Xuất một số định hướng để xây dựng chính sách an sinh xã hội thích ứng với già hóa dân số.

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) ảnh hưởng của già hóa dân số đến tăng trưởng kinh tế và thu nhập tích lũy hộ gia đình ứng dụng trong quản lý chính sách an sinh xã hội (Trang 25 - 28)

thích ứng với già hóa dân số.

Già hóa dân số là một q trình tất yếu mà bất kỳ quốc gia nào đều phải trải qua, đặc biệt Việt Nam đang trải qua giai đoạn già hóa dân số với tốc độ rất nhanh sắp tiến tới giai đoạn dân số già. Điều này đã và đang đặt ra rất nhiều thách thức cho Đảng và Nhà nước trong việc đưa ra các chính sách an sinh xã hội để thích ứng với già hóa dân số. Dựa trên những cơ hội và thách thức đang có của Việt Nam, chúng em xin phép đưa ra một số phương hướng để xây dựng chính sách an sinh xã hội thích ứng với già hóa dân số.

Thứ nhất, Đảng và Nhà nước luôn cập nhật những biến đổi trong kinh tế, xu hướng thay đổi của dân số, để có sớm các thơng tư hướng dẫn và triển khai đồng bộ trên cả nước các chính sách về an sinh xã hội cho người cao tuổi khi được ban hành và có hiệu lực. Các chính sách cần phải bám sát với nhu cầu của từng nhóm đối tượng, một số chính sách khi ban hành cần chú ý đến đặc thù của nhóm người cao tuổi (chẳng hạn người cao tuổi thuộc hộ nghèo, không nơi nương tựa, mắc bệnh hiểm nghèo, vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa…)

Thứ hai, cần phải có lộ trình tăng mức trợ cấp xã hội hàng tháng cho người cao tuổi để tiến dần đến mức sống tối thiểu. Bởi mức trợ cấp cho người cao tuổi ở nước ta hiện nay vẫn thấp hơn nhiều so với hộ nghèo.

Thứ ba, cần xây dựng hệ thống thông tin về người cao tuổi ở từng địa phương và của cả nước. Qua đó, để tránh bỏ sót đối tượng người cao tuổi được hưởng các chính sách xã hội, cũng như tránh trường hợp có người

được hưởng nhiều chính sách, trong khi có người lại khơng được hưởng chính sách nào.

Thứ tư, cần phải quan tâm đến chính sách lao động việc làm, để qua đó giúp cho các thành viên trong xã hội có việc làm, từ đó có thể trợ giúp cho người cao tuổi trong gia đình. Bởi trong điều kiện nước ta hiện nay, phần lớn người cao tuổi vẫn sống phụ thuộc vào con cháu.

Thứ năm, cần phải chú trọng xây dựng các cơ sở khám chữa bệnh lão khoa và đào tạo ngũ cán bộ y tế về lão khoa vì xu hướng già hóa dân số và nhu cầu khám chữa bệnh người cao tuổi ở nước ta sẽ cao lên. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng và phân bổ nguồn nhân lực y tế (chuyên lão khoa) cần phải dựa trên nhu cầu và sự phân bổ người cao tuổi. Tránh trường hợp mất cân đối giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi.

Thứ sáu, nâng cao ý thức và hiểu biết của các nhà quản lý, hoạch định chính sách cũng như của tồn bộ cộng đồng về những thách thức của già hóa dân số và đời sống của người cao tuổi. Nếu các nhà quản lý, hoạch định không đánh giá, quan tâm sâu sắc vấn đề già hóa dân số và thực trạng dân số cao tuổi thì sẽ khơng có sự thay đổi các chính sách hiện có hoặc đề xuất xây dựng chính sách mới phù hợp với xu hướng già hóa và thực trạng dân số cao tuổi. Những thách thức mà các quốc gia có dân số già và rất già như Nhật Bản, các nước Châu Âu (như Ý, Đan Mạch, Phần Lan…) là những bài học thực tiễn cho Việt Nam, đó là cần phải chuẩn bị ngay các chính sách, chương trình hướng tới một dân số già nhưng phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế cịn thấp.

