Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đề ra các giải pháp xây dựng hệ thống chính

Một phần của tài liệu Luận văn báo cáo thực tập tốt nghiệp (Trang 66 - 75)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Hệ thống các giải pháp cho việc hoàn thiện và phát huy hệ thống chính sách xã hộ

2.2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đề ra các giải pháp xây dựng hệ thống chính

thống chính sách xã hội ở Khu kinh tế Dung Quất

Về phương diện lý luận, mỗi thời đại khác nhau, hồn cảnh lịch sử và chế độ chính trị khác nhau thì hệ thống chính sách xã hội cũng mang nội dung khác nhau mà đều đặc biệt đó là đặt vai trị, vị trí của nó như thế nào, xem xét nó ở khía cạnh nào. Chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước ta vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng văn minh theo định hướng

xã hội chủ nghĩa. Đảng Cộng sản Việt Nam do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) sáng lập ngay từ đầu đã lựa chọn và kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, đó là con đường duy nhất đúng đưa cách mạng Việt Nam vào quỹ đạo cách mạng thế giới, là con đường đảm bảo phúc lợi đầy đủ, phát triển tự do toàn diện của tất cả các thành viên trong xã hội. Đây cũng chính là điểm xuất phát, là tiền đề quy định quy định cho hệ thống chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước ta. Mỗi chính sách xã hội hướng vào một đối tượng nhất định, nhưng tất cả các chính sách đều hướng vào mục tiêu chung là vì con người, phục vụ bồi dưỡng con người, coi đây là sự tích lũy then chốt và có hiệu quả cho sự phát triển xã hội. Để làm được điều đó, phát triển kinh tế phải làm nhiệm vụ trọng tâm, từ nền tảng kinh tế để tạo đà ổn định cho các chính sách xã hội, nhưng cũng ngược lại chính sách xã hội tác động trở lại mạnh mẽ đến tốc độ tăng trưởng kinh tế.... Cho nên, trong mọi vấn đề của quá trình phát triển đều phải xuất phát từ quan điểm toàn diện, bao quát tất cả các sự vật, hiện tượng, gắn với sự biến đổi nói chung và những hồn cảnh lịch sử nhất định.

Lênin khẳng định: “Muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và “quan hệ gián tiếp” của sự vật đó”[32, tr.364].

Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, nguyên tắc toàn

diện là một trong những nguyên tắc phương pháp luận cơ bản, quan trọng của

phép biện chứng duy vật. Theo nguyên tắc này, nhận thức về sự vật, hiện tượng chỉ được xem là đúng đắn khi nó tồn tại trong sự tương tác với các sự vật, hiện tượng khác trong một chỉnh thể. Cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, đòi hỏi khi nghiên cứu về một vấn đề nào đó phải xem xét, đánh giá nó trong “tổng hịa những quan hệ mn vẻ của sự vật ấy với những sự vật khác”, phải xem xét từng mặt, từng mối liên

hệ, nắm được mối liên hệ chủ yếu, bản chất quy định sự vận động, phát triển của sự vật, tránh quan điểm phiến diện hay cái nhìn dàn trãi, khơng có trọng tâm để dẫn đến những sai lầm trong nhận thức, xuyên tạc bản chất của sự vật. Trong hoạt động nhận thức, ngun tắc tồn diện có vai trị là một phương pháp tiếp cận khoa học, xem xét sự vật, hiện tượng trong tổng mối liên hệ của bản thân nó, từ đó có thể xem xét đến mọi khả năng có thể có của bản chất sự vật, hiện tượng.

