Tỉnh Cao Bằng

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP (Trang 73 - 97)

phương. Qua thực tiễn đã chứng minh chủ trương, đường lối của đảng, chính sách của nhà nước, Nghị quyết của tỉnh đối với phát triển hợp tác xã nông nghiệp là đúng đắn, phù hợp với quy luật khách quan, trình độ của tỉnh Cao Bằng. Tuy nhiên vẫn cần chú ý tới những hạn chế, khó khăn cịn tổn tại của tỉnh Cao Bằng.

Chương 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NƠNG NGHIỆP TẠI TỈNH CAO BẰNG

3.1. Định hướng thực hiện chính sách phát triển Hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Cao Bằng

3.1.1. Bối cảnh trong nước và thế giới * Bối cảnh trong nước

Tình hình thế giới ngày càng phức tạp và tương đối bất ổn; khí hậu ngày càng khắc nghiệt; thiên tai, dịch bệnh diễn ra với tần xuất lớn, thường xuyên và khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (động đất, cháy rừng, khí hậu nóng lên, v.v.). Mặc dù hịa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế chủ đạo của thế giới, khu vực, kinh tế ngày càng phát triển, các chuỗi cung ứng toàn cầu tạo sự liên kết chặt chẽ của nền kinh tế thế giới. Đồng thời với nó là sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các nền kinh tế, tình hình đó đã tác động phát triển kinh tế tập thể, nòng cốt là hợp tác xã. Điều đó đã minh chứng vai trò kinh tế tập thể trong nền kinh tế thị trường rất quan trọng, do đó việc phát triển kinh tế tập thể ở các quốc gia vẫn là xu thế chung là quy luật tất yếu của kinh tế thị trường hiện nay.

Việt Nam đang tham gia ngày càng sâu rộng vào tiến trình tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế với các cam kết mở thị trường về thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư theo các Hiệp định thương mại tự do song phương, khu vực. Ngoài việc là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) từ tháng 01/2017, đến nay nước ta đã tham gia 13 hiệp định Mậu dịch tự do, đặc biệt là đã ký kết Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do và Hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA và IPA). Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế theo những hiệp định Mậu dịch tự do, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang mở ra cho nước ta nhiều cơ hội cũng như thách thức.

* Bối cảnh thế giới

Hịa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn của tình hình thế giới và khu vực. Phát triển bền vững, tăng trưởng xanh là xu thế bao trùm. Liên

hợp quốc cam kết thực hiện Chương trình nghị sự về phát triển bền vững đến năm 2030 có ảnh hưởng đến phương thức tăng trưởng và hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư trên thế giới trong những năm tới.

Tình hình kinh tế thế giới đang trên đà phục hồi, các nền kinh tế phát triển đang có dấu hiệu tăng trưởng tốt.

Trong xu thế hội nhập, tồn cầu hóa và cạnh tranh gay gắt, xu hướng chung của thế giới hướng đến sử dụng hàng hóa an tồn, có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng cao, đặc biệt là hàng nơng sản hữu cơ, địi hỏi các hợp tác xã phải thích ứng với thị trường bằng những sản phẩm đạt tiêu chuẩn.

Thương mại điện tử được xem như một trong những giải pháp hiệu quả, bền vững để các hợp tác xã nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường cũng như tham gia vào các hoạt động kinh tế trước cách mạng cơng nghiệp 4.0.

Biến đối khí hậu và hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội đồng thời cũng là thách thức lớn cho các thành phần kinh tế trong đó có hợp tác xã, địi hỏi các hợp tác xã phải năng động, sáng tạo, nắm bắt thông tin, tiếp cận khoa học, công nghệ tiên tiến để áp dụng vào sản xuất, phù hợp với thực tế Việt Nam.

3.1.2. Xu hướng hợp tác, liên kết trong sản xuất, thương mại

Trong thời gian tới, các quốc gia tham gia ngày càng sâu vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị tồn cầu. Xuất hiện nhiều hình thức liên kết kinh tế mới, các định chế tài chính quốc tế, khu vực, các hiệp định song phương, đa phương thế hệ mới. Trong khi đó, Việt Nam sẽ phải thực hiện đầy đủ các cam kết trong Cộng đồng kinh tế ASEAN và WTO, tham gia các hiệp định thương mại tự do, hội nhập quốc tế với tầm mức sâu rộng hơn rất nhiều so với giai đoạn trước.

Yêu cầu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chất lượng, an tồn, đặc biệt là nơng sản, thực phẩm là một xu hướng tất yếu; đòi hỏi các hợp tác xã phải hợp tác, liên kết sản xuất, thương mại, đẩy mạnh thực hiện liên kết ngang giữa những người sản xuất và liên kết dọc theo chuỗi giá trị sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm xuất khẩu. Trong liên kết phải lựa chọn các hợp tác xã có tính tương đồng trong tổ chức sản xuất cùng một loại sản phẩm hoặc hợp tác xã cung ứng những sản phẩm, dịch vụ nhằm phục vụ tốt cho nhu cầu sản xuất của thành viên.

Xu hướng liên kết chính là xu hướng mới trong tổ chức sản xuất quy mô lớn, hiện đại mà thế giới đang thực hiện.

