Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Các quyền con người, quyền cơng dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được cơng nhận, tôn trọng và bảo vệ, đảm bảo” theo Hiến
pháp và pháp luật [30, tr.13]. Ở Việt Nam, việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người là mục tiêu nhất quán xuyên suốt của Đảng và Nhà nước. Quyền con người là quyền hiến định. Nhằm cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013, tại Điều 1 BLHS năm 2015 có quy định bảo vệ quyền con người, quyền cơng dân là một trong những nhiệm vụ của BLHS. Có thể thấy, những năm gần đây, đánh giá chung hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, cụ thể là hoạt động của TAND trong cả nước cũng như ở từng địa phương trong đó có thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được những thành quả nhất định trong cơng tác áp dụng pháp luật hình sự về việc xét xử vụ án hình sự nhằm bảo vệ và đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Mặc dù, vẫn còn những hạn chế, tồn tại nhất định nhưng không đáng kể. Vấn đề bảo vệ và đảm bảo quyền con người,
quyền của người bị buộc tội trong hoạt động áp dụng pháp luật hình sự nói chung, cụ thể trong hoạt động định tội danh và áp dụng hình phạt nói riêng đối với người bị kết án cần phải được quan tâm nhiều hơn nữa để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của họ một cách tốt nhất.
Nhằm bảo vệ quyền con người trong công tác xét xử và trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, cụ thể giải quyết các vụ án về tội phạm cụ thể yêu cầu đặt ra cho các chủ thể tiến hành tố tụng, trong đó có cơ quan TAND phải tuân thủ đúng các nguyên tắc pháp chế cũng như đảm bảo các nguyên tắc xử lý đối với người phạm tội như mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, cơng minh, đúng pháp luật, mọi người phạm tội phải được bình đẳng trước pháp luật,… tính hướng thiện phải đảm bảo trong việc xử lý người phạm tội, đề cao hiệu quả phịng, ngừa tội phạm. Hình phạt mà TAND tuyên phạt bị cáo phải đảm bảo tính đúng đắn, phù hợp và có tính khả thi và hiệu quả đối với người bị kết án, đáp ứng mục đích của hình phạt đề ra [9, tr.49].
Do vậy, pháp luật hình sự có nhiệm vụ bảo vệ quyền con người trong áp dụng pháp luật để giải quyết các vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe danh dự, nhân phẩm nói chung cũng như các vụ án về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh. Đây là trách nhiệm của các chủ thể tiến tố tụng trong đó có cơ quan tư pháp để thực thi công lý, bảo vệ quyền con người và sự cơng bằng xã hội, góp phần thực hiện hiệu quả trong cơng tác phịng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.