Sẽ là một sai lầm lớn trong nhận thức nếu cho rằng mọi tri thức đúng của con người ở những hoàn cảnh nhất định đều là những tri thức bất biến và xem đó là chân lý tuyệt đối. Trên thực tế, sự vật, hiện tượng là tổng hòa các mối liên hệ và nó vơ cùng phong phú, đa dạng, con người – những chủ thể nhận thức với những phẩm chất và năng lực của mình ln bị giới hạn bởi những điều kiện lịch sử xã hội nên chỉ có thể phản ảnh một số liên hệ nào đó của sự vật, không thể bao quát được hết những mối liên hệ bên trong và bên ngoài. Nhận thức của con người về sự vật, hiện tượng chỉ có thể được xem là tương đối, không đầy đủ, trọn vẹn. Nắm được điều này sẽ giúp con người ln hồn thiện tri thức, biết bổ sung kịp thời những tri thức phù hợp. Bởi vậy, khi xem xét toàn diện tất cả các mặt của sự vật, hiện tượng phải chú ý đến cái cụ thể của từng sự vật để thấy được vai trị của nó, tránh “bình qn, dàn đều”, phải có “trọng tâm, trọng điểm”. Nhận thức phải trãi qua nhiều giai đoạn, từ cái ban đầu là toàn thể đến nhận thức mỗi mặt, nhiều mặt của sự vật, hiện tượng để đi tới khái quát những tri thức phong phú và rút ra được bản chất của sự vật.

Từ cái nhìn tồn diện đó, tri thức của con người phải biết hướng tới sự liên kết, xâu chuỗi mọi vấn đề của sự phát triển. Xã hội không phải chỉ hướng tới một vài mối liên hệ trong quá trình vận động mà cịn bao qt tất cả những gì đang tồn tại và ln cần sự giải quyết. Vì vậy muốn cải tạo xã hội phải áp dụng đồng bộ một hệ thống các giải pháp, các phương tiện khác nhau để làm thay đổi các mặt,

các mối liên hệ tương ứng của sự vật, hiện tượng. Kết hợp việc giải quyết các vấn đề của xã hội một cách thống nhất, kinh tế phải gắn liền với các vấn đề xã hội. Song, trong từng giai đoạn nhất định phải biết lựa chọn vấn đề trọng tâm để giải quyết, từng bước thực hiện các yêu cầu của thực tiễn. Đảng cộng sản Việt Nam nhờ xác định được những vấn đề trọng tâm của cách mạng trong từng thời điểm lịch sử đã lãnh đạo nhân dân ta dành thắng lợi trọn vẹn trong hai cuộc kháng chiến của dân tộc. Ngày nay, trên con đường xã hội chủ nghĩa, đổi mới và phát triển đất nước, Đảng tiếp tục nhấn mạnh phải kết hợp phát triển kinh tế với việc đổi mới trên lĩnh vực chính trị, xã hội, trong đó Đảng ta xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, thực tiễn đã chứng minh cho tính đúng đắn của Đảng với quan điểm trên.

Trong hoạt động thực tiễn cũng như việc xây dựng và hồn thiện các chính sách xã hội, việc quán triệt nguyên tắc toàn diện có ý nghĩa vơ cùng quan trọng vì bản chất của một vấn đề xã hội không thể tách rời mối liên hệ và sự tác động của các hiện tượng xã hội khác. Phải xem xét và kết hợp việc phát triển chính sách xã hội trên cơ sở là nền tảng kinh tế, sự tác động của hệ thống chính trị. Động lực để phát triển kinh tế xuất phát từ kết quả của việc thực hiện chính sách xã hội và ngược lại, phát triển kinh tế là cơ sở vật chất để phát huy tính hiệu quả của chính sách xã hội trên thực tế. Nguyên tắc toàn diện trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn luôn thể hiện là nguyên tắc phương luận quan trọng, định hướng cho nhận thức. Phát triển bền vững là sự phát triển tồn diện và ổn định, trong đó biết xem xét các yếu tố tác động, biết xác định các vấn đề trọng tâm. Nếu khơng biết phân tích tính tồn diện những mối liên hệ tác động sẽ không thể xác định những bước đi cụ thể, dẫn đến những sai lầm làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn.