Mỗi địa phương trong cả nước có ưu thế riêng về thổ nhưỡng, khí hậu cũng như cây trồng, vật ni, chính vì vậy việc thành lập các mơ hình hợp tác xã hoạt động với quy mô liên xã, liên huyện với những sản phẩm chủ lực của địa phương là một xu thế tất yếu mà các hợp tác xã cần hướng tới.

3.1.3. Cơ hội, thách thức, dự báo xu hướng phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã thời gian tới

Những cơ hội: các hợp tác xã nơng nghiệp có nhiều cơ hội được học

hỏi, cọ sát và nâng cao năng lực; tiếp nhận công nghệ sản xuất và công nghệ quản lý mới; thu hút đầu tư nước ngoài, nhất là từ các đối tác lớn, có cơng nghệ nguồn; mở rộng xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu nông sản và nông sản chế biến. Hội nhập cũng tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, từ đó nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế nhất là vị thế trong khu vực.

Những thách thức: cạnh tranh hàng hóa sẽ diễn ra rất gay gắt, cả thị trường trong nước và quốc tế. Sản phẩm của Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các sản phẩm mới, kể cả sản phẩm nội địa và đặc biệt là sự xâm lấn của thị trường nước ngoài sau khi các hàng rào thuế quan dần được xoá bỏ theo các thoả thuận thương mại quốc tế mà Việt Nam tham gia. Những thuận lợi của thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” có thể sẽ khơng cịn duy trì được lâu, kết hợp với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 dẫn tới lợi thế lao động rẻ của Việt Nam sẽ khơng cịn; lợi thế tài ngun cũng đang giảm dần, tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là thách thức lớn thay thế nguồn lao động dồi dào trong xã hội, hàng triệu lao động có thể mất và phải chuyển đổi việc làm.

Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ gia tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia vào thị trường bên ngoài và do vậy, khiến nền kinh tế dễ bị tổn thương trước những biến động của thị trường quốc tế như cách cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới hay nạn khủng bố,... Thách thức khi khơng thích ứng với tình hình mới và bị tụt hậu ngày càng xa hơn về công nghệ,…Bên cạnh đó, trước sự phát triển khơng ngừng của đời sống, sản xuất, tốc độ gia tăng dân số, đơ

thị hóa mạnh mẽ và u cầu ngày càng cao về sản phẩm an toàn, chất lượng, an ninh lương thực, đã tạo sân chơi mới cho các hợp tác xã. Khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã phải đối mặt và giải quyết có hiệu quả vấn đề về chất lượng và cạnh tranh. Hiện nay, sản phẩm nông nghiệp vẫn sản xuất nhỏ lẻ nên khâu kiểm sốt sau thu hoạch cịn yếu, thơng tin về thị trường không cập nhật, không đáp ứng các tiêu chuẩn để xuất khẩu đi nước ngoài.

Dự báo xu hướng phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã thời gian tới

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã có nhiều cơ hội phát triển, song cũng đối diện với nhiều thách thức đòi hỏi Nhà nước, cũng như cộng đồng hợp tác xã phải có một tư duy mới, cách nhìn mới và có các giải pháp nhằm phát triển hợp tác xã một cách bền vững. Trong thời gian tới, yêu cầu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chất lượng, an tồn, đặc biệt là nơng sản, thực phẩm là một xu hướng tất yếu, đòi hỏi các hợp tác xã phải hợp tác, liên kết sản xuất, làm tốt công tác xúc tiến thương mại, nắm bắt tốt thông tin để phát triển thị trường, đẩy mạnh thực hiện liên kết ngang giữa những người sản xuất với hợp tác xã và liên kết dọc với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm xuất khẩu. Trong liên kết, phải lựa chọn các hợp tác xã có tính tương đồng trong tổ chức sản xuất cùng một loại sản phẩm hoặc hợp tác xã cung ứng những sản phẩm, dịch vụ nhằm phục vụ tốt cho nhu cầu sản xuất của thành viên. Xu hướng liên kết sản xuất theo chuỗi chính là xu hướng mới trong tổ chức sản xuất quy mô lớn, hiện đại mà cả nước và thế giới đang thực hiện.

Mỗi địa phương trong tỉnh có đặc điểm ưu thế riêng về thổ nhưỡng, khí hậu cũng như cây trồng, vật ni, chính vì vậy việc thành lập các mơ hình hợp tác xã hoạt động với quy mô liên xã, liên huyện với những sản phẩm chủ lực của địa phương là một xu thế tất yếu mà các hợp tác xã cần hướng tới. Các hình thức kinh tế tập thể đã bước đầu thể hiện được vai trò liên kết hỗ trợ thành viên. Song kinh tế tập thể nói chung, kinh tế tập thể trong nơng nghiệp nói riêng, dự báo, bên cạnh những thuận lợi sẽ gặp nhiều khó khăn thách thức lớn như: quy mô của các hợp tác xã nơng nghiệp cịn nhỏ, hoạt động trong phạm vi hẹp, thiếu vốn để hoạt động, thiếu mặt bằng sản xuất, sản phẩm hàng hóa chưa phong phú, chất lượng chưa được nâng cao, sức cạnh tranh trên thị

trường thấp sẽ khó tồn tại trong nền kinh tế thị trường, khoa học công nghệ phát triển như vũ bão. Do đó, trong thời gian tới bên cạnh việc phát triển mở rộng các hình thức tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, việc mở rộng quy mô và tăng cường liên kết với các thành phần, tổ chức kinh tế khác của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã là rất quan trọng, cần được tập trung thực hiện để tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã không chỉ là cơ sở để hỗ trợ thành viên của mình mà cịn là nền tảng cho phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng địa phương, khu vực [47].

