Số liệu về nhân thân của bị cáo

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TÙ CÓ THỜI HẠN TỪ THỰC TIỄN (Trang 54 - 78)

Đơn vị tính: Bị cáo Năm Bị cáo

Phân tích đặc điểm nhân thân các bị cáo đã bị xét xử Cán bộ công chức Đảng viên Tái phạm, tái phạm nguy hiểm Nghiện ma túy Dân tộc thiểu số Nữ Từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi Từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi Từ 18 đến 30 tuổi 2016 36 6 4 11 9 9 6 2 5 16 2017 29 4 2 3 5 4 4 1 2 11 2018 36 7 2 8 11 8 5 2 3 14 2019 41 5 5 9 8 10 4 4 6 13 2020 38 6 2 7 5 6 6 1 3 15 Cộng 180 28 15 38 38 37 25 10 19 69

(Nguồn: Số liệu thống kê tội phạm của TAND thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai)

Từ những số liệu trên phân tích và tổng hợp ở trên có thể thấy chất lượng xét xử được đảm bảo và nâng cao rõ rệt, Tòa án áp dụng các quy định của pháp luật, các bản án được tuyên bảo đảm đúng người, đúng tội và đúng pháp luật. Hình phạt mà tòa án áp dụng đã nghiêm trị đối tượng cầm đầu, ngoan cố,

chống đối, lưu manh... đồng thời thể hiện chính sách khoan hồng của Nhà nước ta đối với những người phạm tội có các tình tiết giảm nhẹ TNHS như tự thú, ăn năn hối cải, khắc phục hậu quả. Tòa án đã xem xét, làm rõ các tình tiết định tội; các tình tiết định khung hình phạt; các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, các đặc điểm về nhân thân của bị cáo để khi áp dụng hình phạt và mức hình phạt phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm được thực hiện.

Số liệu trên cũng cho thấy mức độ tiếp thu, sống và làm thoe pháp luật của người dân thành phố Biên Hoà tỉnh Đồng Nai ngày càng cao. Tỉ lệ phạm tội có xu hướng giảm, giảm nhiều nhất đối với các bị cáo có nhân thân là Đảng viên. Với năm 2019 là 05 bị cáo là Đảng viên thì năm 2020 chỉ cịn lại 02 bị cáo. Ngồi ra số lượng tái phạm nguy hiểm, ma tuý và dân tộc thiểu số cũng giảm thiếu đáng kể. Điều này chứng tỏ mặc nhận thức của người dân có dấu hiệu gia tăng, ngày càng hiểu và làm việc theo pháp luật. Đây là sự việc đáng mừng.

VD: Bản án số: 282/2021/HSST ngày 21/05/2021 của Toà án nhân dân

thành phố Biên Hoà tỉnh Đồng Nai. Lê Trọng T là người sử dụng trái phép chất ma túy (ma túy tổng hợp). Khoảng 19 giờ 30 phút ngày 26/01/2021, T đi đến khu vực gần cây xăng An Viễn thuộc xã An Viễn, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai mua của người thanh niên tên B (khơng rõ lai lịch, địa chỉ) 01 (một) gói ma túy tổng hợp (hàng đá) với giá 300.000đ (ba trăm nghìn đồng) để sử dụng.

Vào lúc 20 giờ 45 phút cùng ngày, T cất giấu gói ma túy nêu trên trong túi áo khốc phía trước bên trái của T đang mặc trên người, rồi đi đến trước nhà không số thuộc tổ A, khu phố LĐA, phường TP, thành phố BH, tỉnh Đồng Nai thì bị Cơng an phường Tam Phước kiểm tra phát hiện bắt quả tang, chuyển giao Cơ quan Cảnh sát điều tra Cơng an thành phố Biên Hịa xử lý.

* Vật chứng thu giữ gồm:

- 01 (một) gói nilon hàn kín bên trong chứa tinh thể màu trắng (T khai là ma túy tổng hợp – hàng đá);

*Tại Kết luận giám định số 205/PC54-GĐMT ngày 01/02/2021 của Phịng kỹ thuật hình sự Cơng an tỉnh Đồng Nai, kết luận như sau:

Mẫu tinh thể màu trắng được niêm phong gửi đến giám định là ma túy, có khối lượng: 1,03892 gam loại: Methamphetamine.

Tại bản cáo trạng số: 304/CT-VKSBH ngày 05/05/2021, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Biên Hòa đã truy tố bị cáo: Lê Trọng T về tội “Tàng trữ

trái phép chất ma túy” theo quy định tại điểm o khoản 2 Điều 249 Bộ luật

hình sự.

