Sử dụng găng tay riêng cho từng người bệnh là biện pháp phòng ngừa lây chéo và nhiễm khuẩn vết mổ. Việc hầu hết điều dưỡng viên sử dụng chung một đơi găng tay cho một nhóm người bệnh (chiếm 83.33%) có thể xuất phát từ hạn chế về kiến thức phòng chống nhiễm khuẩn hoặc ý thức trong việc thực hành quy trình. Đây là một vấn đề cần được lãnh đạo khoa giám sát, nhắc nhở cũng như nâng cao trình độ kiến thức phịng chống nhiễm khuẩn cho các nhân viên y tế.
26
Hình 6: Vết mổ sạch ổ bụng
Việc mang găng khi thay băng vết mổ nhằm bảo vệ cho người điều dưỡng và người bệnh. Qua quan sát chúng tôi thấy 100% điều dưỡng viên mang găng khi thực hiện nhiệm vụ. Việc sử dụng tấm trải nilon trải để tránh dịch tiết hay dung dịch rửa làm bẩn ga giường bệnh tuy nhiên việc này chưa được thực hiện. 100% xe thay băng có túi đựng đồ bẩn và khay quả đậu.
27
Điều dưỡng thực hiện đánh giá vết mổ trước khi thay băng là rất cần thiết và tất cả 100% điều dưỡng viên của khoa đều thực hiện tốt. Đánh giá vết mổ trước khi thay băng giúp điều dưỡng viên biết được tình trạng vết mổ (vết mổ tiến triển tốt hay có nguy cơ nhiễm khuẩn) để định hướng được cách chăm sóc phù hợp vết mổ cho người bệnh và báo cáo lại tình hình cho bác sĩ điều trị.
Rửa vết mổ: Đối chiếu với quy trình rửa vết mổ trong Hướng dẫn thực hành 55 kĩ thuật điều dưỡng cơ bản tập 2, nhà xuất bản giáo dục Việt Nam (2012) của Bộ Y tế chúng tôi thấy hầu hết điều dưỡng viên thực hiện đúng quy trình (chiếm 80%)[5].
Đối với 2 trường hợp nhiễm trùng vết mổ đã khảo sát được nhận thấy 100% điều dưỡng viên xử lý tốt, sau khi rửa xung quanh vết mổ điều dưỡng đều nặn ép hết mủ trong vết mổ, sau đó cắt lọc hết các tổ chức hoại tử.
Hình 8: VMNK sau khi đã được cắt lọc tổ chức hoại tử.
Thấm dịch, rửa giữa vết thương ra mép, rửa đến khi sạch: 100% điều dưỡng viên thực hiện đúng.
Thấm khơ, đặt gạc phủ kín vết mổ băng lại hoặc để thoáng theo chỉ định: Sau khi rửa, vết mổ được thấm khơ thì đặt gạc và băng lại. Trường hợp sau khi cắt chỉ thì vết mổ cũng được tiến hành rửa, thấm khơ rồi để vết mổ thơng thống. 100% điều dưỡng tại khoa thực hiện đúng quy trình.
28
Thu dọn dụng cụ: Sau khi đã tiến hành thay băng xong điều dưỡng viên thu dọn dụng cụ, tháo găng và ghi hồ sơ bệnh án. Do số lượng người bệnh cần thay băng nhiều nên việc ghi hồ sơ bệnh án không được làm ngay mà thực hiện sau khi điều dưỡng viên kết thúc việc thay băng cho nhóm người bệnh được phân cơng. Thực tế này dẫn đến việc ghi chép có thể thiếu sót về tình trạng vết mổ của người bệnh. Chính vì vậy việc tăng cường thêm số lượng điều dưỡng viên là hết sức cần thiết để đảm bảo chất lượng chăm sóc người bệnh của khoa.
4.3.2. Nguyên nhân những việc thực hiện được và chưa thực hiện được
Công tác thay băng được các điều dưỡng viên của khoa thực hiện tương đối hiệu quả. Để đạt được kết quả như vậy là sự kết hợp của rất nhiều yếu tố như nhân lực, sự đầu tư trang thiết bị, nghiệp vụ chuyên môn của các điều dưỡng viên cũng như công tác quản lý tổ chức của lãnh đạo khoa:
Tại khoa đã có tới 5 cử nhân điều dưỡng đại học và tất cả các điều dưỡng trong khoa đều có trách nhiệm trong chăm sóc sức khỏe người bệnh.