Bên cạnh nguyên tắc toàn diện, nguyên tắc phát triển cũng là một trong những nguyên tắc phương pháp luận cơ bản, quan trọng của hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Cơ sở lý luận của nguyên lý này là nguyên lý về sự phát triển của phép biện chứng duy vật. Mọi sự vật đều nằm trong sự vận động và biến đổi không ngừng và phát triển ln bao hàm mọi sự biến đổi nói chung. Phát triển là một phương thức vận động đặc biệt theo chiều hướng từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp.... Sự vật, hiện tượng nhờ có sự vận động đặc biệt đó mà ngày càng trở nên hồn thiện hơn, hay nói cách khác thơng qua sự phát triển thì mọi sự vật, hiện tượng mới chứng minh cho khả năng của mình. Do vậy, để có được sự phát triển đi lên của sự vật, hiện tượng phải tìm ra được đâu là nguyên nhân của sự phát triển, động lực của sự phát triển là gì và cách để giải quyết mâu thuẩn như thế nào. Quá trình phát triển phải tuân theo quy luật phủ định của phủ định, cái mới ra đời thay thế cho cái cũ, cái cũ là tiền đề để tạo ra cái mới tiến bộ hơn, đó là quy luật và phải biết tôn trọng quy luật đó, tránh tư tưởng bảo thủ, định kiến.

Sự vật, hiện tượng hay quá trình đều nắm trong sự vận động, biến đổi khơng ngừng, nó khơng phải là bất biến mà còn thay đổi trong tương lai..... Nhận thức đúng đắn phải bắt đầu từ đó. Mỗi sự vật, hiện tượng đều bao hàm cả chức năng dự báo tương lai cho nên khi nghiên cứu phải biết tìm ra động lực để thúc đẩy sự phát triển. Phải xem xét sự vật trong sự thống nhất giữa các mặt đối lập, phát hiện những mâu thuẩn bên trong vốn có và sự đấu tranh của những mâu thuẩn đó để từ đó tìm ra bản chất của sự vật và khả năng phát triển của nó. Vì sự vật, hiện tượng luôn vận động theo chiều hướng từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hồn thiện đến hồn thiện nên qn trình phát triển của sự vật phải ln theo một q trình trãi qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn sẽ có một hình thức phát triển tương ứng, cần phải có những động thái phù hợp với từng giai đoạn phát triển của sự vật để thúc đẩy hay hạn chế sự phát triển đó.

Cái mới ra đời thay thế cho cái cũ đã trở nên lạc hậu là một quy luật trong sự phát triển. Nếu không áp dụng hay không tơn trọng cái mới tiến bộ sẽ kìm hãm sự phát triển của sự vật, hiện tượng. Trong hoạt động nhận thức hay trong trong hoạt động thực tiễn phải luôn tôn trọng quan điểm phát triển và biết tạo điều kiện cho cái mới ra đời, điều đó khơng có nghĩa là sự phủ định sạch trơn mà phải có tính kế thừa. Sự thay thế giữa cũ và mới là một q trình phức tạp, có thể lâu dài, sẽ gặp rất nhiều khó khăn để tập thích nghi với cái mới, đòi hỏi chủ thể nhận thức phải có một niềm tin, khắc phục những khó khăn và biết vận dụng cái mới có hiệu quả trong thực tiễn.

Dù là sự tồn tại dưới bất kì hình thức nào, sự vật, hiện tượng cũng đều bị giới hạn bởi không gian và thời gian nhất định. Do vậy, trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn cũng cần phải đảm bảo nguyên tắc lịch sử -

cụ thể. Khơng gian, thời gian, hồn cảnh cụ thể khác nhau thì các mối liên hệ

và hình thức phát triển của sự vật, hiện tượng cũng khác nhau. Không thể đánh đồng mọi sự vật, không được giữ quan điểm cứng nhắc mà phải biết linh hoạt phù hợp với sự phát triển của sự vật trong nhữn điều kiện nhất định.