Về tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và nhân thân của bị cáo:

Về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự: Khơng có.

Về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: Xét thấy, trong quá trình điều tra và tại phiên tòa, bị cáo tỏ thái độ thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải nên bị cáo được hưởng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm s khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự.

- Tại phiên tịa, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Biên Hòa giữ nguyên quyết định truy tố và đề nghị:

Xử phạt bị cáo Lê Trọng T 05 (năm) năm 06 (sáu) tháng tù giam nhưng

được trừ đi thời gian bị tạm giam trước đó; Về xử lý vật chứng:

- Căn cứ Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự, đề nghị Tịa án nhân dân thành phố Biên Hòa tuyên tịch thu tiêu hủy số ma túy còn lại sau giám định đựng trong gói niêm phong số: 205/PC54-GĐMT ngày 02/02/2021 của Phịng kỹ thuật hình sự Cơng an tỉnh Đồng Nai.

2.1.3. Một số hạn chế, vướng mắc trong áp dụng hình phạt tù có thời hạn trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong công tác xét, thực tiễn xét xử cho thấy việc áp dụng hình phạt tù có thời hạn cịn bộc lộ những hạn chế, vướng mắc gây ảnh hưởng không nhỏ tới quyền, lợi ích hợp pháp của người phạm tội, cũng như uy tín của cơ quan thực thi pháp luật. Các sai sót vướng mắc này thường tập trung chủ yếu ở những dạng sau đây:

Thứ nhất, vẫn cịn tình trạng ưu tiên áp dụng hình phạt tù có thời hạn trong hoạt động xét xử

Qua số liệu thống kê về các hình phạt chính được áp dụng tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai như phân tích ở trên thấy: Áp dụng hình phạt cảnh cáo chiếm tỷ lệ 9.8%; Áp dụng hình phạt tiền đối chiếm tỷ lệ 12.0%; áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ chiếm 18.9%; Áp dụng hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo chiếm 16.3%; Áp dụng hình phạt tù có thời hạn chiếm 43.1%. Tỷ lệ hình phạt tù có thời hạn được áp dụng cao rất nhiều lần so với các hình phạt khác. Trong số người phạm tội bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn thì có 36.7% người phạm tội có mức hình phạt từ 3 năm trở xuống [29]. Trên thực tiễn tại thành phố Biên Hịa việc áp dụng hình phạt tù có thời hạn với tỷ lệ cao như trên cho thấy những người áp dụng áp dụng pháp luật có phần ưu tiên việc áp dụng hình phạt tù có thời hạn. Nghị quyết số 49-NQ- TW ngày 02/06/2005 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách ngành Tư pháp đến năm 2020 đưa ra yêu cầu giảm hình phạt tù, mở rộng áp dụng hình phạt tiền, hình phạt cải tạo khơng giam giữ đối với một số loại tội phạm. Những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội mới xuất hiện trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, khoa học, công nghệ, an ninh mạng và điều kiện kinh tế hội nhập quốc tế... Xác định rõ căn cứ tạm giam; hạn chế việc áp dụng biện pháp tạm giam đối với một số loại tội phạm; thu hẹp đối tượng người có thẩm quyền quyết định trong việc áp dụng các biện pháp tạm giam. Việc tòa án ưu

tiên lựa chọn hình phạt tù có thời hạn để áp dụng xuất phát từ nhiều lý do như: Nhận thức của người áp dụng, dư luận xã hội và nhận thức của người dân rằng hành vi phạm tội phải bị trừng trị nghiêm khắc. Theo đó, mục đích giáo dục, phịng ngừa chung đứng sau mục đích trừng trị. Người áp dụng hình phạt cịn chưa thấy được hết lợi ích của việc giảm áp dụng hình phạt tù có thời hạn và tăng cường áp dụng các hình phạt khác khơng tước quyền tự do.

