Mỗi phương thức TTKDTM lại có những đặc điểm riêng, muốn phát triển phải đòi hỏi những điều kiện khác nhau. Vì vậy, bên cạnh các biện pháp nhằm phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt , tôi xin đề xuất một số biện pháp áp dụng cho từng phương thức như sau.
3.2.2.1 Thanh toán bằng Séc
Séc là một lĩnh vực không còn mới ở Việt Nam song tính phổ dụng còn thấp và chưa có một sự đầu tư đáng kể nào, vì vậy séc chưa được hình thành thành một thị trường thống nhất. Hiện nay trên thế giới đã hình thành hai mô hình để xây dựng trung tâm xử lý séc: Mô hình cũ (xử lý séc truyền thống) và mô hình mới (mô hình có sự can thiệp của công nghệ hiện đại). Ở Việt Nam nên đi theo con đường thứ hai. Việt Nam là
một nước đi sau, vì vậy rút ngắn thời gian là một việc làm cần thiết. Việt Nam có thể xây dựng thị trường séc bằng các biện pháp sau:
- Ngân hàng có thể thành lập trung tâm xử lý séc ở ba miền như: Hà Nội - Đà Nẵng - Thành phố Hồ Chí Minh. Sự lựa chọn này là có cơ sở, bởi vì 3 thành phố này chiếm tới 80 % số lượng séc trong toàn quốc. Bên cạnh đó, ngân hàng nên cho phép sử dụng rộng rãi séc ở ngoài phạm vi các thành phố, tỉnh cùng tham gia vào trung tâm này.
Các chi nhánh ngân hàng sẽ gửi tờ séc và các thông tin về séc đến ngân hàng nhà nước để kiểm tra, kiểm soát chúng và thanh toán bù trừ, sau đó phân loại và gửi các séc đến ngân hàng phát hành. Ngoài việc thanh toán qua trung tâm bù trừ, các ngân hàng trên cùng địa bàn có thể mở tại nhau các tài khoản song biên clearing. Tài khoản này hoạt động trên nguyên tắc phục vụ lẫn nhau việc thu hộ, chi hộ trong những phạm vi thanh toán đã được thoả thuận trước giữa các ngân hàng với nhau trong đó có séc cá nhân. Đến kỳ các ngân hàng đối chiếu song biên với nhau để quyết toán số tiền đã thu hộ, chi hộ và thanh toán với nhau các khoản phải thu, phải chi. Các ngân hàng không nên tính lãi những tài khoản này, không bắt buộc duy trì số dư ký quĩ khi làm thủ tục mở và trong suốt quá trình hoạt động. Tài khoản song biên này sẽ giúp cho quá trình thanh toán séc được nhanh chóng hơn và khi có sự cố sẽ rút ngắn thời gian xử lý.
- Ngân hàng nên phát hành thẻ séc dùng song song với séc cá nhân. Mục đích của việc ra đời thẻ này là tạo tâm lý an tâm khi sử dụng và hạn chế khả năng sử dụng thẻ bất hợp pháp. Trên thẻ séc ghi đầy đủ các yếu tố để đảm bảo cho thanh toán như: Họ tên chủ tài khoản, địa chỉ, số chứng minh nhân dân, số hiệu, tên ngân hàng giao dịch, số của thẻ séc.Khi người thụ hưởng có tài khoản ở một ngân hàng và muốn phát hành séc, ngân hàng sẽ cấp cho chủ tài khoản một thẻ séc kèm theo số séc đã nhượng, có nghĩa là ngân hàng nhượng séc đảm bảo khả năng chi trả cho người thụ hưởng, có thể gọi đây là chứng chỉ thanh toán do ngân hàng nơi mở phát hành cho người sử dụng séc, một loại dùng trongphát hành séc không thể chuyển nhượng. Có thể khi cần thiết ngân hàng nên nghiên cứu thủ tục
uỷ quyền sử dụng thẻ séc giống như người được uỷ quyền phát hành séc hiện nay.
- Ngân hàng cũng nên quan tâm đến séc cá nhân có đảm bảo khả năng chi trả của ngân hàng thương mại. Từ một bộ phận dân cư có sử dụng séc thanh toán
(Có bảo chi cả sổ séc lẫn mức khống chế không quá một số tiền nhất định khi mỗi tờ séc trao tay)cótác dụng kích thích nhu cầu thanh toán. Tuỳ theo từng giai đoạn, ngân hàng có thể qui định séc không được chuyển nhượng và séc được chuyển nhượng. Đối với những khách hàng có uy tín hoặc có những đảm bảo phù hợp, ngân hàng có thể cấp tín dụng bằng cách áp dụng hình thức thấu chi (Tính lãi tiền vay khi vượt quá số dư trong một thời hạn nhất định). Với doanh nghiệp khi bán hàng cho dân cư sử dụng séc thanh toán thì doanh số bán hàng bằng các hình thức thanh toán qua ngân hàng nên được miễn hoặc giảm thuế trong những thời kỳ nhất định
3.2.2.2 Thanh toán bằng thẻ thanh toán
- Mở rộng đối tượng sử dụng thẻ: Thực tế hiện nay thì thẻ tín dụng thường chỉ được một số đối tượng có thu nhập cao sử dụng. Thời gian tới, bên cạnh đối tượng khách hàng truyền thống này, các NHTM nên mở rộng việc sử dụng thẻ tới những bộ phận dân cư như: những người sống ở thành thị, những người làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp có thu nhập cao như các công ty liên doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước có thu nhập cao, ổn định (dầu khí, bưu điện, hàng không). Và trong tương lai xa hơn, NHTM nên quan tâm đến đối tượng là những người có thu nhập trung bình, ổn định trong xã hội, đây là đối tượng chiếm đa số ở Việt Nam.