Hầu hết các điều dưỡng của khoa thường xuyên được tập huấn để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn. Hàng năm được tổ chức thi tay nghề cọ sát và học hỏi giữa các đồng nghiệp. Tháng 5 hàng năm các điều dưỡng viên của khoa sẽ thi tay nghề 1 lần gồm các phần: lý thuyết, thực hành và thi ứng xử.
Đã áp dụng Thông tư 07/2011/TT-BYT “ Hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện”.
Ngồi những việc đã thực hiện tốt trong quy trình thay băng thì cũng cịn một số vấn đề tồn tại mà cần được giải quyết. Nguyên nhân của những tồn tại chưa làm được này là:
Khoa Ngoại tổng hợp có tổng số 16 điều dưỡng viên. Mỗi ngày có khoảng 8 điều dưỡng viên trực tiếp tham gia chăm sóc người bệnh, số cịn lại thực hiện cơng tác hành chính, phịng cấp cứu, đón tiếp người bệnh và nghỉ trực. Mặt khác trung bình một ngày khoa điều trị khoảng 60 – 70 người bệnh. Nhân lực ít mà người bệnh thường xuyên trong tình trạng quá tải dẫn đến việc điều dưỡng viên thực hiện thay băng khẩn trương.
Điển hình đầu tiên là công tác giao tiếp với người bệnh của điều dưỡng viên: do khối lượng công việc của một điều dưỡng viên cho một nhóm người
29
bệnh được giao quá lớn như đã phân tích bên trên dẫn đến thời gian giải thích, động viên trước khi tiến hành thay băng cho một người bệnh là ít hoặc khơng có. Sự phối hợp của người bệnh với nhân viên y tế cũng giảm từ đây, nhất là khi đặc thù của người bệnh sau phẫu thuật chịu nhiều đau đớn, hay cáu gắt và hay than phiền về tình trạng bệnh tật của bản thân.
Rửa tay là một bước rất quan trọng việc ngăn ngừa nhiễm khuẩn nhưng cơng tác này cịn hạn chế với các điều dưỡng tại khoa. Nguyên nhân chủ yếu là do việc quá tải công việc và việc thiếu cơ sở vật chất phục vụ cho việc rửa tay thường quy: bồn rửa tay tại mỗi phòng bệnh, dung dịch sát khuẩn tay nhanh tại mỗi xe thay băng.
Tỉ lệ điều dưỡng đạt trình độ đại học, cao đẳng chiếm 75% và vẫn còn 25% điều dưỡng trình độ trung cấp. Chính vì vậy trong quy trình rửa vết mổ một số điều dưỡng viên cịn thực hiện chưa đúng quy trình.
Việc tuân thủ trang phục bảo hộ (mũ, thay găng khi tiếp tục người bệnh mới), trải tấm nilon trước khi tiến hành thay băng còn chưa được thực hiện do không được trang bị đầy đủ.
Việc thiếu trang thiết bị của khoa dẫn tới quyền lợi sử dụng một bộ dụng cụ đựng riêng trong từng hộp sắt của một người bệnh chưa được đáp ứng đầy đủ. Việc này ảnh hưởng không nhỏ đến công tác kiểm sốt và phịng chống NKVM.
4. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHẢ THI 4.1 Đối với Bệnh viện và khoa phòng 4.1 Đối với Bệnh viện và khoa phòng
Bệnh viện xây dựng kế hoạch bổ sung nhân lực đặc biệt là đội ngũ điều dưỡng viên, kĩ thuật viên để giải quyết tình trạng quá tải người bệnh, đảm bảo chất lượng chăm sóc và điều trị.
Do số lượng điều dưỡng viên trình độ cao đẳng, trung cấp còn chiếm tỉ lệ cao trong khoa nên khoa cần có kế hoạch trình Ban giám đốc bệnh viện để cử các điều dưỡng viên đi học các lớp đại học liên thơng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Bệnh viện đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ để tạo điều kiện tốt nhất cho nhân viên y tế thực hiện công tác thay băng vết mổ.
30
Thường xuyên mở các lớp tập huấn, cập nhật các kiến thức mới cho điều dưỡng viên về chăm sóc vết mổ cho người bệnh.
Bệnh viện và khoa cần có thêm những cải tiến trong quy trình thay băng để phù hợp với điều kiện thực tế của khoa nhưng vẫn đảm bảo quy định của Bộ y tế.