Ví dụ: Khoảng 09 giờ sáng ngày 23/05/2016 Đinh Thế Hồng có giấy phép lái xe, điều khiển xe chở 02 người ở đằng sau là anh Thành và chị Tiền đi từ chợ Đồn về hướng Biên Hoà. Khi đến đường Võ Thị Sáu thuộc phường Quyết Thắng, lúc này Hoàng lái xe chạy sát mép đường và ngủ gật nên khi thấy Anh Hậu và Anh quang dắt xe đạp đi bộ phía trước ngược chiều đã khơng xử lý kịp thời hậu quả đâm vào đầu xe đạp của anh Quang và anh Hậu, đẩy anh Quang và anh Hậu ngã về phía sau. Anh Quang được đưa đi cấp Cứu nhưng đã tử vong sau đó, cịn anh Hâu chỉ bị say sát nhẹ.Sau khi gây tai nạn, phía anh Hồng có bồi thường cho gia đình anh Quang 90 triệu đồng và anh hậu 05 triệu đồng, đồng thời cũng làm đơn xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Bị cáo có nhân thân tốt, thành khẩn khai báo.

Bản án sơ thẩm số 53/2016/HSST ngày 09/11/2016 của toà án nhân dân thành phố Biên Hoà tuyên bố bị cáo Đinh Thế Hoàng tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”. Xử phạt Đinh Thế Hoàng theo Khoản 1 Điều 202 BLHS với thời gian tù có thời hạn là 12 tháng.

Trong vụ án này, ta có thể thấy mọi hành vi của Bị cáo là sự vô ý để xảy ra lỗi vi phạm an tồn giao thơng gây tai nạn với Anh Quang và Anh Hậu. Sau đó người bị nạn đã được đưa đi cấp cứu, bị cáo cũng chủ động bồi thường 90 triệu đồng cho gia đình người bị hại. Bị cáo có ăn năn hối cải, thành khẩn khai báo và có nhân thân tốt. Theo khoản 1 điều 202 thì có thế phạt Tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng tới 3 năm. Điều này cho thấy luật quy định linh hoạt chứ không

nhất thiết phải áp dụng hình phạt tù.

Thứ hai, cịn tình trạng đánh giá chưa đúng các tình tiết, chứng cứ của vụ án khi định khung hình phạt trong một số vụ án.

Đánh giá các tình tiết tài liệu chứng cứ chứng minh trong vụ án hình sự chưa đúng, dẫn đến quyết định mức hình phạt khơng chính xác.

Việc nghiên cứu chứng cứ cịn có vụ chưa đảm bảo tính khách quan, tồn diện, chứng cứ cịn mang tính chủ quan do phụ thuộc nhiều vào các lời khai của đối tượng phạm tội, người làm chứng, bị hại, người biết việc mà chưa chú trọng nhiều đến chứng cứ khách quan như: Kết luận giám định, biên bản đối chất, nhận dạng hoặc khám nghiệm hiện trường.

Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ cịn được áp dụng tùy tiện ở nhiều vụ án, nhất là đối với các vụ phạm tội ít nghiêm trọng, như tội phạm đánh bạc nên có nhiều vụ cho hưởng án treo hoặc phạt tiền, phạt cảnh cáo. Nhiều vụ xử dưới khung hình phạt tối đa do áp dụng nhiều tình tiết giảm nhẹ. Qua đó làm giảm đi tính nghiêm minh của hình phạt dành cho đối tượng phạm tội.

Thứ ba, một số vụ án đã quyết định hình phạt khơng đúng (q nặng; quá nhẹ; cho hưởng án treo khơng tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm…)

Ví dụ: Bản án số 62/2017/HSST ngày 06/06/2017 của toà án nhân dân Thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai.

Vào lúc 20 giờ ngày 18/02.2017, Nguyễn Thanh Trí cùng bạn Lê Thanh Sang , Nguyễn Bá Đạt và Nguyễn Đức Phú đến hát karaoke tại quan Gia Bảo ở phường Tân Hạnh, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai. Khoảng 22 giờ Sang ra lấy bóp trong xe và quay vào quầy lễ tân thanh tốn tiền. Trí lấy xe đón Sang. Còn những người khác ra trước quán karaoke Gia Bảo chuẩn bị bắt taxi đi về. Lúc này Thái và Nam cũng đứng trước cửa đợi xe. Thấy trí lái xe tới, Thái bước ra chặn ra Trí, Nam đứng phía trước bên trái xe. Sau khi Sang lên xe, Thái nói với Trí xin đi nhờ, Nam nói xe Trí đè lên

