Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu QUYỀN CỦA NGƯỜI BÀO CHỮA TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ (Trang 50 - 54)

- Nghĩa vụ của người bào chữa:

2.2.1. Những kết quả đạt được

Khi xây dựng pháp luật về TTHS, nhà nước ta luôn chú trọng đến việc bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; đảm bảo cho bị cáo thực hiện đầy đủ quyền bào chữa của mình và quyền bào chữa của bị cáo đã được ghi nhận trong Hiến pháp 2013 và được cụ thể hóa trong BLTTHS năm 2015. Trong thực tế, việc thực hiện quyền bào chữa của bị cáo và người bào chữa đã được Nhà nước quan tâm và cơ bản đảm bảo thực hiện.

Bộ Luật TTHS năm 2015 đã quy định bị cáo có quyền bào chữa hoặc nhờ NBC đã góp phần khơng nhỏ vào việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo, giúp CQTHTT, người THTT giải quyết các vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, hạn chế việc tại phiên tòa HĐXX chỉ chú ý đến chứng cứ buộc tội mà không xem xét chứng cứ gỡ tội cho bị cáo. Từ đó đã cơ bản hạn chế việc vi phạm pháp luật tố tụng hình sự, đảm bảo tính khách quan, q trình xét xử của TA được thực hiện đúng quy định của pháp luật, xử lý đúng người, đúng tội, không làm oan người vô tội, chất lượng hoạt động TTHS được nâng cao. Nhờ vậy mà các CQTHTT, người THTT được nhân dân tin tưởng, góp phần đẩy nhanh tiến độ cải cách nền tư pháp theo chủ trương của Đảng và Nhà nước. Trong hoạt động TTHS, các CQTHTT cũng ngày càng xem trọng hơn về quyền bào chữa, ngoài việc tạo điều kiện cho bị cáo thực hiện quyền của họ còn giúp cho các CQTHTT ngày càng hồn thiện mình hơn.

Các chủ thể quá trình thực hiện quyền bào chữa thì họ ngày càng nắm vững về pháp luật, nhận thức sâu được việc tự bảo vệ mình và bảo vệ sự thật, khách quan đảm bảo vụ án được giải quyết đúng theo quy định, tất cả các quyền được thực hiện theo quy định. Đặc biệt là các bị cáo cũng đã biết bản thân mình bị yếu thế nên rất cần sự giúp đỡ thông qua quyền bào chữa. Do vậy để tự bảo vệ tốt cho chính mình, họ tìm hiểu kỹ các quyền và nghĩa vụ mà pháp luật cho phép, từ đó có phương án bào chữa cho chính mình. Khi có điều kiện thì đa số họ tìm người để bào chữa cho họ. Thời gian gần đây, người bào chữa tham gia bào chữa nhiều hơn là do bị can, bị cáo hoặc gia đình của họ chủ động mời người bào chữa. Có thể thấy về trình độ, năng lực của NBC được nâng lên tạo được sự tin tưởng cho nhân dân và nhận thức của bị cáo cũng tiến bộ hơn.

Trong các vụ án có sự tham gia của NBC trong những năm gần đây được đánh giá tốt về chất lượng dẫn đến vai trị và vị trí của NBC ngày càng được nâng cao. Sự tham gia của NBC ngày càng tích cực, đã thu thập những tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ án để đưa những lập luận đầy sức thuyết phục tại các phiên tòa giúp cho bị cáo rất nhiều về mặt pháp lý. Từ đó, bị cáo được xét xử khách quan, đúng bản chất của vụ án, hành vi phạm tội, đảm bảo công bằng cho

bị cáo và còn giúp Tòa án xét xử đúng quy định của pháp luật, tránh bị oan, sai. Vì vậy, cũng nhiều bị cáo được giảm nhẹ TNHS, giảm nhẹ hình phạt do NBC ra sức bảo vệ, ra sức tìm kiếm các tình tiết giảm nhẹ TNHS, có rất nhiều vụ án nhờ có sự tham gia của NBC mà nhiều người bị oan, sai đã được giải oan.

Người bị buộc tội có quyền rất cơ bản là bào chữa và đặc biệt là quyền được nhờ người khác bào chữa vì họ là người yếu thế về pháp lý. Tuy nhiên quyền này của người bị buộc tội ở nhiều nơi bị xâm phạm nghiêm trọng, người bị buộc tội ít biết về quyền này nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến bản thân họ trong q trình tố tụng. Đó là khó khăn chung của người bị buộc tội, cũng như NBC, trên địa bàn thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh cũng gặp vấn đề khó khăn chung như thế. Tuy nhiên, NBC cần phải tìm ra giải pháp, giải quyết khó khăn để thực hiện quyền bào chữa trong quá trình THTT, đặc biệt là giai đoạn xét xử sơ thẩm VAHS, nhằm đảm bảo quyền cho bị cáo.