Điều dưỡng trưởng khoa cần có sự quản lý và giám sát chặt chẽ hơn đối với quy trình thay băng để có những nhắc nhở và thay đổi cho việc thực hiện quy trình của điều dưỡng viên.
Có các cuộc thăm dị ý kiến phản hồi của người bệnh và người nhà người bệnh về công tác thay băng vết mổ.
4.2 Đối với người điều dưỡng.
Ln có tinh thần học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp qua đó nâng cao kiến thức chăm sóc người bệnh và kĩ thuật thực hiện thủ thuật thay băng vết mổ.
Thường xuyên cập nhật và tiếp cận các phương pháp chăm sóc mới và các quy chuẩn mới về quy trình chăm sóc do Bệnh viện và Bộ y tế ban hành.
Chấp hành nghiêm chỉnh quy trình kiểm sốt nhiễm khuẩn, tăng cường trang bị kiến thức chăm sóc vết mổ để phịng NKVM cho người bệnh.
5. KẾT LUẬN
Qua thực tiễn tìm hiểu về cơng tác thay băng vết mổ tại Khoa ngoại tổng hợp – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định chúng tôi nhận thấy:
1.Thực tiễn thay băng vết mổ
Điều dưỡng viên của khoa đã thực hiện chăm sóc người bệnh một cách tận tâm,. Hầu hết nhân viên có thái độ chăm sóc nhiệt tình, niềm nở.
Điều dưỡng có thâm niên cơng tác ( chiếm 81,25%) và điều dưỡng có trình độ đại học, cao đẳng cao (chiếm 75%) là yếu tố lợi thế để đạt được hiệu quả tốt trong công tác thay băng.
Người điều dưỡng thực hiện đầy đủ các bước trong quy trình thay băng vết mổ, đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn
Những tồn tại: trong thực hiện quy trình thay băng: một số dụng cụ còn thiếu (túi trải nilon; găng tay còn dùng chung cho một số người bệnh); sau khi
31
kết thúc quy trình thay băng điều dưỡng viên thường ghi hồ sơ bệnh án chỉ khi đã hồn thành cơng việc cho một nhóm người bệnh.
2.Những đề xuất, giải pháp
Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ tốt cho việc thay băng thường quy. Giảm tải khối lượng công việc cho điều dưỡng của khoa bằng chính sách tăng cường nhân lực.
Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, các buổi hội thảo để điều dưỡng viên cập nhật và nâng cao tay nghề.
Điều dưỡng trưởng khoa và Phòng thanh tra Bệnh viện cần phối hợp chặt chẽ để giám sát liên tục việc thực hành thay băng vết mổ tại khoa.
Bệnh viện cần có những cải tiến trong quy quy trình thay băng để phù hợp với điều kiện thực tế của khoa nhưng vãn đảm bảo quy định của Bộ y tế.
Điều dưỡng viên chủ động trong việc lập kế hoạch chăm sóc vết mổ cho nhóm người bệnh được giao. Không ngừng học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp cũng là một giải pháp giúp nâng cao tay nghề và hiệu quả chăm sóc người bệnh.
32
TÀI LIỆU THAM KHẢO Việt Nam:
1.Bộ y tế (2012), Kĩ năng thực hành điều dưỡng, Nhà xuất bản Y học. 2.Bộ y tế (2010), Giáo trình điều dưỡng cơ bản, Nhà xuất bản Y học.
3.Bộ Y tế (2003), Tài liệu hướng dẫn quy trình chống NKBV Tập 1, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
4.Bệnh viện Đại học Y dược Huế (2016), “Dự phòng nhiễm khuẩn vết mổ”, Trang điện tử Đại học Y dược Huế.
5.Bộ Y tế (2010), Hướng dẫn thực hành 55 kĩ thuật điều dưỡng cơ bản Tập 2,
Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
6.Sở Y tế Nam Định (2017), “Báo các tự kiểm tra, đánh giá chất lượng bệnh
viện năm 2017”, Trang điện tử bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định.
7.Bộ Y tế (2012), “Hướng dẫn phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ”, Nghị quyết số 3671/QĐ-BYT.
8.Bộ Y tế (2015), Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Tài liệu đào tạo: Chăm sóc vết
mổ dựa theo tiêu chuẩn năng lực của Điều dưỡng Việt Nam, Nhà xuất bản giáo
dục Việt Nam.
