2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm sát khám nghiệm hiện trường các
2.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật/hướng dẫn áp dụng pháp luật về kiểm sát
vụ án tai nạn giao thông
2.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật/hướng dẫn áp dụng pháp luật về kiểm sát khám nghiệm hiện trường các vụ án tai nạn giao thông kiểm sát khám nghiệm hiện trường các vụ án tai nạn giao thơng
2.2.1.1. Hồn thiện quy định của Bộ luật tố tụng hình sự
BLTTHS năm 2015, được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thông qua ngày 27 tháng 11 năm 2015. Bộ luật này gồm có 510 điều, chia thành 36 chương, 09 phần. Trong đó, các quy định có liên quan trực tiếp đến hoạt động KNHT.
Nội dung của các điều luật này có nhiều điểm mới so với những quy định về hoạt động KNHT trong BLTTHS năm 2003, cụ thể như sau:
Một là, mở rộng và quy định cụ thể các chủ thể được phép tổ chức và tiến hành hoạt động KNHT. Cụ thể, ĐTV được phân cơng điều tra vụ án hình sự hoặc cấp trưởng, cấp phó, cán bộ điều tra của các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có quyền trực tiếp tổ chức và chỉ đạo hoạt động KNHT.
BLTTHS năm 2003 chỉ ghi nhận thẩm quyền tiến hành hoạt động KNHT các vụ việc mang tính hình sự thuộc về ĐTV được phân cơng điều tra vụ án hình sự tại điểm d, khoản 01 Điều 35, ngồi ra khơng quy định cơ quan nào khác được tiến hành hoạt động này. Trong khi đó, Luật Tổ chức điều tra hình sự năm 2015 tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39 lại quy định các cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra ban đầu, trong quá trình điều tra được phép tiến hành hoạt động KNHT. Điều này tạo nên sự mâu thuẫn về nội dung quy định giữa hai văn bản pháp lý, đồng thời cũng gây ra những khó khăn trong việc áp dụng hai văn bản pháp lý này vào thực tế hoạt động KNHT phục vụ quá trình.
tiến hành hoạt động KNHT; đồng thời, tạo cơ sở pháp lý và điều kiện thuận lợi để các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn trong quá trình điều tra, BLTTHS năm 2015 đã mở rộng, quy định cụ thể hơn về thẩm quyền tiến hành hoạt động KNHT tại 03 điều luật gồm Điều 37, 39, 40. Ngoài ra, tại khoản 1 Điều 42 cũng khẳng định quyền kiểm sát hoạt động KNHT thuộc về KSV được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự; việc quy định nội dung này đảm bảo cho hoạt động KNHT được thực hiện theo đúng trình tự quy định của Bộ luật.
Theo đó, những người có thẩm quyền trực tiếp tổ chức và chỉ đạo, tiến hành hoạt động KNHT bao gồm: ĐTV được phân công tiến hành hoạt động khởi tố, điều tra vụ án hình sự; cấp trưởng, cấp phó, cán bộ điều tra của các cơ quan của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; cấp trưởng, cấp phó, cán bộ điều tra của các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
Tuy nhiên, việc mở rộng chủ thể người có thẩm quyền trực tiếp tổ chức và chỉ đạo, tiến hành hoạt động KNHT như vậy lại xảy ra mâu thuẫn với quy định tại Điều 201 Bộ luật TTHS: “Trước khi tiến hành KNHT, ĐTV phải thông báo cho VKS cùng cấp biết về thời gian, địa điểm tiến hành khám nghiệm để cử Kiểm sát viên kiểm sát khám nghiệm hiện trường. KSV phải có mặt để kiểm sát việc KNHT
Theo đó, HĐKN do ĐTV chủ trì mời và KSV cũng dc ĐTV thơng báo tham gia kiểm sát khám nghiệm. Nếu cấp trưởng, cấp phó, cán bộ điều tra của các cơ quan của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; cấp trưởng, cấp phó, cán bộ điều tra của các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trực tiếp tổ chức và chỉ đạo, tiến hành hoạt động KNHT thì có phải thơng báo cho VKS để cử KSV kiểm sát việc khám nghiệm khơng, nếu khơng có VKS tham gia thì kết quả khám nghiệm trên có đảm bảo thủ tục luật định hay không? Bởi lẽ, theo quy định về việc sự có sự tham gia của VKS để kiểm sát việc KNHT: "KSV phải có mặt để kiểm sát việc KNHT", do vậy nếu việc tiến hành khám nghiệm mà khơng có sự giám sát của Cơ quan VKS thì có phải thuộc trường hợp vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng khơng, tồn bộ
chứng cứ thu thập được có đảm bảo đúng trình tự, thủ tục luật định không.
Bởi lẽ theo quy định tại Quy chế công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố (Ban hành kèm theo Quyết định số 111/QĐ-VKSTC ngày 17/4/2020 của Viện trưởng VKSND tối cao) cụ thể tại Điều 27. Trách nhiệm của VKS khi thực hành quyền công tố, kiểm sát việc KNHT: “Khi nhận được thông
báo của Cơ quan có thẩm quyền điều tra, lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện phải cử KSV thực hành quyền công tố, kiểm sát việc KNHT, khám nghiệm tử thi đối với tất cả các vụ việc mà Cơ quan có thẩm quyền điều tra tiến hành khám nghiệm theo quy định của pháp luật”.