3.2. Quan điểm chỉ đạo về phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng thời gian tới

Quan điểm chính sách phát triển các hợp tác xã nông nghiệp nằm trong quan điểm phát triển kinh tế tập thể của Đảng. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Đảng ta khẳng định: “Tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt

động của Kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác xã; đẩy mạnh liên kết và hợp tác dựa trên quan hệ lợi ích, áp dụng phương thức quản lý tiên tiến, phù hợp với cơ chế thị trường. Nhà nước có cơ chế, chính sách hỗ trợ về tiếp cận nguồn vốn, đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ, hỗ trợ phát triển thị trường, tạo điều kiện phát triển kinh tế hợp tác xã trên cơ sở phát triển và phát huy vai trò của kinh tế hộ”.

Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng đã chỉ rõ quan điểm:

1. Vai trò của kinh tế tập thể, mà nịng cốt là hợp tác xã nơng nghiệp trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương và đất nước.

2. Phát triển kinh tế tập thể có ý nghĩa về kinh tế, văn hóa, xã hội, mơi trường, trật tự xã hội, nhất là ở nơng thơn.

3. Khuyến khích phát triển kinh tế tập thể nhanh và bền vững với nhiều hình thức liên kết, hợp tác đa dạng; xuất phát từ nhu cầu của người dân, tổ chức tham gia, phù hợp với điều kiện, đặc điểm, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương và của cả nước.

4. Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước đối với phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã; huy động lực lượng xã hội và nguồn lực trong và ngoài nước tham gia thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã.

5. Phát triển kinh tế tập thể phải phù hợp với chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã cam kết tham gia.

6. Phát triển kinh tế tập thể phải dựa trên nội lực của tổ chức là chính, Nhà nước hỗ trợ về mặt thể chế, cơ chế chính sách và một phần ngân sách nhằm tạo điều kiện cho kinh tế tập thể phát triển.

7. Ưu tiên phát triển tổ chức kinh tế tập thể gắn với chuỗi giá trị, tăng trưởng xanh, phát triển bền vững và có tác động lớn với thành viên, cộng đồng.

8. Đối với Liên minh Hợp tác xã tỉnh Cao Bằng trong những năm tới phải gắn với công tác đổi mới, phát triển hợp tác xã nông nghiệp, đặc biệt công tác tham mưu, phối hợp, chỉ đạo và công tác tư vấn, hỗ trợ thực hiện cơ chế, chính sách phát triển của các hợp tác xã nông nghiệp, tổ hợp tác,...

Những quan điểm, đường lối của Đảng là đúng đắn, sáng suốt, tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân tôi:

- Chính sách phát triển hợp tác xã nơng nghiệp trên cơ sở phát huy nội lực đi đôi với tranh thủ ngoại lực trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; - Tiếp tục củng cố, đổi mới hợp tác xã nông nghiệp cả về tổ chức, quản lý và hoạt động theo mơ hình hợp tác xã nơng nghiệp kiểu mới, tạo ra động lực mới trong từng hợp tác xã nông nghiệp;

- Đổi mới tổ chức quản lý hợp tác xã nông nghiệp theo hướng chuyển mạnh hoạt động sang hạch toán kinh doanh với hai mục tiêu: đem lại lợi ích cho thành viên và khơng ngừng tích lũy cho kinh tế tập thể.

3.3. Mục tiêu chính sách phát triển hợp tác xã nơng nghiệp tại tỉnh Cao Bằng

3.3.1. Mục tiêu tổng quát

- Tiếp tục củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, nhất là đối với hợp tác xã nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới và tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

- Xây dựng và phát triển mơ hình kinh tế tập thể, HTX nhanh và bền vững; phát huy hiệu quả trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế và cải thiện đời sống thành viên; phát triển thành viên thông qua thu hút ngày càng nhiều nhân dân, hộ kinh tế cá thể và tổ chức tham gia.

- Phát triển kinh tế tập thể cả chiều rộng và chiều sâu, trong đó đặc biệt chú trọng đến nâng cao chất lượng hoạt động, hỗ trợ thành viên thông qua việc nâng cao nhận thức của người dân về kinh tế tập thể, HTX; đồng thời tăng cường năng lực của các tổ chức kinh tế tập thể để phát huy hơn nữa vai trò liên kết, hợp tác, hỗ trợ thành viên và cộng đồng khu vực; tăng cường năng lực cạnh tranh của kinh tế hộ gia đình đặc biệt là kinh tế hộ nông dân và

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP (Trang 73 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)