- Đa dạng hoá sản phẩm, tạo ra những sản phẩm thẻ tín dụng mới phù hợp với điều kiện VN. Tiến hành tạo ra các sản phẩm thẻ liên kết với các doanh nghiệp lớn có uy tín hoạt động trong lĩnh vực sản xuất vật chất cũng như các ngành, dịch vụ như: siêu thị, khách sạn, cửa hàng bán xăng dầu, đại lý bán vé máy bay, đại lý bảo hiểm…
- Một vấn đề hiện nay nhiều người sử dụng thẻ thanh toán quan tâm là việc thu phí thanh toán. Nhiều ngân hàng hiện nay đã và đang thực hiện thu phí đối với các giao dịch rút tiền, chuyển khoản, xem số dư và in sao kê tại các máy ATM của các NH khác trong liên minh Smartlink và Banknet. Mức phí thu cụ thể được thực hiện đúng quy định của Smartlink và Banknet. Trong một số trường hợp việc thu phí này là rất không công bằng và không hợp lý với khách hàng. Vì vậy, để người dân có thể an tâm hơn trong các giao dịch thanh toán của mình thì các ngân hàng nên thận trọng với từng mức phí đưa ra. Khách hàng chỉ sẵn sàng chấp nhận một mức phí nào đó nếu họ cảm thấy thực sự hài lòng với
chất lượng dịch vụ mà các ngân hàng mang lại.
- Ngày 24/8/2007, thống đốc Ngân hàng nhà nước đã ban hành Chỉ thị số 20/2007/CT-TTg thực hiện trả lương qua tài khoản đối với những đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Dịch vụ thẻ từ đó đã đóng vai trò quan trọng để thực hiện những mục tiêu kinh tế xã hội. Tuy nhiên, tình hình hịên nay cho thấy còn có nhiều vướng mắc xung quanh vấn đề này. Việc thiếu hụt nghiêm trọng hệ thống ATM, ở những vùng nông thôn không có ATM, người dân phải ra thị trấn hoặc thành phố mới rút được. Thêm vào đó tình trạng công nhân ở các khu công nghiệp, khu chế xuất phải xếp hàng dài đợi hàng giờ mới rút được tiền không phải là chuyện hiếm. Tình hình này đòi hỏi các NHTM cần rà soát toàn bộ cơ sở hạ tầng cung ứng dịch vụ trả lương qua tài khoản (số lượng và phân bổ máy ATM trên địa bàn; tình trạng an toàn về điện, chất lượng đường truyền, các dịch vụ tiếp quỹ, chăm sóc khách hàng, xử lý trục trặc kỹ thuật, thắc mắc, khiếu nại….) theo hướng mở rộng, tăng cường lắp đặt máy ATM trên địa bàn.
3.2.2.3 Thanh toán bằng thư tín dụng
- Trước hết cần tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu phát triển. Qua nghiên cứu lý luận ở trên, trước hết chúng ta thấy rõ vai trò của ngân hàng trong quá trình thực hiện quá trình thanh toán quốc tế: vừa làm trung gian thu hộ tiền, vừa thực hiện chi trả tiền hàng theo lệnh, vừa làm đảm bảo cam kết sẽ thanh toán theo yêu cầu của khách hàng, đó là nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng. Ngân hàng muốn tăng lợi nhuận thì phải cải tiến mở rộng các sản phẩm dịch vụ đáp ứng được yêu cầu đa dạng hoá của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thông qua đó mà góp phần thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu phát triển.
- Áp dụng nhiều biện pháp để phòng ngừa và ngăn chặn rủi ro cho các doanh nghiệp trong thực hiện giao dịch bằng L/C. Cụ thể các doanh nghiệp khi tham gia LC cần tìm hiểu bạn hàng kỹ lưỡng, tham khảo ý kiến ngân hàng về quá trình kinh doanh của đối tác, nghiên cứu kỹ quy định về điều khoản phạt trong hợp đồng (Penalty), yêu cầu cả hai bên ký quỹ tại một ngân hàng để đảm bảo thực hiện hợp đồng , yêu cầu phải đưa ra những công cụ đảm bảo an ninh thanh toán của ngân hàng như Standby L/C, Bank Guarantee, Performance Bond.. (chỉ áp dụng đối với những hợp đồng lớn và khách hàng không quen biết nhau) để đảm bảo quyền lợi của nhà nhập khẩu
Nhìn chung, trong các cuộc giao thương quốc tế ngày nay, thanh toán theo L/C luôn là phương thức thanh toán quan trọng nhất giữa những đối tác kinh doanh bởi L/C tạo ra sự an tâm và thuận lợi tối đa cho các công ty. Nhưng dù an toàn và tiện lợi đến mấy thì thanh toán qua L/C vẫn không thể tránh khỏi các rủi ro và tranh chấp phát sinh. Doanh nghiệp cần sớm chuẩn bị cho mình những kiến thức về L/C đồng thời lường trước được những rủi ro trong quá trình thanh toán L/C. Có thế việc mua bán hàng hoá mới diễn ra nhanh gọn và L/C sẽ thực sự trở nên hiệu quả.