Tây Ninh là một tỉnh thuộc khu vực miền Đơng Nam Bộ, nằm ở vị trí cầu nối giữa thành phố Hồ Chí Minh và thủ đơ Phnơm Pênh vương quốc Campuchia và là một trong những tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, có diện tích tự nhiên 4.045km2, dân số khoảng 1,2 triệu người. Tỉnh Tây Ninh có 01 thành phố, 02 thị xã và 06 huyện, đó là: thành phố Tây Ninh; các thị xã Trảng Bàng và Hòa Thành; các huyện: Tân Châu, Tân Biên, Châu Thành, Bến Cầu, Gò Dầu và Dương Minh Châu. Với địa giới hành chính của tỉnh như vậy nên trên địa bàn tỉnh Tây Ninh có TAND tỉnh Tây Ninh và 06 TAND huyện, 02 TAND thị xã, 01 TAND thành phố trực thuộc.

Đoàn luật sư tỉnh Tây Ninh hiện có 60 luật sư và 45 người tập sự hành nghề luật sư; trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Tây Ninh thuộc Sở Tư pháp tỉnh Tây Ninh có 26 trợ giúp viên pháp lý. Như vậy, tỷ lệ người bào chữa là luật sư, trợ giúp viên pháp lý bình qn so với dân số tồn tỉnh chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Với số lượng còn mỏng nhưng trong thời gian qua, đội ngũ luật sư của tỉnh Tây Ninh vẫn đảm bảo thực hiện tốt chức năng bào chữa của mình do khách hàng yêu cầu và trưng cầu của các cơ quan tiến hành tố tụng trên địa bàn tỉnh. Thực hiện Nghị quyết số: 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến

lược cải cách tư pháp đến năm 2020; ngày 01/7/2008, Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành Quyết định số: 1422/QĐ-UBND về phê duyệt: “Đề án phát triển

đội ngũ luật sư tỉnh Tây Ninh đến năm 2020”. Như vậy theo đánh giá vào năm

2020, địa bàn tỉnh Tây Ninh cần có ít nhất là khoảng 100 luật sư mới đáp ứng tiến trình cải cách tư pháp ở nước ta.

Căn cứ số liệu do Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Tây Ninh cung cấp: Qua 5 năm thực hiện cơng tác trợ giúp pháp lý về hình sự từ năm 2015 đến 2019 theo quy định của Luật trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh thực hiện được: 523 vụ; Theo số liệu báo cáo của Đoàn luật sư tỉnh Tây Ninh từ 2015 đến 2019, tổng số vụ án luật sư tham gia tố tụng trong giai đoạn xét xử sơ thẩm VAHS là: 478 vụ. Số liệu này cũng tương đối phù hợp với số liệu báo cáo trong 05 năm hoạt động của ngành Tòa án trên địa bàn thành phố Tây Ninh cùng thời điểm. Trong 05 năm (2015 – 2019), TA thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh, giải quyết 918 VAHS, số vụ án có người bào chữa là 203 vụ, trong đó có 126 vụ do chỉ định, thể hiện cụ thể theo bảng dưới đây:

Số liệu VAHS sự sơ thẩm có NBC tham gia ở thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh từ năm 2015 – năm 2019:

Năm Số vụ án xét xử sơ thẩm (vụ) Số vụ án có người bào chữa (vụ) Do chỉ định (vụ) Tỷ lệ (%) 2015 158 37 23 23,41 2016 177 39 23 22,03 2017 188 41 24 21,80 2018 197 44 27 22,33 2019 198 42 29 21,21 5 năm 918 203 126 22,11

(Nguồn: Đoàn luật sư tỉnh Tây Ninh).

Có nhiều người bị buộc tội nhưng vì những lý do khách quan khác nhau mà họ thường chọn cách tự mình thực hiện quyền bào chữa chứ không nhờ người khác bào chữa cho mình. Theo số liệu thống kê nêu trên thể hiện trong thời gian vừa qua số vụ án mà bị cáo thực hiện quyền bào chữa của mình bằng

hình thức tự bào chữa chiếm gần 80% so với tổng số vụ án mà TA thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh đã xét xử. Số vụ án có người bào chữa tham gia chiếm tỉ lệ không cao. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị cáo khơng nhờ người khác bào chữa cho mình rất đa dạng, cụ thể :

Thứ nhất: Người bị buộc tội cũng như gia đình của họ chưa am hiểu hiểu

sâu về pháp luật TTHS, cũng như vai trò quan trọng của NBC đối với họ và cũng không quan tâm đến việc nhờ NBC.

Thứ hai: Cũng có nhiều trường hợp người bị buộc tội hoặc gia đình của

họ khơng muốn mời NBC vì kinh tế khó khăn hoặc sợ phải tốn chi phí nhiều.

Thứ ba: Cũng có trường hợp người bị buộc tội nhận thức về pháp luật

thấp, thập chí có nhiều người khơng đọc chữ được nên họ hồn tồn khơng hiểu được mình có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình trong các giai đoạn TTHS nên vơ tình họ đã tự đánh mất quyền rất quan trọng này.

Một phần của tài liệu QUYỀN CỦA NGƯỜI BÀO CHỮA TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)