KẾT LUẬN

Già hóa dân số là một thử thách mà chắc hẳn quốc gia nào cũng gặp phải. Già hóa dân số khơng phải là một gánh nặng, mà nó sẽ làm cho gánh nặng kinh tế, xã hội trở nên nghiêm trọng hơn nếu như khơng có các giải pháp, hướng đi phù hợp.

Việt Nam cần nghiên cứu rõ những tác động của già hóa dân số, để từ đó tìm ra hướng giải quyết, thiết lập hệ thống các chính sách xã hội thực tế phù hợp và chiến lược trong phát triển kinh tế. Chính sách, chiến lược cần dựa trên những bằng chứng về mối quan hệ qua lại giữa già hóa dân số đến tăng trưởng kinh tế, thu nhập tích lũy hộ gia đình và phúc lợi xã hội. Để vừa có thể tăng trưởng kinh tế vừa giải quyết được các vấn đề xã hội.

Bên cạnh những chính sách của nhà nước thì mỗi cá nhân cũng cần phải có ý thức trong việc thực hiện theo những chính sách đã được đặt ra. Giáo dục để mỗi cá nhân hiểu được tầm quan trọng của việc “lo cho tuổi già từ khi cịn trẻ” bởi mỗi cá nhân có thể tự lo cho mình khi về già thì sẽ giảm bớt được gánh nặng sau này cho gia đình và xã hội.

Tài liệu tham khảo

Cơ quan ngôn luận tổng cục thống kê, bộ kế hoạch và đầu tư.

http://dansohcm.gov.vn/tin-tuc/tin-tuc-chuyen-nghanh/1275/%E1%BB%A9ng-pho-v %E1%BB%9Bi-th%E1%BB%B1c-tr%E1%BA%A1ng-gia-hoa-dan-s%E1%BB%91- vi%E1%BB%87t-nam-dang-gia-r%E1%BA%A5t-nhanh/

Chi cục dân số - kế hoạch hóa gia đình thành phố Hồ Chí Minh

http://consosukien.vn/gia-hoa-dan-so-va-thach-thuc-doi-voi-viet-nam.htm

https://helpagevn.org/blogs/tin-du-an/nguoi-cao-tuoi-viet-nam-theo-ket-qua-tong- dieu-tra-dan-so-va-nha-o-nam

Tổng cục Thống kê (www.gso.gov.vn)

Cổng TTĐT Bộ Lao động – Thương binh và xã hội

https://tapchicongsan.org.vn/chuong-trinh-muc-tieu-y-te-dan- so/-/2018/811402/xu-the-gia-hoa-dan-so-o-nuoc-ta-va-van-de-cham-soc-suc-khoe %2C-su-dung-lao-dong-nguoi-cao-tuoi.aspx https://www.ilo.org/wcmsp5/groups/public/---asia/---ro-bangkok/---ilo- hanoi/documents/policy/wcms_729375.pdf http://www.lapphap.vn/Pages/TinTuc/210245/Chinh-sach-an-sinh-xa-hoi-doi-voi- gia-hoa-dan-so-o-Viet-Nam.html? fbclid=IwAR1d5_y754P0YxVmFy6xs7XEmf2m__9mwcFIPsO4fnEPHzcPm32tE 4FsI7g https://www.quanlynhanuoc.vn/2020/11/26/thich-ung-voi-gia-hoa-dan-so-o-viet- nam/? fbclid=IwAR0N02jOzW8vdPf7SyfmscZlGidV505jpUCbWWqBUWshtGu026IiZ SAlVE8

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) ảnh hưởng của già hóa dân số đến tăng trưởng kinh tế và thu nhập tích lũy hộ gia đình ứng dụng trong quản lý chính sách an sinh xã hội (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(28 trang)