chân Nam. Sau khi lùi xe lại thì bất ngờ Thái xơng lên giật mở cửa xe và đấm nhiều phát vào mặt Trí. Trí luống cuống bỏ chạy ra ngồi thì Nam và Đạt xong vào dùng tay và chân đấm đá Trí. Bạn của Đạt là Khánh chạy tới cầm ghế gỗ đập liên tiếp vào người Trí. Vì bị đánh hội đồng và bị đau nên Thanh thò vào túi áo rút dao đa năng và đâm một nhát vào bụng Nam và một nhát vào ngực Thái, Nam và Thái vùng ra và tiếp tục lao vào đánh Trí. Trí bỏ chạy, Thái và Nam đuổi theo nhưng chạy được một đoạn thì ngã xuống, trên đường đưa đi cấp cứu thì tử vong. Xem xét các căn cứ tình tiết của vụ án, Hội đồng kết luận: Nguyễn Thanh Trí phạm tội “ Giết người” do vượt q giới hạn phịng vệ chính đáng được quy định tại khoản 1 điều 96 BLHS. Bị hại cũng có lỗi vì “Tấn cơng Nguyễn Thanh Trí” dẫn tới việc bị cáo Nguyễn Thanh Trí làm bị cáo Nam và Thái tử vong. Theo khoản 1 điều 245 thì bị cáo Thái và Nam phạm tội gây rối trật tự nơi công cộng, bị hại cũng có lỗi. Xét thấy bị cáo Trí có sự ăn năn hối cải, thành khẩn khai báo, tiền án tiền sự chưa có, phạm tội ít nghiêm trọng nên cho bị cáo tự cải tạo. Sau khi xem xét hội đồng quyết định áp dụng khoản 1 điều 245; điểm p, h khoả 1, khoản 2 điều 46; điều 20; điều 53; khoản 1, khoản 2 điều 60 BLHS xử phạt bị cáo 12 tháng tù cho hưởng án treo.

Lật lại lý lịch của bị cáo về nhân thân: Năm 2008 bị cáo bị Toà Án nhân dân thành phố Biên Hoà xử phạt 12 tháng về tội “ Cố ý gây thương tích”. Sau đó thì bị cáo bị tồ án tỉnh Đồng Nai phúc thẩm xử phạt 3 tháng tù về tội “Không tố giác tội phạm”. Xem xét các yếu tố thấy bị cáo có nhân thân xấu và khơng đạt mục đích phạm tội lần đầu của tồ tun. Tuy lần này bị cáo phạm tội là do hành vi của Thái và Nam gây ra nhưng tuyên bị cáo phạm tội lần đầu là chưa thoả đáng đối với Nghị quyết số 01/2013/HĐTP-TANDTC ngày 06/11/2013 hướng dẫn về án treo của hội đồng thẩm phán toà án nhân dân tối cao. Bản án này được viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Nai kháng nghị cho bị cáo Trí hưởng án treo là khơng

đúng. Nên Toà án nhân dân tỉnh Đồng Nai đã huỷ bản án sơ thẩm về phần quyết định hình phạt của bị cáo Trí và yêu cầu xét xử lại.

2.1.4. Một số nguyên nhân của hạn chế, vướng mắc trong áp dụng hình phạt tù có thời hạn tại địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

Những hạn chế, vướng mắc nêu trên khi áp dụng hình phạt tù có thời hạn trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu tập trung ở những nguyên nhân sau:

Một là, nhận thức của một số chủ thể áp dụng pháp luật về hình phạt tù có thời hạn cịn chưa sâu sắc, thiếu thống nhất

Nguyên nhân đầu tiên dẫn tới những hạn chế, vướng mắc trong việc áp dụng hình phạt nói chung và hình phạt tù có thời hạn nói riêng xuất phát từ nhận thức của những người áp dụng hay nói cách khác là của các thành viên trong HĐXX. Quan trọng từ nhận thức của các người dân trong xã hội. Hình phạt được áp dụng khơng chỉ để trừng trị người phạm tội mà mục đích tốt đẹp hơn hình phạt hướng tới đó là giáo dục người phạm tội ý thức tuân theo pháp luật, quy tắc của cuộc sống và ngăn ngừa họ phạm tội mới. Nhưng để trừng trị người phạm tội thì có nhất thiết phải áp dụng hình phạt mang tính cách ly người phạm tội khỏi đời sống xã hội hay không. Hiện nay, không chỉ người dân mà cả những người trực tiếp áp dụng hình phạt đều có suy nghĩ đã phạm tội là phải trừng trị bằng biện pháp cách ly khỏi đời sống xã hội thì mới cải tạo tốt để thành cơng dân có ích cho xã hội.

Việc áp dụng hình phạt có thời hành như trên đã và đang gây quá tải cho hệ

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TÙ CÓ THỜI HẠN TỪ THỰC TIỄN (Trang 54 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)