khung phóng hình chữ nhật chỉ ra khu vực sẽ được bao gồm trong cửa sổ Horizontal Plan đã được phóng. Tiếp tục kéo chuột cho đến khi bạn thoả mãn với diện tích bạn muốn. Thả chuột và phần được hiển thị của mạng sông Horizontal Plan sẽ giảm đên đúng diện tích muốn phóng.

Trình đơn cuộn của cửa sổ Horizontal Plan giúp chúng ta có thể “quay” khung đã được phóng trên phạm vi mạng sông. Cũng tương tự như vậy, bạn có thể kéo khung hình chữ nhật đã được phóng đó trong cửa sổ Overview trên phạm vi mạng đến một vị trí mong muốn.

8.10Xem kết quả

Lựa chọn biến kết quả và loại biểu đồ

Trong Horizontal Plan <Option><Plan Type>, chọn một trong các biến kết quả. Bạn nên lưu ý rằng các biến kết quả được chia làm hai nhóm: vài biến sẽ được kèm trong các điểm nút (nodes) của mạng, và các biến khác sẽ được có trong kết nối (links)..

Trước tiên, bạn có hơn một file được nạp vào MIKE View, bạn chọn file bạn muốn. Sau đó chọn biến bạn muốn từ một danh sách các biến có trong đó.

Cuối cùng, bạn chọn trạng thái trình bày. Các kết quả có thể được xem như các file hình hoạ, kết quả tối thiểu hoặc kết quả tối đa. Chọn kết quả “Min” hoặc “Max” trong ô _____ phía trên hoặc phía dưới cho loại biến được chọn sẽ hiển thị như là biểu đồ Horizontal Plan tĩnh. Nếu bạn chọn Animation, thì biến sẽ được hiển thị tại trạng thái động như là việc tái hiện mô phỏng qua thời gian. Chúng ta sẽ chọn Animation.

Chỉ có một file có sẵn (đã được nạp trong MIKE View) đó là TUTOR1.PRF. Chọn nhóm biến có liên quan đến kết nối, và chọn “Discharge Branches” (tức là kết nối - Links). Kiểm tra nếu “Animation” đã được chọn như là hình thức trình bày hay chưa.

Khi bạn đã hoàn thành nhấp vào “OK”. MIKE View bây giờ sẽ hiển thị lưu lượng trong Horizontal Plan, tương ứng với thời gian bắt đầu mô phỏng.

Lưu ý ngày giờ trong phần đầu của Horizontal Plan (phần ‘Clock’). Các nút lệnh ‘tape recorder’ trên thanh công cụ cũng được kích hoạt.

Hình động (animation) trong Horizontal Plan

Nếu bạn nhắp vào nút ‘run’ thì hình động sẽ khởi động. Bạn có thể thấy thời gian trôi qua trên ‘Clock’ (đồng hồ) và màu sắc trên plan plot thay đổi theo sự thay đổi của lưu lượng.

Hãy thử một số chức năng khác trong animation: Pause, Stop, Step Forward và Step Backward. Tính chất các chức năng này cũng tương tự như trong cách điều khiển một máy ghi âm (tape recorder).

Dưới menu chính <Animation> <Advanced>, bạn có thể điều chỉnh tốc độ hình động và một số các thông số khác. Hãy thử để thấy sự khác biệt.

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM MIKE 11 PPS (Trang 79 -103 )

×