Nguyên tắc lịch sử - cụ thể yêu cầu trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải biết phân tích tình hình cụ thể, giải thích được những thuộc tính, những mối liên hệ tất yếu, những đặc trưng của sự vật, hiện tượng. Trong những điều kiện nhất định, khi ở những trạng thái chín muồi sự vật, hiện tượng sẽ khơng cịn là nó mà đã được chuyển hóa thành cái khác, đó là q trình tự phủ định hay sự tích lũy đủ về lượng sẽ dẫn đến những thay đổi về chất. Vì vậy, khi xem xét, đánh giá sự vật, hiện tượng phải nắm được quá trình biến đổi của nó, q trình hình thành, phát triển cũng như chuyển hóa của nó để đi đến nhận thức đúng đắn về bản chất của sự vật, hiện tượng và từ đó mới có định hướng đúng cho hoạt động thực tiễn của con người. Tuy nhiên, gắn với mỗi thời điểm là những giá trị riêng biệt, tri thức, trình độ hay

quan điểm chính trị của mỗi thời đại lịch sử đều bị giới hạn bởi những điều kiện nhất định. Vì vậy, khi xem xét, đánh giá sự vật, hiện tượng phải đặt nó trong hồn cảnh tương ứng mà nó tồn tại để từ đó hình thành những tri thức đúng đắn, tìm ra những điểm tích cực để áp dụng cho việc xây dựng cái mới. Bài học từ thực tiễn của việc biết đặt cái cần nghiên cứu trong những điều kiện cụ thể đã đem đến những kinh nghiệm, những sáng tạo trong quá trình nhận thức. Nhận thức sự vật, hiện tượng theo nguyên tắc lịch sử - cụ thể cho phép nhìn thấy sự biến đổi của sự vật, hiện tượng theo thời gian, khơng gian, hồn cảnh cụ thể, tránh khuynh hướng giáo điều, chung chung, trừu tượng khơng cụ thể. Bên cạnh đó, vì khơng có sự bất biến nên tri thức ở thời điểm này được xem là đúng đắn nhưng chắc chắn không thể là chân lý cho giai đoạn sau này, mọi việc tuyệt đối hóa tri thức đều dẫn tới sai lầm khiến cho con người thụ động, không sáng tạo. Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải vừa thấy tính cụ thể, vừa thấy cả q trình phát triển của sự vật, hiện tượng là điều tất yếu, thực hiện theo nguyên tắc của V.I.Lênin: “phân tích cụ thể một tình hình cụ thể”.

Trên cơ sở lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động, từ khi thành lập cho đến nay, Đảng cộng sản Việt Nam trong tất cả mọi vấn đề đều xuất phát từ lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, coi đó là cơ sở lý luận cho việc đề ra các chính sách để xây dựng và phát triển đất nước. Điều này đã được khẳng định từ Đại hội lần thứ VII của Đảng năm 1991 và cho đến ngày hơm nay, cơ sở lý luận đó vẫn ln được áp dụng. Trên cơ sở của việc vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác, trong những năm qua Đảng ta đã từng bước thể hiện những bước đi đúng đắn, xây dựng những điều kiện vật chất, tăng trưởng kinh tế là điều kiện tiên quyết để đưa đất nước tiến lên con đường xã hội chủ nghĩa, kết hợp phát triển kinh tế với việc giải quyết

các vấn đề xã hội, trên tất cả các mặt nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng một đất nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, đem lại những thành tựu vô cùng to lớn trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

Xây dựng đất nước phát triển toàn diện, Đảng ta xác định tầm quan trọng của phát triển kinh tế đối với xã hội, đặt kinh tế làm nhiệm vụ trọng tâm bên cạnh việc thực hiện cũng như khẳng định vai trị của chính sách xã hội đối với sự phát triển đất nước. Thể hiện quan điểm phát triển của mình, ngay từ khi đất nước đổi mới, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng ta đã khẳng định tính thống nhất giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội và về mối quan hệ giữa kinh tế và xã hội: “Trình độ phát triển kinh tế là điều kiện vật chất để thực hiện chính sách xã hội, nhưng những mục tiêu xã hội lại là mục đích của các hoạt động kinh tế” [9, tr.86].

Quán triệt quan điểm chỉ đạo của Đảng, thực hiện các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, trong những năm qua mặc dù bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng ở một số địa phương của cả nước vẫn đạt được những bước tiến quan trọng, trong đó có tỉnh Quảng Ngãi

Một phần của tài liệu Luận văn báo cáo thực tập tốt nghiệp (Trang 66 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w