Đề nghị sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 201 BLTTHS để ràng buộc trách nhiệm của VKS đối với công tác kiểm sát điều tra tại hiện trường chặt chẽ hơn, như sau: “KNHT có thể tiến hành trước khi khởi tố vụ án hình sự. Trong mọi trường hợp, trước khi tiến hành khám nghiệm, ĐTV cũng như những Cán bộ khám nghiệm thuộc các Cơ quan có thẩm quyền điều tra tiến hành khám nghiệm phải thông báo cho VKS cùng cấp biết và KSV phải có mặt để kiểm sát việc KNHT, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 41 và Điều 42 Bộ luật này”.
Hiện nay, khơng có một điều luật nào quy định tập trung về thẩm quyền KNHT mà quy định này thể hiện không tập trung nằm rải rác ở: BLTTHS tại Điều 37, 39, 40; Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự 2015; Quy trình điều tra, giải quyết TNGT đường bộ. Như vậy, cần quy định cụ thể trong một Điều luật của BLTTHS, Cụ thể kiến nghị bổ sung điều luật cụ thể như sau:
Điều luật mới. Thẩm quyền KNHT
“Thẩm quyền tiến hành công tác KNHT thuộc về Cơ quan CSĐT, VKS và các Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định tại Điều 9 Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự được phép tổ chức và KNHT theo sự phân cấp về thụ lý các loại án hình sự”.
2.2.1.2. Hồn thiện quy chế phối hợp, phương pháp lãnh đạo điều hành của Viện kiểm sát các địa phương và Cơ quan điều tra cũng như các cơ quan khác được giao tiến hành một số hoạt động điều tra.
Nhận thấy quan hệ phối hợp giữa giữa VKS với Cơ quan CSĐT và các cơ quan khác được giao tiến hành một số hoạt động điều tra là mối quan hệ phát sinh trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan theo luật định, để hỗ
trợ lẫn nhau cùng giải quyết vụ việc được chính xác, khách quan và tồn diện.
Xây dựng Quy chế phối hợp giữa VKS với Cơ quan CSĐT và các cơ quan khác được giao tiến hành một số hoạt động điều tra nhằm quy định trách nhiệm và quyền hạn cụ thể của các cơ quan trong việc phối hợp với nhau KNHT, khám nghiệm tử thi để đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật, nâng cao chất lượng công tác khám nghiệm, thông qua phối hợp để kiến nghị khắc phục sai sót vi phạm và xây dựng kế hoạch phòng ngừa nhằm làm giảm thiểu TNGT.
Trong cơ chế phối hợp cần xác định cụ thể, rõ ràng những vấn đề sau: Nội dung, hình thức phối hợp; chủ thể trong quan hệ phối hợp; nhiệm vụ của các chủ thể quan hệ phối hợp; trách nhiệm pháp lý của các bên khi không thực hện đúng hoặc thực hiện đầy đủ yêu cầu và nhiệm vụ trong quan hệ phối hợp; vai trò lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện quan hệ phối hợp… Chỉ khi có cơ chế phối hợp cụ thể như vậy mới tạo ra được cơ sở pháp lý và sự đồng bộ, thống nhất tập trung huy động kịp thời lực lượng và phương tiện phục vụ cho hoạt động KNHT đạt được hiệu quả cao.
Để khắc phục những tồn tại của sự phối hợp trong thời gian qua, nhận thấy cần xây dựng được quy chế làm việc cũng như quy chế về sự phối hợp hoạt động giữa VKSND các địa phương và Cơ quan điều tra cũng như các Cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra dựa trên Thông tư liên tịch quy định về phối hợp giữa cơ quan điều tra và VKS trong việc thực hiện một số quy định của BLTTHS số: 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP ngày 19 tháng 10 năm 2018 của Viện KSND Tối cao, Bộ cơng an, Bộ quốc phịng. Khi xây dựng Quy chế phối hợp cần chú ý quy định rõ trách nhiệm của từng lực lượng trên từng địa bàn cụ thể, từng công việc cụ thể để chấm dứt tình trạng phối hợp thiếu chặt chẽ, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, thiếu hợp tác, từ chối quan hệ phối hợp khơng có lý do chính đáng.
Quy chế phối hợp cần xác định rõ một số nội dung sau: + Quy định về nội dung phối hợp và lực lượng phối hợp. + Quy định về phương pháp phối hợp.
+ Quy định về thời gian thực hiện yêu cầu phối hợp.
+ Quy định về trách nhiệm của cơ quan được yêu cầu phối hợp trong việc đảm bảo phương tiện cho hoạt động phối hợp.
Quy chế này thay thế các quy định từ trước đến nay, nhằm thống nhất quan điểm chỉ đạo và thực hiện mối quan hệ phối hợp trong công tác điều tra án TNGT nói chung và hoạt động KNHT TNGT nói riêng. Đây là vấn đề cần thiết để giải quyết những vướng mắc trong vận dụng thực hiện quy định về quan hệ phối hợp của các Cơ quan nhằm nâng cao hơn nữa tính hiệu quả trong công tác điều tra xử lý án TNGT hiện nay.