9. Phan Thị Dung, Nguyễn Tiến Quyết và CS (2014-2015), “Đánh giá hiệu
quả chương trình đào tạo chăm sóc vết thương theo chuẩn năng lực tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức năm 2014-2015”, Báo cáo tại hội nghị khoa học điều
dưỡng Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức lần thứ VII tại Hà Nội năm 2015, Tạp chí nghiên cứu khoa học.
10. .Ngô Thị Huyền và CS (2012), Đánh giá thực hành chăm sóc vết thương và
tìm hiểu một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Việt Đức năm 2012, Y học thực
hành.
11.Phùng Thị Huyền, Nguyễn Hoa Pháp và CS (2012), Thực trạng và một số
yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ quy trình thay băng thường quy của Điều dưỡng Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2011, Y học thực hành.
Nước Ngoài:
12. Hadcorck JL (2000), The development of a standardised approach to wound
33
13.Carol Tweed and Mike Tweed (2008), Intensive care Nurses’knowledge of Pressure Uicers, Development of an Assessment Tool and Effect of an Educationtnal Program ed, Am J Crit Care.
14. Wound UK. 8 Geraldine Mccarth, Nurse’s Krowledge and competece in
34
PHỤ LỤC
Số……... PHIẾU ĐIỀU TRA
QUY TRÌNH THAY BĂNG THƯỜNG QUY VẾT MỔ TẠI KHOA
NGOẠI TỔNG HỢP
BỆNH VIỆN ĐA KhOA TỈNH NAM ĐỊNH
Phần I. Thông tin chung
1.Họ tên người bệnh:…………………………………………………Tuổi………. 2.Ngày giờ vào viện:……………………………………………………………… 3.Chẩn đoán y khoa:……………………………………………………….
4.Phương pháp phẫu thuật Nội soi
Mổ mở
5.Vị trí vết mổ:…………………………………………………………………… 6.Ngày giờ phẫu thuật……………………………………………………………. 7.Lần thay băng thứ…..
7.Tình trạng vết mổ
Vết mổ không nhiễm khuẩn Vết mổ nhiễm khuẩn
Phần II. Bảng kiểm Quy trình thay băng thường quy vết mổ.
(Sinh viên điều tra tích dấu vào cột Có nếu người điều dưỡng thực hiện đúng bước và cột Không nếu người điều dưỡng chưa thực hiện hoặc thực hiệc chưa chính xác.)
STT NỘI DUNG Có Khơng
*Chuẩn bị người bệnh
1 Xem y lệnh và đối chiếu với người bệnh 2 Giải thích, động viên người bệnh
*Chuẩn bị người Điều dưỡng 3 Điều dưỡng mặc áo, mũ, khẩu trang 4 Điều dưỡng rửa tay thường quy
35
STT `NỘI DUNG Có Khơng
*Chuẩn bị dụng cụ
5 Khay chữ nhật: kéo, băng dính hoặc cuộc băng, 2 đơi găng tay.
6 Dung dịch rửa vết mổ, cốc đựng dung dịch rửa vết mổ. 7 Hộp đựng dụng cụ thay băng vết mổ: 2 kìm Kocher, 2
kẹp phẫu tích, 1 kéo cắt chỉ.
8 Hộp vô khuẩn: gạc miếng, gạc củ ấu.
9 Chậu đựng dung dịch khử khuẩn, tấm nilon, túi đựng đồ bẩn, khay quả đậu.
*Kĩ thuật tiến hành
10 Điều dưỡng mang găng, trải nilon, đặt người bệnh nằm tư thế thuận lợi, bộc lộ vết mổ.
11 Đặt túi đựng đồ bẩn, tháo/cắt băng cũ, nhận định vết thương, thay băng.
12 Điều dưỡng mang găng, rửa sạch xung quanh vết thương (trừ mép vết thương ra ngoài)
13 Nặn hết mủ trong mép vết mổ ( đối với vết mổ nhiễm khuẩn)
14 Thấm dung dịch, rửa từ giữa vết thương ra mép, rửa đến khi sạch.
15 Thấm khô, đặt gạc phủ kín vết thương băng lại hoặc để thống theo chỉ định.
*Thu dọn dụng cụ.
16 Thu dọn dụng cụ,tháo găng, ghi phiếu chăm sóc. Tổng số % (Có) thực hiện.
Tổng số % chưa thực hiện.